Cây Bạch Mã Hoàng Tử Có Độc Không ? Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Cây Bạch Mã Hoàng Tử Có Độc Không ? Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Cây bạch mã hoàng tử là hình ảnh đại diện cho đáng nam nhi vì sức sống mãnh liệt và ý chí vươn lên. Cây rất cuốn hút nhờ sự sung túc, xum xuê của các tán lá và các đường gân màu trắng trên lá tạo sự sang trọng, đẳng cấp. Do đó, cây được mọi người yêu thích và đặt nhiều trong nhà, văn phòng, khách sạn,…

Mục Lục

  • 1 Thông tin về cây bạch mã hoàng tử
  • 2 Ý nghĩa cây bạch mã hoàng tử
  • 3 Cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh gì, tuổi gì?
  • 4 Cây bạch mã hoàng tử có độc không ?
  • 5 Cây bạch mã hoàng tử ra hoa không ?
  • 6 Nên đặt cây cảnh bạch mã hoàng tử ở hướng nào ?
  • 7 Cách trồng cây bạch mã hoàng tử trong nước
  • 8 Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử
  • 9 Bạch mã hoàng tử cây giá bao nhiêu?
  • 10 Hình ảnh cây bạch mã hoàng tử mini để bàn đẹp

Thông tin về cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử có nguồn gốc ở khu vực Châu Á, là loại cây họ Ráy có tên tiếng anh là Aglaonema hybrid. Thân cây nhỏ dạng thân thảo, mọc thành từng bụi san sát nhau, vươn cao. Chiều cao trung bình của cây là 40 – 80cm, cây có tán lá rộng khoảng 30 – 35cm, lá dài, xanh, vươn thẳng. Cây mọc theo bụi nên phát triển và đâm chồi từ cây mẹ.

cây bạch mã hoàng tử 8

Cây mọc thành bụi nên thân cây nhỏ, mảnh và không cứng cáp, chúng mọc tập trung trên mặt đất, lá có dạng hình bầu dục, cuống dài, mảnh, mềm có màu xanh và các gân sắc trắng, hồng, vàng hoặc đỏ.

Cây có nhiều sọc trắng trên lá toát lên vẻ sang trọng, quý tộc và sức sống mãnh liệt. Rễ cây là dạng rễ cùng có màu trắng ngà, nhiều người yêu thích trồng cây trong môi trường thủy canh, trong chậu thủy tinh trong suốt để lộ vẻ đẹp của rễ cây.

Ý nghĩa cây bạch mã hoàng tử

Trong phong thủy cây mang lại nhiều may mắn, điều tốt lành đến với cuộc sống người trồng. Tên của cây đã thể hiện được đôi nét hình dáng và ý nghĩa của cây, chúng toát lên vẻ sang trọng, đẳng cấp, lịch lãm mà ít cây trồng nào có được.

Thân cây thẳng, phát triển theo chùm, vươn lên có nhau, cùng nhau thể hiện sự đoàn kết, thuận lợi giống như công việc, sự nghiệp và gia đình của gia chủ phát triển thuận lợi. Mọi người thường trồng cây trong nhà mong cuộc sống gia đình đoàn kết, công việc thuận lợi và sự nghiệp luôn thăng tiến.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây bạch mã hoàng tử không quá sặc sỡ và nổi bật, nhưng những sọc trắng ngà ngả trên tán lá tạo cảm giác kiên gan, cứng rắn. Cây hiếm khi ra hoa, hoa của cây màu trắng muốt, tập trung thành cụm màu trắng và dần ngả sang màu vàng.

Ngoài ra, cây còn có ý nghĩa là tiến nhanh, thuận buồm xuôi gió trong cuộc sống, nên khi trồng cây này mọi người đều tin rằng cây sẽ mang lại may mắn trong cuộc sống và sự nghiệp. Cây đặt trên bàn làm việc giúp bạn làm việc tập trung, nâng cao hiệu suất làm việc.

Cây bạch mã hoàng tử hợp mệnh gì, tuổi gì?

Cây là đại diện của mạng Mộc, nên các chuyên gia phong thủy cho rằng những người thuộc mệnh Mộc, Hỏa, Kim rất hợp với cây này. Nhưng các mệnh còn lại cũng không xung khắc hay không phù hợp với việc trồng cây bạch mã hoàng tử.

Nhìn chung, cây bạch mã hoàng tử là cây cảnh đơn thuần mang nhiều giá trị trong cuộc sống và ý nghĩa phong thủy, chúng phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, người trồng đặt cây ở các vị trí khác nhau trong không gian để cây phát huy tác dụng điều hòa không khí, làm giảm nhiệt độ trong những ngày nóng bức, làm mọi thứ tốt hơn.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Với ý nghĩa phong thủy tốt lành mà cây mang đến cho cuộc sống, trồng cây giúp bản thân bạn, người thân trong gia đình hay gặp nhiều may mắn trong công việc, quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hài hòa hơn. Cây có ý nghĩa rất lớn nên rất thích hợp là một món quà trong các dịp đặc biệt.

Cây bạch mã hoàng tử có độc không ?

Các chuyên gia khuyến cáo là không nên trồng quá nhiều trong nhà, nếu trong nhà có trẻ nhỏ và các vật nuôi thì càng không nên, vì trong cây có một ít độc tố. Độc tố của cây nằm trong nhựa mủ, nếu vô tình tiếp xúc sẽ bị trúng độc.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Độc tố của cây không quá nghiêm trọng, nó kích ứng da làm nổi mẩn ngứa và phát ban nhẹ trên da. Nên trong lúc cắt tỉa và tiếp xúc với cây bạn nên hết sức cẩn thận, nên đặt cây ở những nơi ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi.

Cây bạch mã hoàng tử ra hoa không ?

Hoa cây bạch mã hoàng tử rất hiếm khi nở rộ, thường thì vài năm hoa mới nở một lần. Hoa của cây sẽ tập trung nở thành cụm màu trắng ngả vàng hoặc xanh nhạt và được bao bọc bởi mo hoa trắng muốt.

Hoa Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Nên đặt cây cảnh bạch mã hoàng tử ở hướng nào ?

Vị trí đặt cây bạch mã hoàng tử thích hợp nhất là dưới nền đất, hai chậu đất ngay cạnh cửa ra vào, hai chậu trước hiên (sân hoặc sảnh), có thể đặt ở góc phòng khách để xoá tan đi nguồn khí tiêu cực tích tụ, hoặc đặt trên bàn làm việc để mang lại nhiều may mắn cải thiện năng suất làm việc. Theo quan niệm dân gian, nên đặt cây về hướng Đông sẽ hập thụ được nguồn sinh khí ánh mặt trời đầu tiên trong ngày, giúp mang lại tiền tài lộc phát.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cách trồng cây bạch mã hoàng tử trong nước

Kỹ thuật trồng: Đối với phương pháp này thì bạn cần chọn những cây khoẻ mạnh, không có sâu bệnh. Tiếp đến, bạn tiến hành tách bầu rễ cây ra khỏi chậu cũ rửa sạch rễ bằng nước sạch. Sau đó, bạn loại bỉ những phần rễ bị hư và tỉa bớt cành lá rồi cho cây vào chậu để trồng. Lưu ý, bạn chỉ nên đổ nước ngập rễ, không ngập lá và cần cố định cây.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Kỹ thuật chăm sóc: Bạn nên thay nước cho cây 1 lần/tuần và là nguồn nước sạch không bị nhiễm Clo hay phèn chua. Đồng thời để cây trồng trong nước phát triển tốt thì bạn nên nhỏ một vài giọt dung dịch dinh dưỡng Trimix-DT 100ml, phơi nắng cho cây 1 làn/tuần để cây quang hợp tốt.

Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

Cây ưa thích môi trường râm mát, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cây sẽ phát triển tốt khi đặt trong nhà, môi trường văn phòng, những nơi không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Cây có tốc độ sinh trưởng chậm và lá rất lâu tàn, nên để cây phát triển tốt nhất bạn cần biết cách chăm sóc cây thông qua những lưu ý sau đây:

Loại đất trồng

Đất trồng là loại đất màu mỡ, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt để cây phát triển tốt nhất. Loại đất thích hợp để trồng cây là đất mùn kết hợp với xơ dừa, đất mùn trấu hoặc đất trộn các loại phân chuồng để tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho cây.

Nước tưới

Cây hấp thụ nhiều nước nên cần bổ sung nước thường xuyên cho cây, đảm bảo độ ẩm cho đất. Nhưng nên tưới một lượng nước vừa đủ và thường xuyên, tưới quá nhiều làm úng, thối rễ cây. Đối với cây đặt trong phòng làm việc, nơi nhiệt độ văn phòng thì chỉ cần tưới nước 2 đến 3 lần trong tuần là đủ.

Nhiệt độ

Cây rất thích nhiệt độ văn phòng trong khoảng từ 18 đến 24 độ C. Nhiệt độ cao quá làm cây nhanh mất nước, lá khô héo và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Ánh sáng

Cây ưa thích bóng râm, nên bạn không nên để cây tiếp xúc lâu trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Chỉ nên cho cây có một chút ánh nắng mỗi ngày từ 1 -2 tiếng để quang hợp là tốt nhất.

Độ ẩm

Cây ưa thích bóng râm, khí hậu mát mẻ nên độ ẩm nên ở mức trung bình.

Nhân giống cây bạch mã hoàng tử

Nhân giống cây bạch mã hoàng tử khá dễ dàng bằng phương pháp tách bụi, cây nhanh ra rễ và phát triển trong môi trường thủy canh. Khi tách bụi bạn có thể trồng cây trong bình thủy tinh, để rễ cây trong nước giúp cây nhanh sinh trưởng.

Rễ cây dạng chùm, chĩa ra nhiều nhánh và có màu trắng muốt xinh xắn, nên khi trồng cây trong bình thủy tinh trong suốt sẽ thấy được bộ rễ rất đẹp. Trồng cây trong môi trường thủy canh giúp bạn không lo ngại cây thiếu nước hay phải chịu nhiệt độ cao, vì nước luôn đủ cung cấp cho cây và làm mát cây.

>>> Xem ngay: Cây Tùng Bồng Lai Hợp Mệnh Gì, Tuổi Nào ? Cách Trồng và Chăm Sóc

Bạch mã hoàng tử cây giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán cây bạch mã hoàng tử, mức giá trung bình thường giao động từ 200 – 250 nghìn đồng trên một cây. Giá chính xác của cây phải phụ thuộc vào kích thước cây, chậu cây, kiểu dáng của cây. Liên hệ với Sân Vườn Sài Gòn để sở hữu ngay cho mình những chậu cây bạch mã đẹp nhất nhé.

Hình ảnh cây bạch mã hoàng tử mini để bàn đẹp

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Từ khóa » Cây Bạch Mã Hoàng Tử Có độc Không