Cây Bạch Mã Hoàng Tử Hợp Tuổi Gì? Chúng Có độc Không?

Nếu bạn muốn lựa chọn một loài cây phong thủy thì cây Bạch Mã Hoàng Tử là một gợi ý không tồi. Ngoài có tác dụng phong thủy, chúng còn là một trong những cây cảnh trang trí không gian thêm trang nhã, thanh lọc khí, giảm căng thẳng,… Để tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này, về những lợi ích phong thủy chúng mang lại, những công dụng của chúng,… AVi Việt Nam mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết! Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cả cách trồng và chăm sóc cây. Ngoài ra, bài viết này còn trả lời cho câu hỏi rằng chúng có độc hay không? Chúng hợp với mệnh nào?... Hãy cùng đọc để có câu trả lời nhé!

Vừa làm cây cảnh, vừa thanh lọc không khí vừa mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tích cực.
Vừa làm cây cảnh, vừa thanh lọc không khí vừa mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tích cực.

Đặc điểm cây bạch mã Hoàng tử

Người ta còn biết đến loài cây này thông qua tên gọi là Cây Bạch Mã. Chúng là loại cây trồng thuộc họ Araceae với có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum.

Nếu phát triển thoải mái ở môi trường tự nhiên thì chúng có thể cao đến 1,5m. Tuy nhiên, chúng thường được làm cây cảnh và trồng trong chậu với chiều cao khoảng 40 - 50cm. Là loài cây thân thẳng, mọc thành bụi với thân màu trắng muốt.

Tán lá của chúng cũng có gân màu trắng. Lá cây bạch mã hoàng tử hình bầu dục, kích thước lớn, đầu lá nhọn với nhiều sọc gợn màu trắng và có màu xanh lơ.

Là loại cây có thể sống tốt trong môi trường đất hoặc môi trường thủy sinh. Nên bạn có thể chọn cách trồng phù hợp với không gian của mình.

Thân và cành trắng muốt.
Thân và cành trắng muốt.

Cây bạch mã hoàng tử trong phong thủy

Ý nghĩa phong thủy

Đây là loài cây mang đến nhiều may mắn cho chủ nhân. Người ta thường trồng chúng để trang trí và cầu mong nhiều điều tốt đẹp đến với các thành viên trong gia đình.

Cây bạch mã hoàng tử được dùng để trang trí nội thất, làm sang trọng thêm không gian nhà cửa hay phòng làm việc. Ngoài ra, loài cây này còn được sử dụng làm quà tặng trong những dịp sinh nhật, khai trương hay lễ nhận chức thay cho lời chúc tốt lành gửi đến người nhận.

Với dáng vẻ quý phái, sang trọng của một hoàng tử lịch lãm, chúng còn đại diện cho sự mạnh mẽ, thanh thoát, tố chất rắn rỏi của đấng nam nhi. Những người sở hữu loài cây này thường thẳng thắng, quyết đoán, thư thái và quản lý tốt công việc.

Ngoài ra, với 2 từ “bạch mã” trong tên gọi loài cây này còn được xem như những chú ngựa chiến mạnh mẽ. Vì thế chúng thể hiện sự thăng tiến và thuận buồm xuôi gió trong tất cả mọi mặt của cuộc sống.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp mệnh gì?

Theo các chuyên gia phong thủy, loài cây này hợp với những người mệnh Thủy và mệnh Kim.

Theo đó những người được sinh vào những năm đây thì đảm bảo trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử sẽ giúp đem lại nhiều điều may mắn, tài lộc và thăng tiến nhanh hơn trong công việc:

Những người mệnh Thủy là những người sinh vào những năm Bính Tý, Quý Tỵ, Nhâm Tuất, Đinh Sửu, Bính Ngọ, Quý Hợi, Giáp Thân, Đinh Mùi, Ất Dậu, Giáp Dần, Nhâm Thìn và Ất Mão. Cụ thể là những năm: 1936, 1996, 1953, 2013, 1982, 1922, 1937, 1997, 1966, 1983, 1923, 1944, 2004, 1967, 1945, 2005, 1974, 1952, 2012, 1975.

Những người thuộc mệnh Kim bao gồm những năm Nhâm Thân, Ất Mùi, Giáp Tý, Quý Dậu, Nhâm Dần, Ất Sửu, Canh Thìn, Quý Mão, Tân Tỵ, Canh Tuất, Giáp Ngọ và Tân Hợi. Cụ thể là những năm: 1932, 1992, 1955, 2015, 1984, 1924, 1933, 1993, 1962, 1985, 1925, 1940, 2000, 1963, 1941, 2001, 1970, 1954, 2014, 1971.

Tuy nhiên, đây là loài cây không xung khắc với bất kỳ mạng nào nên ai cũng có thể phù hợp với chúng.

Là loài cây rất hợpvới những người mệnh Kim và mệnh Thủy.
Là loài cây rất hợpvới những người mệnh Kim và mệnh Thủy.

Tác dụng của cây Bạch Mã Hoàng Tử

Đây không những là câyphong thủy, chúng còn có những lợi ích khác vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Cụ thể như sau:

Trang trí cho không gian thêm sinh động

Cũng như nhiều loại cây xanh khác, khi đặt chúng trong nhà, chúng sẽ làm cho không gian thêm thẩm mỹ, sinh động và tràn đầy tràn đầy sức sống.

Để làm được điều này, bạn nên đặt cây trong phòng khách, bàn làm việc, sảnh văn phòng  hoặc những quán cà phê, trà sữa, ...

Lọc khí, bảo vệ môi trường

Đây còn được xem là một chiếc “máy lọc không khí” vô cùng hiệu quả cho không gian sống. Chúng hút những chất độc trong môi trường làm cho nơi trồng chúng trong lành hơn.

Ngoài ra, đối với những nơi sử dụng máy lạnh thường xuyên việc trồng cây bạch mã hoàng tử sẽ giúp tăng cường độ ẩm tránh làm khô da.

Cân bằng ánh sáng và giải tỏa căng thẳng

Với màu xanh tươi mát của lá cây, chúng giúp điều hòa lượng ánh sáng trong phòng. Hơn nữa, nhìn vào loài cây này bạn sẽ cảm thấy thư giãn còn đỡ mệt mỏi, giảm mỏi mắt và giải tỏa stress hay những áp lực trong công việc cũng như cuộc sống.

Cây bạch mã hoàng tử có độc không?

Đây là loài cây có chứa độc tố nhẹ, không đáng lo ngại. Những độc tố của cây phát ra nhằm tránh khỏi những tấn công của những loài côn trùng hay sâu hại,… Đó là cách chúng tự bảo vệ mình.

Độc tố của cây Bạch Mã Hoàng Tử chứa trong quả và trong mủ của cây. Thông thường, vào khoảng tháng 7, cây sẽ xuất hiện những quả mọng màu đỏ. Nếu ai vô tình ăn phải quả hay tiếp xúc với mủ cây thì dễ bị trúng độc.

Độc tố này thực chất ở dạng rất nhẹ nhưng nếu nhà có trẻ nhỏ thì bạn lưu ý đừng cho bé đến gần cây.

Là loài cây rất hợpvới những người mệnh Kim và mệnh Thủy.
Là loài cây rất hợpvới những người mệnh Kim và mệnh Thủy.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây

Đây là loài cây ưa sống ở môi trường râm mát nên bạn có thể trồng ở trong nhà hoặc văn phòng một cách dễ dàng. Để trồng cây bạn cần tiến hành như sau:

Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng

Cây bạch mã hoàng tử thích nghi tốt với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị loại đất tơi xốp, thoáng khí và giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất.

Bạn nên trồng chúng trong chậu gốm sứ hay chậu thủy tinh đẹp. Nếu trồng trong môi trường đất, bạn nhớ chọn chậu có lỗ thoát nước để không úng ngập cây.

Môi trường nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

Nhiệt độ phù hợp cho cây là 18 – 24 độ C. Nếu thấp hoặc cao hơn có thể làm cây giảm sức sống, héo lá hoặc chết cây. Độ ẩm trung bình, không cao, không thấp thì cây sẽ khỏe mạnh.

Bạn có thể trồng cây trong bóng râm vì chúng không cần nhiều ánh sáng nhưng nên sắp xếp đặt chúng ở nơi nhiều ánh sáng, không hầm bí và vài ngày cho cây tiếp xúc với ánh nắng khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ để lá xanh tốt.

Tưới nước cho cây

Là cây ưa nước nên bạn cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo đủ độ ẩm cho đất. Tưới lượng vừa đủ để không làm úng rễ chết cây.

Bạn có thể trồng chúng trong môi trường thủy sinh cũng rất tốt nhưng phải thay nước mỗi tuần 1 lần.

Cách nhân giống cây bạch mã hoàng tử

Bạn có thể nhân giống dễ dàng bằng phương pháp tách bụi cây.

Chỉ cần lựa chọn những bụi cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh. Sau đó bạn dùng dao thật bén tách khoảng 3 – 4 gốc 1 bụi rồi trồng ra chậu riêng.

Nếu trồng cây với môi trường thủy sinh, bạn nên rửa sạch đất bám trên rễ cây, kết hợp vệ sinh cành lá cho cây luôn. Sau đó cho nước vào chậu thủy tinh xong đặt cây vào.

Quá trình chăm sóc cây ngoài những yếu tố như trên, bạn còn cần phải chọn nơi đặt cây phù hợp. Tốt nhất là chọn những nơi thoáng mát, ánh nắng nhẹ. Nên chọn nơi có nắng buổi sáng.

Trồng thủy sinh để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của bộ rễ.
Trồng thủy sinh để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của bộ rễ.

Đến đây bạn đã nắm được cách trồng, chăm sóc và những ý nghĩa cũng như công dụng tích cực của cây bạch mã hoàng tử. Loài cây này có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở cả môi trường đất và nước. Với bộ rễ trắng muốt, nếu trồng thủy sinh bạn sẽ thấy chúng thật xinh xắn trong nước rất dễ thương. Loài cây này phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mệnh Thủy và mệnh Kim nên sở hữu chúng để thăng tiến hơn trong công việc. Tuy nhiên, nếu nhà mình có trẻ con, bạn nên đặt cây xa nơi bé hay qua lại nhé!

Chúc bạn sớm trồng được những cây đẹp như ý!

Từ khóa » Cây Bạch Mã Hoàng Tử Hợp Tuổi Gì