Cây Bạch Quả

Tên thông thường: Cây Bạch quả hay còn được gọi với cái tên khác là cây Ngân Hạnh.

Tên khoa học: Ginkgo biloba

Họ: Bạch quả thuộc họ Ginkgoaceae.

Phân bố:

Bạch quả được trồng nhiều ở Hàn Quốc làm cây đô thị, đường phố. Ngoài ra cây cũng được trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ngày nay cây cũng được trồng phổ biến hơn trên thế giới.

Ở Việt nam, bạch quả đang được du nhập vào để trồng làm cây đô thị, cây cảnh.

Đặc điểm hình thái:

Cây bạch quả

Bạch quả là loài cây thân gỗ lớn có từ hàng triệu năm nay. Thông thường cây có thể đạt chiều cao 20-35m. Cây có tán đẹp, tán nhọn và các cành dài, gồ ghề. Cây non thường cao, nhỏ và ít phân cành, tán lá rộng dần ra khi cây lớn. Các cành bạch quả phát triển theo chiều dài bằng cách phát triển các cành non với các lá mọc đều đặn từ nách lá của cây. Các cành non ngắn và có các gióng cũng rất ngắn. Các cành non ngắn cho phép hình thành các lá mới trên các phần già hơn của tán lá. Sau một số năm, các cành non ngắn này có thể phát triển và thay đổi để trở thành các cành non thông thường.

Cây ngân hạnh

Hình ảnh cây ngân hạnh.

Lá có dạng hình quạt dài 5-10cm với các gân lá tỏa ra thành phiến lá, đôi khi chia hai nhánh nhưng không nối lại thành một hệ thống. Hai gân lá đi vào phiến lá tại gốc lá và chia nhánh lặp lại thành hai theo kiểu gọi là hệ gân lá phân đôi. Các lá ở các cành non dài thông thường có vết khía hình chữ V hay có thùy, nhưng chỉ từ mặt ngoài, giữa các gân lá. Chúng sinh ra ở phần đầu của các cành lớn nhanh, mọc so le và cách nhau đều đặn; cũng như trên các cành non ngắn thành cụm ở đầu cành. Lá Bạch quả là duy nhất trong thực vật có hạt.

Thông thường lá có màu xanh ngọc, khi đến mùa thu lá Ngân hạnh chuyển thành màu vàng sáng sau đó lá sẽ rụng dần.

Bộ rễ cọc ăn sâu có khả năng chống chọi với sự tàn phá của sức gió và tuyết.

Quả bạch quả

Quả bạch quả

Quả ngân hạnh

Quả ngân hạnh.

Quả Ngân hạnh nhỏ và tròn có màu xanh và sẽ chuyển sang màu vàng vào mùa thu. Quả có mùi hôi khó chịu, nhưng đây là loại quả có nhiều tác dụng hữu ích trong y học.

Đặc điểm sinh thái:

Ngân hạnh là cây có tuổi thọ cao, thích hợp với khí hậu lạnh

Là cây ưa sáng nhưng cây non không ưa sáng mạnh.

Công dụng:

Bạch quả (ngân hạnh) có tác dụng rất lớn trong y học trong việc điều trị một số bệnh như:

+ Giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích và tăng tuần hoàn; Bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào;

+ Ngăn chặn nhiều tác động của tác nhân hoạt hóa tiểu huyết;

+ Giúp mạch máu giãn ra, làm số lượng máu lưu thông nhiều hơn, làm hạ áp suất máu trong mao mạch, giúp đưa một lượng lớn oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng não bị tổn hại, nhờ đó các tế bào não được hồi phục nhanh chóng.

+ Chống lão suy và bệnh Alzheimer.

+ Chữa chứng đau nửa đầu

+ Chữa chứng tê cóng tay chân

+ Giúp tăng cường thính giác

+ Chữa bệnh liệt dương.

Nhân bạch quả để nấu các món ăn tiềm, hầm như vịt tiềm, bát bửu, dê tiềm, gà hầm hải sâm... rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bạch quả còn được dùng nấu chè cùng táo tàu, hạt sen, sâm bổ lượng... như một món ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Những món ăn này là bài thuốc quý cho làn da phụ nữ, giúp điều hòa máu huyết, làm sạch phổi...

Cách trồng và chăm sóc:

Chọn đất trồng giàu dinh dưỡng, đô thoát nước tốt.

Đào lỗ đặt bầu sao cho rễ và thần cây ngay thẳng ở giữ hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1-2cm. Xé bỏ vò bầu trước khi đặt cây xuống hố, chú ý không được làm vỡ bầu hay bầu bị biến dạng. Lấp phần đất mặt xuống trước, lèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2-3cm.

Tưới nước giữ ẩm cho cây, cần che chắn cho cây non tránh ánh nắng trực tiếp, bởi cây non ko ưa sáng mạnh.

 

 

 

 

Chủ đề liên quan:

cây đô thị

Từ khóa » Cây Bạch Quả Bán ở đâu