Cây Bạch Hạc Có Công Dụng Chữa Bệnh Gì, Bạn Có Biết? Xem Ngay

Cây bạch hạc là một trong những loài thảo dược đem lại công dụng chữa bệnh hiệu quả cho sức khỏe con người. Cây được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh ngoài da, thấp khớp,...Vậy cây thảo dược này là gì, có những đặc điểm và tính năng chữa bệnh như thế nào? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ảnh 0- Hình ảnh cây bạch hạc
Ảnh 0- Hình ảnh cây bạch hạc

Những sự thật thú vị về cây bạch hạc    

Đặc điểm cây bạch hạc

Cây bạch hạc còn có nhiều tên gọi khác là cây kiến cò, nam uy linh, cây lác ở miền Trung, thuốc lá nhỏ, chòm phòn ở dân tộc Nùng và cây cánh cò; cây có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz., Acanthaceae.

  • Cây bạch hạc là loại cây cao khoảng 1,5 mét và là một loại cây nhỡ. Gốc cây bạch hạc tròn, có nhiều cành và thân cây mọc thẳng đứng. Rễ cây bạch hạc mọc thành từng bụi, khi còn non thì lá và cả thân đều có lông mịn. 
  • Lá cây bạch hạc có phiến hình trứng, gồm 2 mặt trên và mặt dưới, mặt trên lá nhẵn hơn còn phần mặt dưới có lông mịn. Cuống lá thường dài tầm 2 - 5mm, hay mọc đối và 2 đầu thon.
  • Hoa bạch hạc thường mọc thành những cụm xim, ở cuống, đầu thân hay đầu cành thường có nhiều hoa. Màu sắc của hoa thường có màu trắng lẫn một chút màu hồng. Quả cây bạch hạc không chứa hạt, dẹt ở phía dưới và có nhiều lông, hoa cây thường nở vào tháng 8.
Ảnh 1- Đặc điểm thảo dược bạch hạc trắng
Ảnh 1- Đặc điểm thảo dược bạch hạc trắng

Phân bố cây bạch hạc

Từ xa xưa, cây bạch hạc thường được tìm thấy ở một số nước Đông Nam Á và được tìm thấy ở Châu Phi, Malaysia và Ấn Độ. Bên cạnh đó, thảo dược này còn được mọc hoang ở một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam và còn được trồng làm cây cảnh.

Bộ phận sử dụng, thu hái, sơ chế và bảo quản cây bạch hạc

Bộ phận sử dụng: Bộ phận được sử dụng làm nguyên liệu là hầu hết những bộ phận của cây thảo dược này đặc biệt là phần thân, rễ và lá.

Thu hái: Vào mùa đông, cây thường được cho là thu hái tốt nhất.

Cách sơ chế: Khi thu hái thì cây bạch hạc thường được sấy khô hay là được phơi khô. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng được dùng để bào chế làm thành những viên nang hay là được dùng ở dạng chiết xuất.

Cách bảo quản: Để nguyên liệu được tốt hơn thì ta cần bảo quản ở những nơi thoáng mát, khô ráo và tránh việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trờ.

Ảnh 2 - Sơ chế, bảo quản dược liệu     
Ảnh 2 - Sơ chế, bảo quản dược liệu     

Các thành phần hóa học trong cây bạch hạc

Các thành phần hóa học trong cây bạch hạc mà các nhà khoa học đã nghiên cứu như là:

  • Trong toàn bộ cây có chứa các hoạt chất như là acid hữu cơ, tannin, flavonoid và acid amin.  

  • Trong hoa chứa hoạt chất flavonoid.

  • Trong lá chứa hoạt chất như là acid crizophanic, alcaloid và kali nitrat.

  • Bên cạnh đó, trong rễ chứa các hoạt chất như là rhinacanthine A, B, C, D, E, F, Q; glucosides; naphthoquinone, acid cryzophanic, acid franguli,...

  • Ngoài ra, trong thân cây chứa các hoạt chất như là phenols, acid amin, saponine, germanium organnique, tanin và vitamin.

Những tác dụng của cây bạch hạc 

Những tác dụng của cây bạch hạc theo Đông y

Theo Đông y, dược liệu bạch hạc được quy vào kinh phế, có tính bình, mùi hắc nhẹ và vị ngọt nhạt. Vì thế, dược liệu này có công dụng chống ngứa, nhuận phế, giảm đau do lạnh, chống ho và sát trùng.   

Ảnh 3 - Rễ cây bạch hạc được sử dụng làm dược liệu phổ biến nhất
Ảnh 3 - Rễ cây bạch hạc được sử dụng làm dược liệu phổ biến nhất

Những tác dụng của cây bạch hạc theo Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại và cũng như theo nhiều nghiên cứu đã chỉ cho ta thấy những tác dụng của bạch hạc như là:

  • Bởi vì thảo dược giúp kích thích những tần số nhu động thực quản cùng với độ tăng của biên độ nên vì thế, cây thường được dùng đối với những người bệnh bị hóc xương.

  • Cây có tác dụng kháng nấm cũng như kháng khuẩn như là trong nước sắc có công dụng giúp ức chế các vi khuẩn gram âm và dương, trực khuẩn lỵ Shigella và tụ cầu vàng.   

  • Trong rễ cây bạch hạc hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong cơ tim, hỗ trợ những thùy sau của tuyến yên cùng với những bệnh lý khác.

  • Bên cạnh đó, thảo dược còn giúp làm giảm tổn thương da, nguy cơ gây mụn và trong dược liệu có chứa hoạt chất anemonin nên giúp làm giảm xuất huyết niêm mạc.   

Ảnh 4- Tác dụng dược liệu bạch hạc
Ảnh 4- Tác dụng dược liệu bạch hạc

Những tác dụng phụ của cây bạch hạc

Tuy ngày nay chưa có nhiều nghiên cứu nào chứng minh tác hại của cây bạch hạc nhưng trong bất kỳ loại cây nào cũng có một ít những thành phần tạo nên độc tố nếu người dùng sử dụng sai cách hay sử dụng quá liều lượng cho phép.

Liều dùng và cách dùng của cây bạch hạc

Liều dùng của cây bạch hạc sẽ là khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của từng bài thuốc. Cách sử dụng của thảo dược là có thể dùng ở dạng lá tươi đắp, thuốc sắc và rửa ở những phần da bị tổn thương.   

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch hạc

Ảnh 5 - Sử dụng cây bạch hạc chữa các bệnh như xương khớp và bệnh về da
Ảnh 5 - Sử dụng cây bạch hạc chữa các bệnh như xương khớp và bệnh về da

Bài thuốc chữa đau dây thần kinh do lạnh

Bài thuốc này được sử dụng để làm giảm đau, khu phong tán hàn cũng như hành khí hoạt huyết. Cách thực hiện bài thuốc trên đơn giản như sau:

  • Nguyên liệu:  8 gam rễ cây bạch hạc, 8 gam quế chi, 8 gam ngải cứu, 8 gam vỏ quýt, 12 gam rễ lá lốt, 12 gam ráy sơn thục, 16 gam cẩu tích  và 12 gam rễ cỏ xước. 

  • Cách thực hiện: Bạn đem các nguyên liệu trên đi sắc cùng với nước.

Để có được tác dụng tốt nhất thì người bị bệnh do lạnh mà đau dây thần kinh thì bạn cần kiên trì dùng bài thuốc này trong khoảng từ 10 - 15 ngày.

Bài thuốc chữa đau nhức khớp do phong hàn thấp

Bài thuốc này được dùng để chữa những triệu chứng như là  đau mỏi các khớp mỗi khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm thấp. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Nguyên liệu: 12 gam rễ cây bạch hạc, 8 gam quế chi, 8 gam bạch chỉ, 16 gam thổ phục linh,16 gam kim ngân hoa, 12 gam tỳ giải, 12 gam ý dĩ, 16 gam ké đầu ngựa, 16 gam hy thiêm  và 12 gam cam thảo nam.

  • Cách thực hiện: Bạn đem những nguyên liệu trên đi sắc cùng với nước.

Ảnh 6- Bài thuốc đau nhức xương khớp
Ảnh 6- Bài thuốc đau nhức xương khớp

Bài thuốc chữa lang ben và hắc lào 

Cách làm bài thuốc này như sau:

  • Nguyên liệu: 500g rễ cây bạch hạc cùng với 1 lít rượu trắng.

  • Cách thực hiện: Bạn đem rễ sau khi thu hoạch đi rửa sạch đi cắt hay là bẻ nhỏ rồi mang đi phơi nắng. Bạn đợi khi rễ cây chuyển sang màu đỏ và bị bong phần vỏ bên ngoài ra thì bạn đem đi thái nhỏ và cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh rồi ngâm cùng với 1 lít rượu. Bạn có thể đem ra sử dụng hằng ngày sau 1-2 tuần ngâm là được. Khi sử dụng, mỗi ngày người bệnh bôi 3 lần vào buổi sáng và tối ở những chỗ bị  lang ben và hắc lào sẽ giúp bạn của thiện bệnh hơn. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm một chút.

Bài thuốc chữa bệnh lao phổi

Đối với những người bị bệnh lao phổi thì triệu chứng rõ ràng nhất là những cơn ho bị kéo dài từ đó dẫn đến tình trạng họng có đờm, đau rát họng khiến bạn gặp nhiều khó khăn và đau đớn trong cuộc sống. Nên để chữa trị tình trạng trên thì bạn sử dụng bài thuốc như sau:

Nguyên liệu: 40g bạch hạc tươi cùng với 10g đường phèn

Ảnh 7-Bài thuốc chữa lang ben và hắc lào 
Ảnh 7-Bài thuốc chữa lang ben và hắc lào 

Cách thực hiện: Bạn đem thảo dược trên đi rửa sạch rồi để ráo nước sau đó bạn đổ hỗn hợp bao gồm đường phèn cùng với bạch hạc vào ấm với 600ml nước rồi bạn đem đi sắc đến khi nào còn khoảng ⅓ là bạn có thể đem đi dùng. Bạn nhớ lưu ý chia hỗn hợp thuốc thành 2 phần đều nhau và đem đi sử dụng trong ngày.  

Bài thuốc chữa bệnh ghẻ lở

Nguyên liệu:  20g rễ cây muồng trâu, 20g lá cây bạch hạc cùng với 100ml rượu trắng.

Cách thực hiện: Bạn đem các nguyên liệu trên đi cắt nhỏ rồi bỏ vào bình thủy tinh sau đó đổ rượu vào rồi ngâm khoảng 1 tuần là có thể sử dụng được. Những bệnh nhân nên lưu ý thấm 1 chút hỗn hợp trên vào tăm bông rồi bôi lên vùng bị ghẻ rồi sau tầm 1 – 2 ngày bạn sẽ thấy những chỗ bị ngứa trên cơ thể sẽ dịu hơn rất nhiều. 

Bài thuốc chữa trị huyết áp cao

Nguyên liệu: 30 rễ cây xấu hổ, 30g lá bạch hạc, 40g cỏ mần trầu, 40g lá vú sữa và rễ nhàu

Cách thực hiện: Bạn đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch rồi cho 2 lít nước vào đun trong tầm 30 phút rồi bạn đem đi tắt bếp. Bạn có thể dùng nước này thay cho nước lọc mỗi ngày rồi sau 10 ngày bạn xem huyết áp của mình đã được cải thiện hay không.

Bên cạnh đó, bạn có thể đem 1 nắm lá thảo dược hãm cùng với 400ml nước trong tầm khoảng 30 phút và uống 1 lần trong ngày.

Ảnh 8-Bài thuốc chữa trị huyết áp cao
Ảnh 8-Bài thuốc chữa trị huyết áp cao

Bài thuốc chữa bệnh đau thần kinh tọa

Nguyên liệu: 10g rễ cây bạch hạc, vỏ quýt, rễ cỏ xước, quế chi cùng với 15g rễ cây lá lốt, ráy sơn thục, ngải cứu.

Cách làm: Bạn đem các nguyên liệu trên rửa sạch bằng nước sạch rồi cho vào ấm sắc hoặc là nồi trong 1 tiếng rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Bạn nên lưu ý mỗi ngày nên uống 1 thang và từ 10-15 ngày bạn sẽ cảm thấy bệnh bạn đỡ hơn.

Những lưu ý khi sử dụng cây bạch hạc

  • Những đối tượng không nên sử dụng thảo dược này là người bị tá tràng, viêm loét dạ dày, người bệnh huyết áp thấp và trẻ em.

  • Để tránh làm mất dược tính của dược liệu thì bạn nên sử dụng ấm đất.

  • Để tránh dùng không đúng liều lượng hay sai cách thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ảnh 9- Lưu ý khi sử dụng cây bạch hạc
Ảnh 9- Lưu ý khi sử dụng cây bạch hạc

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cây bạch hạc, đặc điểm cũng như tác dụng của nó. Nếu bạn cảm thấy thông tin này hữu ích thì đừng ngần ngại chia sẻ cho mọi người nhé.

Từ khóa » Cây Bạch Hạc Chữa Bệnh Gì