Câu Tục Ngữ “Giàu Vì Bạn, Sang Vì Vợ” Hay “Giàu Vì Bản, Sang Vì Vở”

Trong tiếng Việt, tồn tại câu tục ngữ “Giàu vì bạn, sang vì vợ” ai nghe thấy cũng đúng và có lý. Nhưng lại có người nói nguyên gốc của từ này phải là “Giàu vì bản, sang vì vở”

Sinh Nhật BNA VIỆT NAM

Cách giải thích thứ nhất “Giàu vì bạn, sang vì vợ”

Ở câu tục ngữ “giàu vì bạn, sang vì vợ”, ý nghĩa được toát là sự đúc kết một kinh nghiệm lâu đời về cách ứng xử của nguời con trai trước bạn bè và người vợ của mình. Bao giờ cũng vậy, hễ gặp bạn bè, dù nghèo khó thật, chàng vẫn tỏ ra giàu có và hào phóng. Còn đối với vợ, chàng tỏ ra mình là người sang trọng, có tài được nhiều người kính phục.

Một số người có cách hiểu khác về câu tục ngữ này. Theo họ, câu tục ngữ này ý nói: nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai mới trở nên giàu sang. Do vậy, chàng trai cần phải quý trọng bạn bè và vợ con. Sự tồn tại cả hai cách hiểu phổ biến đối với câu tục ngữ này có thể tìm thấy cách giải thích, ở cách hiểu từ vì. Ở cách hiểu thứ nhất, vì được hiểu trong nghĩa mục đích; còn ở cách hiểu thứ hai, vì được hiểu theo nghĩa nguyên nhân.

Gia đình Beckham

Cách giải thích thứ hai “Giàu vì bản, sang vì vở”

Nhưng có lẽ cuộc đời người đàn ông cũng giống như việc căng buồm đem thuyền ra biển lớn. Trời yên biển lặng thì không sao, nhưng nếu mưa bão thét gào, cuồng giông điên loạn thì những mọi bản đồ, bản năng tầm thường, mọi đường lối hay sách vở bấy lâu cũng đều trở nên vô nghĩa. Lúc ấy, muốn vượt qua chỉ còn biết dựa vào BẢN lĩnh thực sự mà thôi.

Tôi cũng rất may mắn là có cơ duyên tôi đã được nghe một sư phụ dạy võ là thầy Lương Phúc Bình có nói với tôi một câu rằng, cháu ơi “Giàu vì bản, sang vì vở” không phải là “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Người ta cứ nói truyền tai nhau qua nhiều thế hệ, qua nhiều đời, câu này đã bị tam sao thất bản mất rồi.

Từ BẢN ở đây được hiểu là bản lĩnh của người đàn ông, người đàn ông có bản lĩnh cao cường sẽ chơi, sẽ kết bạn được những người bạn cùng quan điểm, cùng đạo với mình, hay cùng đường lối với mình vì họ có bản lĩnh cao nên họ sẽ sàng lọc được chúng bạn, sẽ biết bạn nào là tốt bạn nào là xấu, để chơi, để kết bạn làm ăn. Người xưa vẫn nói câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Nếu theo cách hiểu này thì BẢN sẽ được hình tượng là tập xác định lớn chứa tập xác định nhỏ là BẠN, ví dụ như BẢN là cái mâm ăn cơm thì BẠN là cái bát, cái chén hay cái đĩa bị chứa trong cái mâm, hay bị bao trọn bởi cái mâm.

Mâm cơm gia đình ngày tết

Sang vì VỞ ở đây được hiểu là sự học hành, nếu người đàn ông có học thức sẽ làm cho họ sang trọng khi giao du với bạn bè, khi gặp đối tác làm ăn, đối nội đối ngoại, ví dụ như nếu giả sử tiếp khách vào nhà hàng ăn đồ Âu (đồ Tây) nếu không được học cách ăn dĩa, thìa thì làm sao ăn được đồ Tây, nếu như không được học vì hàng ngày chúng ta chỉ ăn đồ ăn Á nghĩa là cầm đũa gắp thức ăn vào bát.

Và khi người đàn ông có học thức cao, học rộng họ sẽ biết cách chọn được những người vợ tốt, phù hợp với chính bản thân họ và sẽ đáp ứng được những chuẩn mực của một người vợ tốt, thể hiện ở đức tính vốn có: “Công - Dung - Ngôn - Hạnh”.

Vợ chồng Beckham

Cho nên nếu hiểu theo cách này thì VỞ sẽ là tập xác định lớn hơn chứa tập xác định là VỢ, và ví VỞ như cái mâm thì VỢ cũng được ví như cái bát, cái chén, cái đĩa nằm trong cái mâm đó, và bị cái mâm đó chứa bên trong, bao trùm lên.

* Sau khi được đọc về cách giải thích thứ nhất và được nghe về cách giải thích thứ hai. Áp dụng vào cuộc đời của chính tôi, thì tôi thấy năm 2012 tôi bị chính những người bạn của tôi lừa, dẫn đến phá sản. Phải chăng vào thời điểm đó là tôi chưa có BẢN lĩnh để chọn bạn mà chơi chăng?

Với kiến thức và sự hiểu biết của mỗi người sẽ có cách giải thích khác nhau, cách hiểu khác nhau và với sự hiểu biết như vậy vẫn đúng chứ không sai.

* Ví dụ: Nếu chúng ta ra một bài toán cho các cháu học sinh lớp 3 là 1 - 2 = ?

- Thì chắc chắn các cháu là nói sai, ra đề sai, không tính được.

- Nhưng với người lớn chúng ta sẽ biết là kết quả là âm 1.

- Thế thì đứng dưới góc nhìn (chiều kích), sự hiểu biết và kiến thức của các cháu là không ra kết quả, sai đề bài hay không tính được là vẫn đúng chứ không sai, còn với góc nhìn của chúng ta thì sẽ cho kết quả là âm 1 là đúng.

Số 6 và số 9

Cho nên câu chuyện mọi người vẫn có thể cãi nhau khi đứng dưới góc nhìn của mình đó là có người nói 9 chia 3 = 3, nhưng 9 chia 3 = 2. Vì lúc đó có người nhìn chiều này thì là số 9, còn người nhìn chiều ngược lại thì lại là số 6 mất rồi.

Trên đây là 2 cách giải thích khác nhau, mục đích tôi đưa ra muốn bạn đọc tham khảo để có thể thay đổi tư duy, thay đổi góc nhìn khi nhìn về một vấn đề gì đó.

——

Anh chị có nhu cầu Tư vấn Phong thủy - Thiết kế công năng - Xây dựng nhà trọn gói. Xin vui lòng liên hệ Công ty HOA PHƯỢNG.

HOA PHƯỢNG GROUP không chỉ xây nhà mà còn xây nhà hợp PHONG THUỶ!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN HOA PHƯỢNG.

XÂY DỰNG

TỔ YÊU

ẤM THƯƠNG

* Tầng 5 Toà nhà G18 Hải Long, 97 Bạch Đằng, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

* Hotline 0988.318.318 - (0225)6.58.58.58

* Website: https://hoaphuonggroup.vn/

* ThS Nguyễn Ánh Ngọc - Tổng Giám đốc/Thạc sỹ CNTT, Chuyên gia Phong thuỷ.

- Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100008264769991

- Fanpage #ChuyengiaTuvanDinhhuong

- Group "CÂN BẰNG THÂN TÂM": https://www.facebook.com/groups/625887019131277

“Cho đi là còn mãi - Giving never loses”

- Website: http://nguyenanhngoc.vn/

* Một số bài viết tham khảo:

1. Đạo con đường không lối: http://nguyenanhngoc.vn/dao-con-duong-khong-loi/bv/34

2. Phiến luận về Chuyên gia: http://nguyenanhngoc.vn/phien-luan-ve-chuyen-gia/bv/40

3. Phân tích câu nói của Bác Hồ: http://nguyenanhngoc.vn/phan-tich-cau-noi-cua-bac-ho/bv/41

4. Giác ngộ: http://nguyenanhngoc.vn/giac-ngo/bv/45

5. Câu tục ngữ “Giàu vì bạn, sang vì vợ” liệu có bị đọc sai phải chăng nguyên gốc của nó là “Giàu vì bản, sang vì vở”: http://nguyenanhngoc.vn/cau-tuc-ngu-giau-vi-ban-sang-vi-vo-lieu-co-bi-doc-sai-phai-chang-nguyen-goc-cua-no-la-giau-vi-ban-sang-vi-vo-/bv/50

Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!

Từ khóa » Chồng Sang Vì Vợ