Cây Bạch đồng Nữ Với 22 Bài Thuốc Quý Khiến Chị Em Phụ Nữ Không ...
Có thể bạn quan tâm
Bạch đồng nữ là cây thân nhỏ, mọc hoang ở khắp nơi. Cây này có vị đắng, nhạt, tính mát tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Từ lâu, cây đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau như bệnh về nội tiết tố phụ nữ, bệnh về gan, bệnh về xương khớp.
- Tên gọi khác: Đại khế bà, xú mạt lỵ, mò hoa trắng, xú thỷ mạt lỵ, mò trắng, bấn trắng, vậy trắng, ngọc nữ đỏ, lẹo.
- Tên khoa học: Clerodendron paniculatum L
- Tên tiếng Anh: Clerodendron paniculatum L
- Họ: Cỏ roi ngựa
Đặc điểm nhận dạng Bạch đồng nữ
1. Mô tả cây bạch đồng nữ
Bạch đồng nữ là cây thân gỗ, nhỏ, chiều cao chỉ từ 1 – 1.5m. Thân cây có hình vuông, vỏ có màu nâu. Trên thân các lá mọc đối nhau.
Lá cây có hình trứng với chiều dài từ 10 – 20cm và chiều rộng từ 8 – 18cm. Lá nhọn ở phần đầu, cuống hình trái tim. Mép lá có răng cưa thô. Ở hai mặt lá đều nhẵn, có nhiều gân cùng lông mềm, mặt trên có lông ngắn và sẫm màu hơn mặt dưới. Cuống lá dài khoảng 8cm. Khi vò lá, cảm nhận một mùi hôi giống như cây mò.
Hoa cây đại khế bà có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, tỏa ra mùi thơm nhẹ. Hoa mọc thành từng cụm hình mâm xôi với nhiều tán. Cụm có đường kính dài khoảng 10cm. Đài hoa có hình phễu xẻ 5 thùy theo hình tròn với 3 cạnh ở phía trên.
Các tràng hoa có đường kính 1.5cm, hình ống nhỏ ở phía dưới 2.5cm và trên miệng ống có 4 nhị thòi ra bên ngoài tràng. Vòi nhụy ngắn hơn chỉ nhị. Bầu thượng có hình trứng. Hoa thường ra vào tháng 7 – 8 hàng năm.
Quả cây bạch đồng nữ có dạng hình cầu. Khi ra quả, ở bên ngoài vẫn còn đài hoa ở bên ngoài. Quả thường kết vào khoảng tháng 10.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Bạch đồng nữ được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Việt Nam. Ở nước ta, đây là cây mọc hoang ở khắp các vùng đồng bằng, miền núi.
Phần rễ và lá của xú mạt lỵ thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Lá có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất là khi cây đang ra hoa.
Lá cây khi hái về sẽ được rửa sạch, phơi khô. Trong khi đó, phần rễ sau khi mang về sẽ rửa sạch, bỏ rễ con, thái thành từng khúc nhỏ rồi phơi khô. Dược liệu sau khi phơi sẽ được bảo quản trong túi bóng.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Bạch đồng nữ có vị đắng, hơi nhạt, mùi hôi tính mát.
Quy kinh : Bạch đồng nữ đi vào hai kinh Tâm và Tỳ.
Bảo quản: Sau khi được phơi khô, bạch đồng nữ sẽ được bảo quản trong túi bóng kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp.
4. Thành phần hoá học
Trong cây mò hoa trắng có nhiều thành phần hóa học khác nhau như: Canxi, flavonoid, Cumarin, Tanin, Aicd nhân thơm, dẫn chất Amin, Aldehyd. Các chất này đều có công dụng rất lớn trong nghiên cứu sinh học và y học.
Tác dụng dược lý
- Theo y học cổ truyền
Bạch đằng nữ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, khu phong. Cây có thể giúp hạ huyết áp, giãn mạch ngoại vi, lợi tiểu. Từ lâu, người ta đã dùng cây này để chữa bệnh, chống viêm, kháng trùng, điều trị giun đũa, bệnh ngoài da, xương khớp…
- Theo y học hiện đại
– Thí nghiệm trên thỏ: Bạch đồng nữ có tác dụng làm hạ huyết áp do giãn mạch ngoại vi, kích thích đi tiểu, ngăn chặn phản ứng viêm.
– Theo Trần Gia Kỳ và Vương Ngọc Nhuận (Thượng Hải trung dược tạp chí), bạch đồng nữ có thể dùng chữa đau đầu, phong thấp, làm giảm huyết áp. Nó cho thấy hiệu quả rõ rệt khi tiến hành thí nghiệm trên chuột nhắt trắng.
– Vương Ngọc Nhuận (Thượng Hải trung dược tạp chí) cho biết, bạch đồng nữ có tác dụng giảm đau, sử dụng cây sau khi ra hoa sẽ có tác dụng tốt hơn.
– Thí nghiệm lâm sàng trên người: Bạch đồng nữ hỗ trợ xơ cứng mạch máu kéo dài; giảm huyết áp, giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do huyết áp gây ra.
– Thí nghiệm lâm sàng trên người: Bạch đồng nữ gây một số phản ứng như nôn mửa, khô cổ.
Bài thuốc chữa bệnh về nội tiết, phụ nữ
1. Chữa trị kinh nguyệt không đều
Nguyên liệu: Bạch đồng nữ, ngải cứu, ích mẫu, hương phụ (mỗi loại 2gr).
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi đun với nước cho đến khi thành cao lỏng. Cho cao lỏng vào ống 10ml, bỏ vào nồi đun sôi. Sau đó, mỗi ngày lấy ra uống. Dùng trước khi có kinh 10 ngày.
2. Chữa trị hành kinh sớm, lượng máu ra nhiều
Nguyên liệu: Bạch đồng nữ (16gr); hương phụ (15gr); đậu đen (10gr); ích mẫu (4gr); nghệ vàng, ngải cứu (mỗi loại 2gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước, mỗi ngày 1 thang.
3. Giảm đau bụng kinh
Nguyên liệu: Bạch đồng nữ, ngải cứu, hương phụ, ích mẫu (mỗi loại 2gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước, chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.
4. Chữa khí hư, bạch đới
Với người bị bạch đới, khi hư, hãy lấy 40 – 80gr bạch đồng nữ khô sắc nước uống. Mỗi ngyaf một thang và uống trong 7 – 10 ngày sẽ có hiệu quả.
5. Chữa viêm tử cung
Cách thứ nhất: Lấy 12 – 16gr bạch đồng nữ khô sắc với nước uống mỗi ngày.
Cách thứ hai: Lấy 1 nắm lá bạch đồng nữ tươi, rửa sạch rồi đun với 1 nồi nướng to. Sau đó, dùng nước để xông hơi và vệ sinh vùng kín.
Bài thuốc Thanh nhiệt, trị các bệnh về gan
1. Giải độc, thanh nhiệt gan
Với người muốn giải độc, thanh nhiệt, mỗi ngày chỉ cần lấy khoảng 12gr bạch đồng nữ khô cho vào hãm với nước sôi. Uống nước này thay trà hàng ngày.
2. Chữa viêm gan, viêm mật vàng da
Nguyên liệu: Bạch đồng nữ, cà gai leo (mỗi loại 20gr).
Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào sắc với 1 lít nước. Đun đến khi nào nước cạn còn ½ thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần uống vào các buổi sáng, trưa, tối.
3. Trị dị ứng, mụn nhọt, ngứa
Nếu bị mụn nhọt, mẩn ngứa, hãy lấy 1 nắm lá bạch đồng nữ tươi, rửa sạch rồi đun với nước trong khoảng 15 phút. Lấy nước này để tắm gội hàng ngày sẽ hết dị ứng, mụn nhọt.
Bài thuốc chữa một số bệnh về xương khớp
1. Bệnh về trừ phong, tê thấp.
Nguyên liệu: Bạch đồng nữ (80gr); dây gấm (120gr); tầm xuân, đơn mặt trời, đơn tướng quân, đơn răng cưa, cành dâu, cà gai leo (mỗi loại 8gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với nước, chia nước thành 2 phần uống trong ngày.
2. Chữa thấp khớp
Với những người bị thấp khớp, có thể dùng rễ bạch đồng nữ khô (hoặc tươi) sắc với nước uống. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.
3. Trị viêm, sưng nóng, đỏ khớp.
Nguyên liệu: Bạch đồng nữ (80gr); dây gấm (120gr); tầm xuân, đơn tướng quân, đơn răng cưa, cành dâu, cà gai leo (mỗi loại 8gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với nước, chia nước thành 2 phần uống trong ngày.
4. Chữa mỏi lưng
Theo Danh Từ Dược Vị Đông Y, khi bị mỏi lưng, chỉ cần lấy 4 – 8gr rễ bạch đồng nữ khô sắc với nước uống trong vài ngày sẽ hết.
Bài thuốc chữa bệnh khác của cây bạch đồng nữ
1. Tổn thương niêm mạc mắt
Kinh nghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn – Việt Nam, khi niêm mạc mắt bị tổn thương, chỉ cần lấy rễ cây bạch đồng nữ sắc uống mỗi ngày sẽ hết.
2. Chốc da đầu
Khi bị chốc đầu, hãy lấy 1 nắm lá bạch đồng nữ tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun với nước trong 15 phút. Sau đó, dùng nước này để gội đầu. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.
3. Điều trị huyết áp cao
Theo Danh Từ Dược Vị Đông Y, khi bị huyết áp cao, chỉ cần lấy 40 – 80gr bạch đồng nữ khô sắc nước uống mỗi ngày sẽ có hiệu quả tốt.
4. Bổ máu
Để bổ máu, hãy lấy 12 – 16gr bạch đồng nữ phơi khô sắc với nước. Mỗi ngày uống 1 thang và kiên trì thực hiện trong nhiều ngày.
5. Chống viêm cấp tính
Để chống viêm cấp tính, người bệnh có thể lấy 1 nắm lá bạch đồng nữ tươi rửa sạch và cho vào đun nước uống hàng ngày.
6. Chống viêm mạn tính
Trường hợp viêm mạn tính, có thể lấy 16gr bạch đồng nữ khô sắc nước uống hàng ngày. Thời gian uống dài ngày hơn so với chống viêm cấp tính.
7. Có tác dụng kháng trùng đối với các biểu hiện ngoài da
Lấy 1 nắm lá bạch đồng nữ tươi, rửa sạch đun với nước và dùng tắm rửa ngoài da.
8. Điều trị giun đũa
Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, lấy 1 nắm lá bạch đồng nữ tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt và uống. Chỉ cần thực hiện 3 lần sẽ giúp loại bỏ giun đũa hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá trong việc điều trị bệnh
Bạch đồng nữ được biết đến là thảo dược tự nhiên chữa nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu lâm sàng, cây này cũng gây ra một số phản ứng phụ. Cho nên, để việc dùng cây này chữa bệnh được an toàn, hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một vào điều sau:
– Chỉ nên dùng bạch đồng nữ từ 12 – 16gr mỗi ngày để tránh ngộ độc.
– Hạn chế dùng thuốc với những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của cây thuốc.
– Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người có tiền sử bệnh gan, thận không nên dùng cây này chữa bệnh.
– Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch đồng nữ chỉ là biện pháp dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Cho nên, người bệnh không nên lạm dụng vào nó. Thay vào đó, cần áp dụng khi được sự cho phép của bác sĩ.
Với những thông tin nêu trên có thể thấy, cây bạch đồng nữ có tác dụng rất tốt, nhất là với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đó chỉ là bài thuốc dân gian chưa có cơ sở khoa học cho nên cần chú ý khi dùng để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xem thêm: Cây rau mương với 9 bài thuốc chữa dạ dày HP, viêm loét trào ngược dạ dày, tiêu chay, tiểu đường, viêm họng, viêm amidan và 3 điều cần lưu ý
Vote postTừ khóa » Cây Bạch đồng Nữ Là Cây Gì
-
Cây Bạch đồng Nữ Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Bạch đồng Nữ: Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Bạch đồng Nữ: Cây Hoa Thơm Chữa Bệnh Phụ Nữ
-
Vị Thuốc Bạch đồng Nữ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bạch đồng Nữ Chữa Bệnh Phụ Nữ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bạch đồng Nữ: Tính Vị, Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây
-
Bài Thuốc Từ Cây Bạch đồng Nữ (cây Mò Trắng)
-
Bạch Đồng Nữ: Các Bài Thuốc Chữa ... - Trung Tâm Dược Liệu Vietfarm
-
NTO - Cây Bạch đồng Nữ Chữa Bệnh Phụ Nữ - Báo Ninh Thuận
-
Cây Bạch Đồng Nữ Cùng 10 Tác Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời
-
5 Công Dụng Của Cây Bạch đồng Nữ
-
Bạch đồng Nữ - Dieutri.Vn
-
Bạch đồng Nữ - Từ điển Bệnh Học
-
Bạch Đồng Nữ: Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hay Và Cách Dùng