Cây Bạch đàn Có đặc điểm Gì? Có Bao Nhiêu Loại Bạch đàn ở Nước Ta?

Bạn đang tìm hiểu về cây bạch đàn?

Công dụng và lợi ích cây bạch đàn?

Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản cây bạch đàn như thế nào?

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất. Hãy cùng Cừ Tràm Huy Hoàng tìm hiểu và để lại những đánh giá dưới bài viết nhé!

Mục lục

Toggle
  • Cây bạch đàn là cây gì?
  • Đặc điểm của cây bạch đàn
    • Đặc điểm hình thái cây bạch đàn
    • Đặc điểm sinh thái của cây bạch đàn
  • Công dụng của cây bạch đàn
    • Trong xây dựng
    • Công dụng cây bạch đàn trong đời sống
    • Trong y học
  • Phân bố của cây bạch đàn
  • Các loại cây bạch đàn
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn
    • Thời vụ trồng
    • Kỹ thuật trồng cây 
    • Quản lý rừng và ngăn ngừa sâu bệnh hại 
  • Khai thác và bảo quản cây bạch đàn

Cây bạch đàn là cây gì?

Cây bạch đàn còn được gọi với cái tên khác là Khuynh Diệp. Đây là loài thực vật trong họ đào kim nương và trong danh pháp khoa học thuộc chi thực vật Eucalyptus. Loài này có hơn 700 loài bạch đàn và hầu hết được tìm thầy tại Úc. Một số khác được tìm thấy tại các nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Trung Đông, Indonesia, Việt Nam,…  Đây là một loại cây lâm nghiệp lấy gỗ được trồng phổ biến tại nước ta từ năm 1950.

Cây bạch đàn
Cây bạch đàn

Đặc điểm của cây bạch đàn

Trên toàn thế giới có tới hơn 700 loại bạch đàn khác nhau. Ví dụ như các loài điển hình: Bạch đàn trắng, bạch đàn liễu, bạch đàn xanh,… Để nhận biết từng loại sẽ rất khó, nhưng đa phần những cây thuộc loài Bạch đàn thường có những đặc điểm như dưới đây.

Đặc điểm hình thái cây bạch đàn

Cây Bạch Đàn là cây thường xanh có thân gỗ trung bình – lớn, có chiều cao đạt từ 5 – 30m trong vòng 5 đến 10 năm. Phần thân có lớp vỏ màu nâu xám, thường bong tróc thành từng mảnh. Lõi gỗ có màu vàng sẫm và thường bị lộ ra do lớp vỏ bong tróc. 

Lá bạch đàn có dáng thon dài và cong hình lưỡi liềm. Nhìn rất giống lá của cây cừ tràm. Màu lá thường xanh hơi đốm trắng hoặc xanh đậm. Theo khoa học thì trong các phiến lá cây bạch đàn có chứa tinh dầu thành phần Eucalyptol – đây là một loại dầu gió được dùng rất phổ biến. Hoa có cuống ngắn, trái nhỏ, bên trong có rất nhiều hạt nhỏ màu nâu.

Nghiên cứu khoa học thì những cây bạch đàn mọc trên những mỏ vàng thì cây có thể hút được vàng nano và chuyển lên lá. Nhìn vào phần lá sẽ cho các nhà địa chất xác định mỏ khoáng sản. Lượng vàng ở phần lá ít, chỉ chiếm 0,000005 thành phần khối lượng lá.

Đặc điểm sinh thái của cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại cây dễ trồng, phát triển nhanh trong thời gian ngắn. Có thể khai thác sau 5 – 10 năm canh tác. Bạch đàn có thể sống tốt trên những nơi đất nghèo dinh dưỡng, cằn cỗi. Loài này thường được trồng tập trung thành rừng hoặc mọc hoang dại trong những khu dân cư. Trồng nhiều khắp các vùng đồng bằng cho đến vùng bình nguyên và cao nguyên. 

Loại cây này có tính làm xấu chất đất nên chỉ trồng tại những nơi có chất đất kém, đất bỏ hoang, rừng,… 

Đặc điểm sinh thái của cây bạch đàn
Đặc điểm sinh thái của cây bạch đàn

Công dụng của cây bạch đàn

Bạch đàn là loài cây có thể sử dụng từ thân đến lá cây nên có rất nhiều công dụng. Đem về nhiều lợi ích kinh tế cho người dân và nền kinh tế. Công dụng phổ biến của bạch đàn được tìm hiểu thông qua những thông tin dưới đây.

Trong xây dựng

Thân gỗ thẳng đều và cứng cáp, dẻo dai nên những lứa cây bạch đàn được trồng từ 3 – 5 năm, đạt chiều dài 4 – 7m sẽ được dùng trong ngành xây dựng. Phần lớn các cây bạch đàn có chiều dài lớn được dùng làm cừ bạch đàn gia cố móng. Loại có chiều dài ngắn được làm cây chống bạch đàn, làm giàn giáo, gác giàn tạm,… Tại một số công trình có nền đất yếu, khô, sâu thì cây bạch đàn còn được dùng gia cố nền đất. Loại công trình phổ biến là cống hộp.

Công dụng cây bạch đàn trong đời sống

Những cây bạch đàn có thân gỗ to và được trồng trên 10 năm sẽ được khai thác dùng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất giấy, bột giấy,… Các đồ dùng như bàn , ghế, được làm từ cây bạch đàn rất phổ biến bởi giá thành loại gỗ này khá rẻ. Những thân cây lớn được xẻ ra làm những gỗ miếng dùng lát sản, vách ngăn rất tiện lợi trong thiết kế kiến trúc. Đây là loại gỗ thay thế các loại quý hiếm khác, giúp ngăn tình trạng phá rừng.

Những hecta rừng bạch đàn lớn tạo nên 1 hệ sinh thái đa dạng cho hàng trăm loài động, thực vật sinh sống. Góp phần bảo vệ môi trường, cung cấp lượng khí O2 trong lành,…

Trong y học

Tinh dầu trong lá của cây bạch đàn có dược tính cao giúp điều trị các bệnh: Ho, chữa ghẻ, phòng chống bệnh tiểu đường, viêm tai, hôi nách,… Lượng tinh dầu này còn được dùng trong các mỹ phẩm dành cho phái đẹp. Đối với sử dụng tinh dầu cho các bè thì cần những lưu ý và hướng dẫn từ bác sĩ.

Phân bố của cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loài cây rất dễ trồng và phát triển nhanh nên được các nhà khoa học tìm thấy khắp mọi nơi trên thế giới. Đối với mỗi địa hình thì cây bạch đàn sẽ có một hình thái và sự phát triển khác nhau. Có hơn 700 loài nhưng tập trung nhiều nhất ở nước Úc. Dần được tìm thấy và trồng tại các nước có khí hậu nhiệt đới. Đem lại nhiều lợi ích cho những vùng canh tác cây bạch đàn.

Các loại cây bạch đàn

Có rất nhiều loại bạch đàn trên thế giới nhưng tại Việt Nam có hơn 10 loài và được trồng, sử dụng phổ biến như sau:

  • Bạch đàn đỏ (Eucalyptus camaldulensis): Trồng nhiều tại các vùng đồng bằng phù sa màu mỡ.
  • Bạch đàn trắng (Eu.alba): Được tìm thấy nhiều tại các vùng gần biển.
  • Bạch đàn lá nhỏ (Eu. Tereticornis): Trồng nhiều tại các vùng đồi núi tỉnh Thừa thiên – Huế.
  • Bạch đàn liễu (Eu. Exserta): Tìm thấy nhiều tại các vùng núi cao miền Bắc Việt Nam.
  • Bạch đàn chanh (Eu. Citriodora): Loại này dùng để chiết xuất tinh dầu và được trồng tại các vùng đồng bằng thấp. Chứa tinh dầu mùi sả.
  • Bạch đàn lá bầu (Eu. globules) thích hợp trồng tại các vùng cao nguyên.
  • Bạch đàn to (Eu. grandis): Những vùng đất phù sa là nơi thích hợp để trồng.
  • Bạch đàn ướt (Eu. saligna): Vùng cao nguyên Ðà Lạt là nơi được trồng nhiều loại này nhất.
  • Bạch đàn Mai đen (Eu. Maidenii): Vùng cao như Lâm Đồng là nơi trồng loại cây này.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn được quy chuẩn theo những yêu cầu dưới đây.

Thời vụ trồng

Cây bạch đàn được trồng vào 2 vụ trong năm: Vụ xuân bắt đầu từ 15/2 và kết thúc 30/3. Và vụ thu bắt đầu từ 15/9 đến 30/10.

Kỹ thuật trồng cây 

Mật độ, số lượng cây bạch đàn được trồng: 1.660cây/ha, cây bạch đàn được trồng thành và cách 3m, mỗi cây cách nhau 2m. Kích thước hố để trồng cây bạch đàn là 30 x30 x30 (cm). 

Mỗi hố sẽ tiến hành bón 2kg phân bón dạng hữu cơ vi sinh và phân NPK 8 – 4 – 4 với hàm lựa 0,2kg. Sau 15 – 20 ngày, có mưa vừa, râm, mát, đất đủ ẩm, sẽ tiến hành trồng bạch đàn ngay. 

Sau khi trồng hơn nửa tháng bắt đầu kiểm tra lại số lượng đã trồng. Để những cây bạch đàn phát triển tốt và nhanh, cần bón thúc với 0,2kg lượng NPK/cây. 

Trong vài năm đầu, cần có biện pháp chăm sóc để những cây non có thể phát triển tốt nhất.

  • Xem thêm bài viết: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn.

Quản lý rừng và ngăn ngừa sâu bệnh hại 

Trong công tác quản lý cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện những nguy cơ cháy rừng. Cần có những biện pháp ngăn chặn cháy rừng kịp thời . 

Khi phát hiện rừng bạch đàn bị sâu bệnh, cần có những biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan.  

Khai thác và bảo quản cây bạch đàn

Quá trình khai thác rừng bạch đàn cần có kế hoạch rõ ràng. Tránh tình trạng khai thác tràn lan gây ra phá rừng. Cần có các cơ quan chức năng đảm bảo quá trình khai thác đúng quy định. 

Những cây bạch đàn sau khi khai thác cần được bảo quản để sử dụng được lâu. Cần bảo quản nơi khô ráo tránh để ngoài trời với thời tiết mưa gió. Tốt nhất để tại những nhà xưởng thoáng mát. Để chất lượng gỗ bạch đàn luôn được đảm bảo.

Từ khóa » Cây Lấy Gỗ Thường được Trồng Trên đất Có Tính Chất Nào Sau đây