Cây Bạch đàn đỏ - Đặc điểm Sinh Thái Và Công Dụng
Có thể bạn quan tâm
Cây bạch đàn đỏ là một trong những loại được trồng chủ yếu tại Việt Nam. Bởi vì cây có đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Đồng thời, cây bạch đàn đỏ còn đem lại nhiều giá trị to lớn về mặt kinh tế, các công dụng trong y học, xây dựng, đồ mỹ nghệ. Để giúp bạn hiểu thêm về loại cây này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục ẩn 1. Tìm hiểu về cây bạch đàn đỏ 2. Đặc điểm sinh thái cây bạch đàn đỏ 2.1. Lá 2.2. Hoa 2.3. Vỏ 2.4. Gỗ bạch đàn đỏ 3. Phân bố cây bạch đàn đỏ 4. Giá trị kinh tế bạch đàn đỏ 5. Giá trị y học 6. Công dụng cây bạch đàn đỏ 7. Lời kếtTìm hiểu về cây bạch đàn đỏ
Cây bạch đàn đỏ (có tên khoa học Eucalyptus Robusta Smith) là loại cây thân gỗ. Điểm khác biệt so với các loại cây bạch đàn trắng, bạch đàn lá liễu… là phần vỏ cây có vân đỏ chạy dọc thân. Vì vậy mà cây được ứng dụng trong đồ mỹ nghệ, làm bàn học, đóng thuyền, xây nhà… Tốc độ cây sinh trưởng nhanh chính vì vậy mà sau khoảng 5 năm người ta có thể thu hoạch bạch đàn.
Đặc điểm sinh thái cây bạch đàn đỏ
- Tên gọi: Cây bạch đàn đỏ.
- Tên phổ thông: Cây bạch đàn, cây khuynh diệp.
- Tên khoa học: Eucalyptus Robusta Smith.
- Họ thực vật: Myrtaceae ( Sim).
- Nguồn gốc xuất xứ: Từ Úc.
- Tên phổ thông : Khuynh Diệp, Bạch Đàn, Bạc Hà.
Lá
Lá của cây bạch đàn đỏ là những lá đơn mọc cách nhau. Chúng có dạng cong hình lưỡi liềm hoặc dạng thon dài. Lá có màu xanh và không có mùi thơm đặc biệt. Kích thước bề rộng của lá cây từ 1 đến khoảng 5cm và chiều dài khoảng 10 đến 18cm.
Hoa
Nếu bạn có dịp ghé rừng bạch đàn vào tháng 7 đến tháng 10 thì sẽ được ngắm nhìn hoa bạch đàn. Bởi vì đây là thời gian cây nở hoa. Màu hoa trắng pha với màu vàng nhạt, gồm 4 đến 10 hoa hợp thành cụm trông rất đẹp mắt. Quả của bạch đàn có hình trụ, hình chén dài có kích thước rất nhỏ.
Vỏ
Vỏ của cây có màu xám, vỏ cây lúc tươi sẽ có nhựa. Còn trong quá trình cây chuẩn bị thay bỏ thì vỏ cây sẽ dần dần khô, có màu hơi đỏ. Vỏ cây nứt ra khỏi thân cây, nhiều sơ.
Gỗ bạch đàn đỏ
Cây bạch đàn đỏ là cây thân gỗ nên có chiều cao 5 đến 15m, thậm chí có những cây đạt chiều cao lên đến 25m. Gỗ bạch đàn có nhiều kích thước khác nhau nhưng nhìn chung gỗ cứng, thớ vặn. Đối với những loại cây lâu năm, vân gỗ rất đẹp, có mùi thơm. Phù hợp để sản xuất giấy, bàn ghế, cột nhà…
Phân bố cây bạch đàn đỏ
Như đã nhắc đến ở phía trên, bạch đàn đỏ thích hợp với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Cây có thể trồng trên các loại đất khác nhau như đồng bằng, đồi núi, cao nguyên.
Vì vậy mà bạch đàn đỏ được phân bố chủ yếu ở các tỉnh đồi núi Nghệ An… Các vùng đồng bằng đất đai giàu chất dinh dưỡng vùng Nam Bộ như Long An, Đồng Tháp, Cà Mau.
Giá trị kinh tế bạch đàn đỏ
- Cây bạch đàn được trồng với mục đích phủ trống đồi trọc. Giúp phủ xanh rừng tại Việt Nam. Từ đó góp phần chống biến đổi khí hậu, mưa lũ xói mòn.
- Cây bạch đàn đỏ được người dân trồng nhiều tại các khu rừng nhằm đem lại lợi ích về kinh tế. Gỗ cây dùng để lấy gỗ, làm cột nhà, đóng thuyền, bàn ghế….Đây cũng là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.
Giá trị y học
Bên cạnh giá trị về mặt kinh tế, cây bạch đàn đỏ còn mang lại nhiều giá trị về mặt y học. Bởi vì cây này có vị cay, hơi đắng, thơm, tính bình nên có thể chữa được các bệnh như:
- Cảm cúm, cảm lạnh
- Viêm đường hô hấp (phần trên đường hô hấp)
- Viêm khí quản
- Viêm ruột
- Các bệnh về mủ, chống ngứa, sát khuẩn da….
Công dụng cây bạch đàn đỏ
Từ các bộ phận như lá, hoa, thân của cây bạch đàn đỏ đều mang lại nhiều công dụng tuyệt vời. Cụ thể:
- Lá bạch đàn đỏ: Có chứa nhiều tinh dầu, tốt cho việc điều trị các bệnh viêm đường hô hấp, cảm lạnh. Bên cạnh đó, tinh dầu bạch đàn còn được ứng dụng trong ngành mỹ phẩm thiên nhiên.
Xem thêm: lá cây bạch đàn có công dụng gì
- Hoa của bạch đàn đỏ: Có công dụng tỏa ra mùi thơm thu hút các loại chim khác nhau đến cư trú. Tạo nên hệ sinh thái rừng đa dạng, có thể phát triển ngành du lịch.
- Vỏ bạch đàn đỏ: Vỏ cây có dược tính cao, có thể sử dụng để chữa các bệnh đau đầu, hôi nách… Đồng thời bạn có thể sử dụng vỏ cây khô để làm củi đốt.
- Thân bạch đàn đỏ: Đây là bộ phận mang lại công dụng lớn nhất. Đối với những thân gỗ bạch đàn trên 10 năm sẽ được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy, đồ mỹ nghệ… Còn đối với thân cây 4 đến 5 năm thì sẽ được thu hoạch và ứng dụng trong ngành xây dựng. Như làm cừ bạch đàn gia cố móng, cây chống bạch đàn làm giàn giáo…
Lời kết
Như vậy qua bài viết trên đây bạn đã hiểu thêm về các đặc điểm hình thái, công dụng của cây bạch đàn đỏ. Cũng như các giá trị, công dụng to lớn mà bạch đàn đỏ mang lại. Đối với các tỉnh miền Nam, cây này còn được ứng dụng trong việc làm cừ bạch đàn, gia cố nền đất yếu giống như cừ tràm. Nếu bạn đang cần cung cấp số lượng cừ bạch đàn lớn, giá rẻ. Thì hãy liên hệ ngay với Cừ Tràm Thái Dương qua Hotline 0966.448.779 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!
0/5 (0 Reviews)Từ khóa » Cây Bạch đàn đỏ
-
Cây Bạch đàn đỏ | Loài Cây Vô Cùng Giá Trị Trong Cuộc Sống
-
Phân Biệt Cây Bạch đàn đỏ Và Cây Bạch đàn Trắng
-
Gỗ Bạch đàn đỏ - Tìm Hiểu Về Loại Gỗ Này
-
Cây Bạch đàn - Cách Trồng, Chăm Sóc, Những Lợi ích To Lớn Cho Sức ...
-
Cây Bạch đàn Giống 2022. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây
-
Bán Giống Cây Bạch Đàn Đỏ - Chất Lượng Cao | Liên Hệ: 0981.486.983
-
Cây Giống Bạch đàn đỏ Giống Cao Sản(combo10 Cây) Sdt 0398146869
-
Giá Bán Cây Bạch đàn đỏ, Trắng, U6, Mô, Úc, Trung Quốc, Cao Sản ...
-
Cây Bạch Đàn Đỏ
-
Giá Bán Cây Bạch đàn đỏ, Bạch đàn Trắng - Kỹ Thuật Trồng Cây Bạch ...
-
Cây Bạch đàn Giống Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Hạt Giống Cây Bạch đàn Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Gỗ Nhóm 6 Có Tốt Không? Cây Bạch đàn đỏ Tự Nhiên - TOPnoithat