Cầu Vồng Là Gì? Vì Sao Lại Có Cầu Vồng?
Có thể bạn quan tâm
Cầu vồng là một trong những hiện tự nhiên đẹp nhất mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát sau những cơn mưa lớn vào ban ngày.
Nội dung chính
- 1. Cầu vồng là gì?
- 2. Tại sao lại có cầu vồng
1. Cầu vồng là gì?
Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2… Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.
Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn.
2. Tại sao lại có cầu vồng
Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.
Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.
Khúc xạ ánh sáng
Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.
Và do đó, cầu vồng không phải duy nhất, khi nhìn ở một địa điểm khác chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác.
Từ khóa » Cầu Vồng Còn Gọi Là Gì
-
Cầu Vồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải đáp Thắc Mắc: Cầu Vồng Là Hiện Tượng Vật Lý Gì? - Psb
-
Cầu Vồng Là Gì? Xuất Hiện Khi Nào? 7 Sắc Cầu Vồng Gồm Những Màu ...
-
Cầu Vòng Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
"cầu Vồng" Là Gì? Nghĩa Của Từ Cầu Vồng Trong Tiếng Việt. Từ điển ...
-
Hiện Tượng Cầu Vồng Là Gì? Nguyên Nhân Hiện Tượng Cầu Vồng
-
Giải Thích Hiện Tượng Cầu Vồng
-
Nhìn Thấy Cầu Vồng Là điềm Gì, Tốt Hay Xấu?
-
Cầu Vồng Lửa Là Gì? Phân Biệt Cầu Vồng Lửa Và Mây Ngũ Sắc
-
Giải đáp Thắc Mắc: Cầu Vồng Là Hiện Tượng Vật Lý Gì? - TTMN
-
Cầu Vồng Và Những điều Thú Vị Xung Quanh Nó Mà Bạn Chưa Biết
-
Những Hiện Tượng Cầu Vồng Thú Vị Và Tuyệt đẹp
-
Cầu Vồng Có Mấy Màu? - Luật Hoàng Phi
-
Cầu Vồng Là Hiện Tượng Vật Lý Gì? Vì Sao Có Cầu Vồng