Cây Bách Giải: Hình ảnh Mô Tả, Tính Vị, Cách Dùng Và Lưu ý

  Cây bách giải: Hình ảnh mô tả, tính vị, cách dùng và lưu ý là những thông tin xoay quanh về loài thực vật này giúp mọi người hiểu rõ hơn về các đặc tính và đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn trong quá trình sử dụng.

  Từ lâu, loại cây này đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian như một vị thuốc quý. Sở dĩ nó có tên gọi là cây bách giải (chữa trăm bệnh) cũng là do nó có khả năng điều trị được nhiều bệnh lý. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về loại cây bách giải này thì mời mọi người theo dõi các chia sẻ sau.

Hình ảnh mô tả và các đặc tính của cây bách giải

  Bách giải là tên gọi phổ biến nhất được dân gian truyền miệng, ngoài ra nó còn được biết đến với nhiều tên khác như xạ đen, bìm bịp, ưu độn thảo, xương khỉ, bạch vạn hoa…

  Thực tế, loài cây này có tên khoa học là Celastrus hindsii. Chúng phân bố tại nhiều nơi trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh ở Trung Quốc như Vân Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và một số nước Châu Á như Ấn Độ, Malaysia. Ở nước ta, loài cây này có mặt nhiều nhất ở tỉnh Hòa Bình.

  Theo mô tả, loại cây này thuộc họ dây leo thân gỗ, rất dễ trồng và thường có xu hướng phát triển thành từng búi. Thân của chúng sẽ dài khoảng 3 - 10m, với cành có màu xám nhạt và không có lông ở trên khi cành non, đến khi về già thì chúng sẽ mọc lông và chuyển tiếp sang màu xanh.

  Lá của loại cây này trông như lá trà xanh nhưng lại to, dày và đậm màu hơn. Hình dạng của chúng tương tự như hình bầu dục xoay ngược, bên trên có từ 5 - 7 cặp gân phụ với cuống dài khoảng từ 5 - 7mm. Khi chúng còn non, lá sẽ là có màu đỏ tía và phủ răng cưa xung quanh, đến khi già đi thì phần răng cưa cũng mất và chuyển sang sắc xanh.

  Về hoa của loài cây này, chúng sẽ có màu trắng và thường nở thành chùm tại vùng khe lá hoặc ngọn cây vào các tháng 3 - 5, với mỗi chùm hoa dài từ 5 - 10cm. Trái của chúng sẽ có hình dạng như quả trứng, dài khoảng 1cm với hạt màu hồng và thường mọc vào khoảng tháng 8 - 12.

Tính vị và công dụng của cây bách giải

  Loài cây này được tạo nên bởi hai hợp chất chính là fanavolnoid và quinon, chúng giúp mang đến công dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Thêm vào đó, thành phần saponin triterbenoid còn mang đến hiệu quả chống nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn có mặt các hoạt chất khác như celasdin-A, -C, -B; cytotoxic maytenfolone-A…

  Theo Y học cổ truyền, loại cây này vốn mang tính hàn, có vị hơi chát và đắng. Do có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu tốt nên rất hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt. Bên cạnh đó, nó còn mang đến tác dụng điều trị chứng suy nhược thần kinh, cải thiện thiếu máu và vấn đề nghỉ ngơi cho các đối tượng gặp vấn đề liên quan. Ngoài ra, Đông Y còn ứng dụng loài cây này trong việc điều trị các bệnh về gan rất hiệu quả như viêm gan, xơ gan, men gan cao.

  Còn theo nghiên cứu hiện đại, hoạt chất cytotoxic maytenfolone-A có trong cây mang đến lợi ích khá cao trong việc kháng lại tế bào ung thư gan và ung thư biểu mô vòm họng, celasdin-B có thể chống lại sự phát triển của virus HIV, hợp chất fanavolnoid và quinon mang đến khả năng làm chậm tiến trình tăng trưởng của các khối u mới hình thành. Ngoài ra, công trình nghiên cứu từ Học Viện Quân Y cho thấy loài cây này mang đến tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp và cải thiện vấn đề máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ rất tốt.

Cách dùng và lưu ý trong quá trình sử dụng cây bách giải

  Thông thường, phần lớn các bài thuốc đều sử dụng phần thân và lá để chữa bệnh. Để giữ lâu hơn, người dân nên mang về rửa sạch và phơi khô để bảo quản trong túi kín và ở nơi khô thoáng, thỉnh thoảng đem ra phơi để tránh hư hỏng.

  Sau đây là một số bài thuốc thông dụng:

  1/ Chữa ung thư: Chuẩn bị 30g cây bách giải, 30g cây bạch hoa xà thiệt thảo, 15g cây bán chi liên, 25g cây mảnh cộng khô sắc với 1,5 lít nước. Đun đến khi còn khoảng 600ml thì rót uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.

  2/ Chữa bệnh gan: Chuẩn bị 40g cây bách giải, 30g cây cà gai leo và 10g cây mật nhân đem đun sôi với lửa nhỏ trong 1,2 lít nước, khoảng 15 phút thì rót ra uống mỗi ngày.

  3/ Đẩy lùi viêm, sưng ngoài da: Giã nát 2 - 3 lá rồi đắp vào vết thương khoảng 2 – 3 ngày.

  Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, loài cây này tránh dùng cho những đối tượng sau: Bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em và người mắc các bệnh lý liên quan đến thận.

  Ngoài ra, nước nấu từ cây nên uống khi nóng và trong ngày, tuyệt đối không dùng thuốc đã để qua đêm. Mặt khác, nếu trong quá trình sử dụng có phát sinh bất thường thì nên nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ, tránh để tình trạng kéo dài vì có thể để lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

  Phía trên là những chia sẻ về Cây bách giải: Hình ảnh mô tá, tính vị, cách dùng và lưu ý. Mọi thắc mắc khác xin vui lòng gủi vào KHUNG TƯ VẤN hoặc gọi vào số HOTLINE để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

Từ khóa » Cay Bách Giải