Cây Bạc Hà Có Tác Dụng Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc đơn Giản Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Nguồn gốc, đặc điểm cây Bạc Hà
Cây Bạc Hà có tên khoa học là Mentha, đây là loài thực vật vốn có nguồn gốc từ các nước khu vực châu Âu và Trung Đông. Sau này loài cây Bạc Hà dần trở nên phổ biến và xuất hiện trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bạc Hà là loài cây thân thảo, sống lâu năm, thân cây thường mọc bò dưới mặt đất, đôi khi mọc đứng, cây có mùi hương tỏa ra vô cùng dễ chịu và ngào ngạt.
Lá cây Bạc Hà có dạng hình trứng, mép lá khía đều chứ không trơn, lá cây có màu xanh lục, có chiều dài từ 5-10cm, rộng từ 2-5cm. Cây Bạc Hà có thể ra hoa, hoa của chúng thường có màu trắng, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp hoa Bạc Hà có màu hồng, hoặc tím. Loài thực vật này ưa ẩm và thích sinh trưởng dưới bóng râm của những loài thực vật khác.
Hình ảnh cây Bạc Hà
Người dân thường thu hoạch bạc hà về để làm rau thơm ăn kèm hoặc bào chế tinh dầu điều trị các chứng ho, cảm, sổ mũi,... Trong mỗi lá bạc hà lại có chứa một số hoạt chất quan trọng như: Đạm, chất béo, chất xơ, vitamin C, vitamin B, nước, cacbohydrat,... và một số khoáng chất thiết yếu.
Các loại cây Bạc Hà hiện nay
Bạn có biết rằng cây Bạc Hà có một vài anh em cùng họ và vô cùng phổ biến hiện nay trong việc làm các cây rau thơm ăn kèm với đồ ăn của con người hay không. Sau đây là một số loại cây Bạc Hà khác phổ biến trong tự nhiên:
1. Cây húng quế
Có tên khoa học là Ocimum basilicum L, là loài cây thân thảo, có mùi hương thơm đặc trưng. Lá cây có dạng hình trứng, mép lá có răng cưa, hoa có màu trắng và thường mọc thành chùm. Lá cây húng quế có vị cay nồng, mùi thơm nhẹ nhàng, có thể được dùng làm cây gia vị hoặc cây thuốc chữa bệnh cảm mạo, sổ mũi tương tự như cây bạc hà.
2. Cây húng lủi
Có tên khoa học là Mentha aquatica, có nguồn gốc từ châu Á và một số quốc gia châu Phi. Loài cây này mọc hoang và được người dân thu hoạch về để làm rau ăn hàng ngày. Ngoài ra chúng còn có thể được bào chế thành hương liệu làm đẹp hoặc thuốc xua đuổi côn trùng.
Cây húng lủi thuộc họ nhà cây Bạc Hà
3. Cây húng chanh
Cây húng chanh là loài thân thảo, có phần thân gần phía gốc hóa gỗ, lá cây dày dặn, mọc đối, mép lá có răng cưa. Cây có mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng của nhà Bạc Hà, nhưng lại có hình dạng và kích thước giống với lá chanh nên thường được gọi là húng chanh. Cây thường được thu hái để làm gia vị ăn kèm hoặc làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp.
4. Cây húng tây
Cây húng tây có tên khoa học là Sweet Basil, là loài thực vật có nguồn gốc từ Hy Lạp và một vài nước ở châu Âu. Lá cây có dạng trơn, hình bầu dục, có hương thơm ngào ngạt và thường được người dân dùng làm gia vị cho các món ăn địa phương.
Cây Bạc Hà có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Nhờ vào những dưỡng chất có trong lá cây Bạc Hà đã đề cập đến ở trên mà loài thực vật này có một số tác dụng đáng chú ý với sức khỏe con người như:
- Chữa viêm họng, làm the mát cổ họng
- Chữa đau đầu, nhức đầu lâu ngày
- Giúp tinh thần trở nên sảng khoái, thoải mái hơn khi làm việc
- Giúp chăm sóc và vệ sinh răng miệng, bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn và mùi hôi
- Giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng, ăn ngon ngủ kỹ
- Hỗ trợ điều trị một số căn bệnh ung thư có thể gặp phải...
Cách trồng cây Bạc Hà trong vườn nhà
1. Phương pháp trồng
Cây Bạc Hà chủ yếu được trồng thông qua phương pháp gieo hạt hoặc phương pháp giâm nhánh của cây khỏe mạnh. Thường thì người ta sẽ sử dụng phương pháp giâm nhánh của cây khỏe mạnh thay vì gieo hạt bởi hạt của cây Bạc Hà rất khó để hình thành, phải mất nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Bạn chỉ cần chọn phần nhánh cây bò trên mặt đất mà khỏe mạnh của cây để giâm xuống đất trồng. Tưới nước thường xuyên một thời gian là bạn sẽ thu được cây Bạc Hà khỏe mạnh.
2. Thời điểm trồng
Thời điểm lý tưởng để trồng cây Bạc Hà đó là vào đầu mùa Xuân. Tuy nhiên nếu bạn đang sinh sống tại những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt thì bạn có thể trồng cây vào cả mùa Thu nữa. Cây Bạc Hà có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau một thời gian ngắn là bạn có thể thu hoạch được chúng rồi.
Cây Bạc Hà có khả năng sinh trưởng rất tốt tùy theo điều kiện môi trường
3. Đất trồng
Cây Bạc Hà không hề kén đất trồng, bạn hãy sử dụng các loại đất mùn giàu dinh dưỡng và đảm bảo độ tơi xốp tốt khi trồng cây là được.
4. Nước tưới
Hãy duy trì tưới cây đều đặn ít nhất 1 lần/ngày để giúp cây Bạc Hà mau lớn và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra hãy đảm bảo đất trồng có đủ độ ẩm cần thiết cho sự sinh trưởng của cây, thay vì bạn tưới quá đẫm nước có thể khiến chết cây.
5. Ánh sáng
Cây Bạc Hà thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình, nếu ánh sáng Mặt Trời vào mùa hè quá mạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của cây, khiến cây khô héo và bị chết.
6. Cắt tỉa
Để cây Bạc Hà có thể khỏe mạnh và cho nhiều lá, bạn hãy thường xuyên loại bỏ cỏ dại và các cành lá bị khô héo ra khỏi thân cây. Nhờ đó mà cây có thể tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển của cành và lá khỏe mạnh khác.
5 loại hoa nở đẹp lại dễ trồng, để trong bóng râm lâu ngày vẫn phát triển tốt Một trong những loại cây hoa ưa bóng mát được nhiều người trồng trong nhà nhất là cây xương rồng. Bấm xem >>Từ khóa » Cây Bà Khà
-
28 Tác Dụng Của Cây Bạc Hà Khiến Nhiều Người Bất Ngờ
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Rau Bạc Hà
-
Tác Dụng Của Bạc Hà Trong Chữa Bệnh - Vinmec
-
Cách Chọn Bạc Hà, Cách Phân Biệt Bạc Hà Và Húng Lủi
-
Mỗi Sáng Dùng Vài Lá Bạc Hà Tươi, Sức Khỏe Bạn Sẽ Như Thế Nào?
-
Bạc Hà: 12 Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe Và Cách Dùng
-
Cây Bạc Hà: Tính Vị, Quy Kinh Và Cách Thực Hiện Một Số Bài Thuốc
-
10 Lợi ích Bất Ngờ Của Lá Bạc Hà - PLO
-
Cây Bá Bệnh (mật Nhân) – Thực Hư Công Dụng Chữa Yếu Sinh Lý Nam
-
Lá Bạc Hà Có Tác Dụng Gì? 7 Lợi ích Bạn Nên Biết! - Hello Bacsi
-
Cây Chùm Ngây Với Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời - Medlatec
-
[TOP 10] Cây Trồng Trong Nhà Vệ Sinh để Khử Mùi Hút Khí độc
-
Cây Ba Chẽ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương