Cây Bạch Tuyết Mai - MỘC NHIÊN FARM

Vào dịp Tết, thị trường cây cảnh và bonsai cực kỳ sinh động. Cây bạch tuyết mai là một cái tên mới nổi và đang dành được nhiều sự quan tâm những năm gần đây. Chúng không chỉ có vẻ đẹp mảnh mai, uyển chuyển, giúp không gian trở nên có sức hút hơn mà còn có ý nghĩa đem lại sự thịnh vượng, may mắn cho gia chủ. Với một vài bí kíp, việc chăm sóc cây hoa trắng xinh đẹp không còn là một bài toán khó nữa.

  • Tên khoa học: Serissa Foetida, Serissa Japonica Thunb.
  • Tên tiếng Anh: Snow rose, Japanese boxthorn
  • Tên gọi khác: cây mã thiên hương, cây bỏng nẻ, bạch đinh hương

Đặc điểm của cây bạch tuyết mai

Bạch tuyết mai là loại cây cảnh thân gỗ nhỏ có kích thước thân khoảng 40 – 50cm. Chiều cao trung bình khoảng 60cm.

Do bản thân là cây bụi nên cây mọc nhiều cành nhỏ. Các cành rất uyển chuyển nên có thể uốn theo nhiều kiểu tạo thành cây cảnh rất đẹp. Các cành thường phát triển thẳng hoặc chéo không theo trật tự cụ thể.

Cây bạch tuyết mai

Bạch tuyết mai có tán lá khá rộng. Lá cây đơn, dạng kép, mọc đối xứng theo từng cặp, các lá nhỏ xếp chồng lên nhau. Phiến lá dài khoảng 2 – 3cm, rộng 1 – 1,5cm, thuôn dài và có màu xanh bóng, mờ. Lá có màu xanh, gân và mép có màu vàng, mép lá không có răng cưa, viền lá màu trắng nhìn rất dễ thương.

Lá có đường viền xinh xắn.

Mỗi bông hoa bạch tuyết mai đều có 5 cánh màu trắng. Đường kính khoảng 1,3 cm với thân hình ống và 4 – 6 thùy. Khi nở rộ, cả cây nhìn như một cụm tuyết trắng muốt.

Hoa bạch tuyết mai trắng muốt.

Nguồn gốc của bạch tuyết mai

Bạch tuyết mai là một giống cây có bắt nguồn từ khu vực Đông Bắc Á. Có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở quốc đảo Nhật Bản và các nước lân cận. Do vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, chủng bonsai này đã được nhân giống và trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt tại Đà Lạt.

Cây bạch tuyết mai phổ biến trong giới bonsai.

Ý nghĩa phong thủy của cây bạch tuyết mai

Trong phong thủy, cây bạch tuyết mai được tin là đem lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Khi được đặt trong khuôn viên nhà, nó còn là một lời cầu chúc cho vạn sự luôn được thuận buồm xuôi gió. Không chỉ thế, khi có sự hiện diện của loại cây này, không gian xung quanh như được nâng tầm lên, trở nên quý phái và tao nhã hơn.

Vị trí đặt cây bạch tuyết mai

Để thu hút vượng khí, sinh tài lộc, hướng Đông và Đông Nam là hai hướng thích hợp. Đồng thời, chúng sẽ phát triển rất mạnh nếu như môi trường xung quanh ít biến động nhiệt độ và có độ ẩm thích hợp.

Bạch tuyết mai được tin là đem lại may mắn cho gia chủ.

Cây bạch tuyết mai có công dụng gì?

Công dụng chủ yếu của cây bạch tuyết mai vẫn là để trưng bày như một vật trang trí. Vị trí thích hợp để đặt chúng thường trong phòng khách, bàn làm việc, công sở… Cả không gian có thể bừng lên sự tươi mới và tao nhã chỉ với một chậu bạch tuyết mai, đặc biệt là trong dịp Tết.

Cây trang trí

Cách trồng và chăm sóc cây bạch tuyết mai

Nhân giống bạch tuyết mai

Gieo hạt và giâm cành là hai phương pháp chính để nhân giống. Tuy nhiên, tỷ lệ cây con sống được bằng phương pháp gieo hạt khá thấp nên vẫn ưu tiên nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Đối với phương pháp giâm cành, chọn cành to, chắc từ cây mẹ có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Sau đó, trồng ở khu vực đất đã được chuẩn bị trước. Khoảng 2 tuần, thì cành giâm sẽ mọc rễ với độ dài 2 – 3cm. Trước khi cho vào chậu trồng cần rửa sạch cây. Cây con mới trồng nên được bổ sung nước và chất dinh dưỡng để có thể phát triển thật tốt. Không nên tưới quá nhiều khiến cây ngập úng, gây ra hiện tượng thối rễ.

Nhân giống và tạo dáng cho bạch tuyết mai.

Cách chăm sóc cây bạch tuyết mai

Vị trí trồng

Khu vực thích hợp là nơi có bóng râm, nắng nhẹ. Tuy nhiên, nếu để cây hứng nắng quá lâu có thể không tốt cho khả năng phát triển của chúng. Nếu gặp phải những hôm trời nắng gắt, cần di chuyển chậu cây vào trong nhà, tránh việc đất quá khô.

Do bản thân là một giống cây cận nhiệt đới, bạch tuyết mai nên được đặt ở một vị trí ấm áp, nhiệt độ ban đêm phải trên 10 độ C. Khi vào thu cho đến đầu xuân, nên đem chậu cây vào trong nhà hoặc nhà kính để sưởi ấm, nhiệt độ trung bình dao động từ 10 – 20 độ C.

Cây bạch tuyết mai ưa nơi ẩm, mát, có nắng nhẹ.

Đất trồng

Đất được sử dụng để trồng bạch tuyết mai nên là đất mùn, đất cát pha thịt, giàu dinh dưỡng, và có độ thoát nước tốt. Nếu trồng trong chậu thì nên đục một lỗ dưới đáy để ngăn ngừa hiện tượng úng rễ.

Để giúp cây phát triển tốt, nên thay đất và chậu hai năm một lần. Trong quá trình thay chậu, có thể tỉa rễ và nếu ngửi thấy mùi khó chịu khi tỉa thì cũng là hiện tượng bình thường.

Giá thể thoát nước tốt là yếu tố quan trọng.

Yêu cầu về nước

Bạch tuyết mai có nhu cầu về nước hơi khắt khe. Chúng rất kỵ úng rễ. Không nên tưới cây hằng ngày theo thói quen mà cần phải kiểm tra đất tước khi tưới. Phải đảm bảo đất ẩm nhưng không bị ngập nước.

Khi thấy hiện tượng cây bị vàng lá, cần tưới ít nước đi. Khi lá có màu nâu và giòn thì có nghĩa là cây thiếu nước hoặc độ ẩm quá thấp.

Những lúc cây không ra hoa, nên thường xuyên phun lên tán lá bằng nước không có vôi.

Lượng nước cho cây vừa đủ.

Phân bón

Bón phân cho cây mỗi tháng một lần trong giai đoạn từ tháng 9 – 3 và hai tuần một lần từ tháng 3 – 9. Chỉ bón khi đất ẩm, nếu không sẽ dễ bị cháy rễ. Khi cây không có chồi mới hay đang rụng lá thì cũng không nên bón.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Rệp và nhện là hai loại côn trùng chủ yếu gây hại cho bạch tuyết mai. Có thể sử dụng xà phòng để diệt côn trùng hoặc tinh dầu cây neem Ấn Độ để tiêu diệt chúng.

Khi cây bị thối rễ do đất ngập nước lâu ngày, cần tiến hành loại bỏ những rễ bị hư hại và trồng trong đất mới có độ thoát nước tốt hơn.

Giữ cho cây sạch và phòng bệnh kịp thời.

Cắt tỉa để tạo dáng bonsai cho cây bạch tuyết mai

Cũng như cây linh sam, bạch tuyết mai là bonsai. Vì vậy, chúng rất được chú trọng khâu cắt tỉa. Những cành mọc vượt, mọc đâm nên được cắt tỉa để cây có tán gọn gàng và đẹp hơn.

Có thể thực hiện cắt tỉa cho loại cây bonsai này vào đầu mùa xuân. Lúc cây còn non, nếu chúng có 4 – 5 lá thì nên tỉa còn 1 – 2 lá. Trong giai đoạn ra hoa, không cần cắt tỉa nhiều. Sau mỗi đợt hoa, cần cắt tỉa để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Đồng thời, tạo lại dáng cho cây ra đợt hoa mới vẫn đẹp hoặc theo hình dáng mong muốn.

Cây bạch tuyết mai khi được tạo dáng bonsai.

Trong nghệ thuật tạo hình cho bonsai, kỹ thuật nối dây sẽ quyết định việc tạo dáng và tạo kiểu cho cây. Có thể hiểu đây là việc định hình theo ý muốn, bằng việc tạo ra mẫu thiết kế đúng theo ý bạn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, kỹ thuật này sẽ gây tổn thương cho cây. Vì thế, cần nhẹ nhàng tinh tế với cành nhỏ, và thật cẩn trọng với cành lớn vì chúng không dễ uốn. Nếu không quen tay, cành sẽ bị dập, gãy và ảnh hưởng tới việc tạo hình.

Chỉ nên nối dây khi cây đã đạt độ ổn định sau khoảng 2 – 3 năm. Việc nối dây có thể làm cây mất sức, vì vậy chỉ nên làm khi cây thật khỏe và không bị cắt tỉa nhiều trong khoảng thời gian đó.

Thú vui chơi bonsai để thiền định.

Bạch tuyết mai có thể được uốn theo nhiều hình dáng khác nhau. Mỗi hình dáng có ý nghĩa riêng theo ý định của người uốn. Một số người chơi bonsai còn trưng bày bạch tuyết mai như một thú vui để thiền định.

Tổng kết

Nếu đã "lỡ" yêu màu hoa trắng, tại sao không chọn mua một cây bạch tuyết mai? Cây có thể được đặt trên bàn hoặc một góc vườn thanh tĩnh, đem lại cảm giác trong trẻo và thư giãn cho người thưởng thức.

Bạch tuyết mai nở hoa trắng xóa.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Từ khóa » Bonsai Bạch Tuyết Mai