Cây Bá Bệnh Và Những Công Dụng đối Với Sức Khỏe

Cây bá bệnh có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm khớp, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, Gout…Việc nắm rõ thông tin về loại thảo dược này, giúp người bệnh sử dụng an toàn và hiệu quả nhất.

Mục lục

  • 1 Cây bá bệnh – đặc điểm chung
    • 1.1 Cây Bá bệnh được trồng ở trồng ở đâu?
    • 1.2 Đặc điểm thực vật của cây Bá bệnh
    • 1.3 Thành phần hóa học cây bá bệnh
  • 2 Công dụng của cây Bá bệnh
    • 2.1 Công dụng Đông y của cây bá bệnh 
    • 2.2 Công dụng của cây Bá bệnh theo Tây y
    • 2.3 Cây Bá bệnh giúp tăng cường sinh lý nam giới
    • 2.4 Cây bá bệnh hỗ trợ điều trị viêm gan virus
    • 2.5 Cây bá bệnh hỗ trợ điều trị bệnh Gout 
    • 2.6 Cây bá bệnh hỗ trợ điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa
  • 3 Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Bá bệnh
    • 3.1 Bài thuốc số 1: Cây bá bệnh chữa tắc kinh, đau bụng kinh
    • 3.2 Bài thuốc số 2: Cây bá bệnh chữa chướng hơi, đầy bụng, đau bụng, khó tiêu
    • 3.3 Bài thuốc số 3: Chữa bệnh ghẻ, lở ngứa và chàm ở trẻ em
    • 3.4 Bài thuốc số 4:  Chữa bệnh Gout
    • 3.5 Bài thuốc số 5: Cây bá bệnh chữa viêm gan
  • 4 Những lưu ý khi sử dụng cây bá bệnh để đạt hiệu quả
    • 4.1 Cây Bá bệnh nên sử dụng dạng nào là tốt nhất?
    • 4.2 Sử dụng cây Bá bệnh gây tác dụng phụ như thế nào?
    • 4.3 Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây bá bệnh

cay_ba_benh

Cây bá bệnh – đặc điểm chung

Cây bá bệnh hay còn gọi là cây bách bệnh là loại cây mọc dại ở nhiều vùng núi các nước Đông Nam Á. Cây này hiện nay được dùng làm thuốc thảo dược và có đưa vào trong một số sản phẩm lưu hành trên thị trường.

Cây Bá bệnh được trồng ở trồng ở đâu?

Cây Bá bệnh còn có tên gọi khác là cây mật nhân, bách bệnh, sâm Tongkat ali (Malaysia), hậu phác nam, nho nan (dân tộc Tày)  tên khoa học là Eurycoma longifolia, họ Thanh thất (Simaroubaceae).

Cây bá bệnh phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Malaysia ( cây Tongkat Ali), Indonesia, Thái Lan, Lào và Ấn Độ. Tại Việt Nam, cây  bá bệnh phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, mọc ở vùng núi đá vôi Quảng Ninh nhưng nhiều nhất ở  miền Trung và Tây Nguyên. 

Đặc điểm thực vật của cây Bá bệnh

Cây bá bệnh có thân cao 2 – 8m, lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc.

– Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn.

– Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu.

– Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Cây ra hoa quả từ tháng 3 đến tháng 11. 

Thành phần hóa học cây bá bệnh

 Bộ phận dùng: bộ phần dùng chủ yếu của cây bá bệnh: rễ, thân, lá, hoa, hạt… Thành phần hóa học của cây Bá bệnh có chứa các hoạt chất: các quassinoid, triterpenoid, alcaloid… 

Quassinoid là hoạt chất có tác dụng ức chế viêm, chống virus, ký sinh trùng sốt rét. Hợp chất alcaloid chống viêm in vitro (trong phòng thí nghiệm) và in vivo (trong thực tế đời sống). Thử nghiệm trên các đích sinh học phân tử, hai hợp chất có khả năng ức chế hiệu quả biểu hiện hai enzyme iNOS và COX-2  liên quan đến quá trình viêm ở nồng độ thử nghiệm từ 50-150 µg/mL.

Công dụng của cây Bá bệnh

Cây Bá bệnh được sử dụng lâu đời trong đông y với tác dụng lợi tiểu, lương huyết, thanh nhiệt. Tuy nhiên, gần đây loại cây này cũng được Tây y nghiên cứu ứng dụng.

Công dụng Đông y của cây bá bệnh 

Trong Đông y, cây bá bệnh có tác dụng lợi tiểu, lương huyết, thanh giải lý nhiệt, chuyên chủ trị các chứng: đau mỏi lưng, đi tiểu ra máu, chàm ở trẻ em,, chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, lá còn có tác dụng chữa lở ngứa, giải rượu và trị giun, quả chữa bệnh lỵ.  

Công dụng của cây Bá bệnh theo Tây y

Dựa trên thực nghiệm lâm sàng, cây bá bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: tăng cường sinh lý nam giới, bảo vệ gan, chữa bệnh Gout, hỗ trợ điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa, viêm khớp…

Cây Bá bệnh giúp tăng cường sinh lý nam giới

Yếu sinh lý là hiện tượng trong khi quan hệ, dương vật không thể cương cứng hoặc thời gian cương cứng được rất ngắn sau đó trở trạng thái như bình thường và không thể cương cứng trở lại được nữa. 

Yếu sinh lý thường khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, xấu hổ, có thể gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản của người bệnh, thậm chí có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

Bên cạnh các phương pháp điều trị, các thành phần trong cây bá bệnh có tác dụng tăng khả năng sinh lý, kích thích sự hưng phấn, duy trì trạng thái cương dương một cách tốt nhất.

Giúp hỗ trợ và điều trị bệnh rối loạn cương dương, suy giảm chức năng tình dục, khắc phục tình trạng xuất tinh sớm, tinh dịch kém, tinh trùng yếu.

Cay_ba_benh_tang_sinh_ly_nam_gioi
Cây Bá bệnh giúp tăng cường sinh lý ở nam giới

Cây bá bệnh hỗ trợ điều trị viêm gan virus

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể vừa có chức năng dự trữ, vừa hoạt động sản xuất và xử lý các chất độc hại. Gan có thể bị mắc nhiều loại bệnh như viêm gan virus A, B, C và D, suy gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ….

Trong cây bá bệnh có chứa thành quassinoid có tác dụng chống virus, làm chậm quá trình biến đổi của các tế báo gan bị tổn thương, hỗ trợ chức năng gan và phục hồi tế bào tổn thương khi bị viêm gan. Hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan, ngăn ngừa và phòng chống ung thư gan. 

Cây bá bệnh hỗ trợ điều trị bệnh Gout 

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp gây ra do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong máu. Đây là căn bệnh diễn tiến khá âm thầm, khởi phát đột ngột kèm theo những cơn đau nhức tại các khớp như ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, ngón tay, bàn tay…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout, trong đó chế độ ăn uống với những thực phẩm chứa nhiều chất purin thường dẫn đến lượng axit uric tăng cao, dễ khiến nhiều người mắc bệnh Gout.  

Cây bá bệnh có tác dụng dụng điều trị các chứng tê nhức chân tay, làm giảm sưng viêm, cải thiện rõ rệt tình trạng viêm sưng khớp ở người bị bệnh Gout.

Đồng thời giúp đào thải nhanh hàm lượng acid uric ra ngoài, giảm các cơn đau thường xuyên và kéo dài xảy ra ở nhiều khớp, tăng cường sức đề cho cơ thể nên rất thích hợp đối với những bệnh nhân mắc bệnh Gout.

Cây bá bệnh hỗ trợ điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý thường gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mang lại cảm giác vô cùng khó chịu. Cây bá bệnh có tác dụng điều trị các triệu chứng như: thường xuyên bị đau bụng, bụng bị đầy hơi, đi ngoài bị táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ… 

 Ngoài ra, cây bá bệnh còn có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về viêm khớp, tiểu đường, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới… 

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Bá bệnh

Thông thường cây Bá bệnh không được sử dụng riêng rẽ mà được phối hợp trong bài thuốc với một số vị thuốc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. 

Bài thuốc số 1: Cây bá bệnh chữa tắc kinh, đau bụng kinh

Nguyên liệu: 20g rễ bá bệnh  khô.

Cách  thực hiện: Cho vào ấm sắc với 1000ml nước, uống 1 lần/ ngày, sử dụng liên tục  trong 2 tuần sẽ thấy kết quả tốt. 

Bài thuốc số 2: Cây bá bệnh chữa chướng hơi, đầy bụng, đau bụng, khó tiêu

 Nguyên liệu:  rễ cây bá bệnh 50g, Củ sả, củ gấu, tiêu lốt: Mỗi vị 40g. Vỏ quýt, thổ hoắc hương, thổ cam thảo, dây mơ, nhân trần, dây rơm, xuyên phác: Mỗi vị 100g.

Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên tán thành bột, mỗi ngày uống 10g với nước ấm, ngày 2 lần.

Bài thuốc số 3: Chữa bệnh ghẻ, lở ngứa và chàm ở trẻ em

Nguyên liệu: 1 nắm lá bá bệnh

Cách thực hiện:  Cho  nắm lá bá bệnh vào xong nấu với 3 lít nước sau đó lấy nước đó tắm ở khu vực bị bệnh, hoặc kết hợp giã nát đắp lên khu vực bị  bệnh cho đến khi đã được chữa lành, khỏi. 

Bài thuốc số 4:  Chữa bệnh Gout

Nguyên liệu: rễ bá bệnh khô

Cách thực hiện: 

Dùng bá bệnh để sắc lấy nước uống

Cho khoảng 30g bá bệnh khô cho vào ấm sắc với khoảng 1500ml nước ( sắc nhỏ lửa) cho đến khi còn lại 800ml nước bắc ra uống, uống thay nước cho đến khi khỏi bệnh dừng lại. 

tra_cay_ba_benh
Dùng cây bá bệnh để sắc lấy nước uống chữa bệnh Gout

Đem bá bệnh ngâm rượu xoa bóp

Lấy khoảng 50g rễ bá bệnh đã phơi khô thái mỏng và sao vàng, kết hợp với 50g chuối hạt phơi khô. Tất cả đem trộn đều rồi ngâm cùng với 1 lít rượu trắng, ngâm trong vòng khoảng 1 tháng là có thể dùng. 

Dùng bột mật nhân pha uống

Vỏ thân và rễ của cây bá bệnh phơi khô đem sao vàng rồi tán thành bột mịn, dùng 10g với nước ấm để uống sau ăn, dùng cho đến khi khỏi bệnh dừng lại. 

Bài thuốc số 5: Cây bá bệnh chữa viêm gan

Nguyên liệu: bá bệnh khô 10g , cà gai leo khô 30g

Cách thực hiện: Cho hai nguyên liệu trên sắc với 1500 ml nước cho đến khi còn 1000ml nước đem ra uống, uống ngày 3 lần sau bữa ăn 20 phút. 

Những lưu ý khi sử dụng cây bá bệnh để đạt hiệu quả

Cây bá bệnh là một loại thảo dược có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh, để phát huy tác dụng của nguồn dược liệu này cần lưu ý một số vấn đề sau.

Cây Bá bệnh nên sử dụng dạng nào là tốt nhất?

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo để phát huy tác dụng của cây bá bệnh người bệnh nên sử dụng ở dạng khô, tán bột, ngâm rượu, viên nang dược liệu. Tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh có những liều lượng khác nhau.

Khi mua cây bá bệnh khô, mọi người nên tìm hiểu kỹ thông tin về chất lượng, tìm những cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc để mua, có giấy tờ chứng minh về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi bán sản phẩm không đúng chất lượng, do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Cay-ba-benh_benh_vn-1
Nên sử dụng cây bá bệnh ở dạng khô để đảm bảo an toàn, chất lượng khi chữa bệnh

Sử dụng cây Bá bệnh gây tác dụng phụ như thế nào?

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ cây bá bệnh, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: Buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, kích ứng da, hạ đường huyết. Ngộ độc dẫn đến ói mửa.

Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên dừng sử dụng và chỉ sử dụng trở lại khi các triệu chứng không còn. Cần tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu sử dụng lâu dài. 

Việc sử dụng cây bá bệnh ở dạng ngâm rượu người bệnh không nên dùng quá nhiều trong ngày, nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây bá bệnh

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng cây bá bệnh.

Không sử dụng cho trẻ em, việc sử dụng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

 Những người bị bệnh dạ dày, tim mạch hoặc các bệnh về nội tạng tuyệt đối không nên sử dụng cây bá bệnh. 

Cây bá bệnh là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được những thông tin cần thiết về loại thảo dược này trong quá trình sử dụng cũng như biết cách sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Chia sẻ

Từ khóa » Cây Trị Bách Bệnh