Cây Bài (Phần 2) - Dụng Cụ Bonsai
Có thể bạn quan tâm
Cho nên, có 2 trường hợp hoàn toàn trái ngược nhau trong diễn tả:
-Vì những thể hiện quá rõ nét trên cái cây: bộ rễ lồi đẹp, vỏ nứt sần… bạn phải chọn diễn tả cái cây ở góc nhìn gần (mọi thứ rõ nét), vậy thì cách diễn tả chi cành và cỡ lá của một cây nhìn gần cũng cần phải phù hợp.
-Ngược lại, bạn muốn diễn tả một đại thụ được nhìn từ xa, vậy thì bạn chả nên chọn những cây lộ rõ vỏ, rễ hay lá to, hoặc thân cong queo. Dĩ nhiên những loài cây lá ri rí và thân cây hơi cao, thẳng sẽ dễ dàng diễn tả chuyện này.(và nếu cây được nhìn từ xa, bạn cũng cần chuyển cây sang mức tỉ lệ hoàn toàn khác với cây nhìn gần. Thí dụ như mức tỉ lệ 1:15 (nhìn hơi xa) thay vì 1:6 (nhìn gần)
Chúng ta có thể xem lại ba góc nhìn: xa, hơi xa, cận cảnh qua 3 tác phẩm dưới đây. (Hình trích trong quyển Vision of My Soul, tác giả Robert Steven). Cây nhìn từ xa:
Cây nhìn hơi hơi gần:
Cây nhìn rất gần:
Thực sự thì những tỉ lệ mỹ thuật chỉ là như vậy, thế nhưng, khốn nỗi, có một số người có lẽ vướng vào chuyện “làm biếng sáng tạo”, thế nên khi vừa nắm được chút chuyển dạng của một cây “phôi” sang một cây bonsai với tỉ lệ 1:6 bèn là coi như: chỉ như vầy mới là bonsai! Thế nên, rốt lại thì: cây nào cũng chỉ rập khuôn một tỉ lệ, một kiểu phân cành? Có lẽ rồi từ đó chúng ta đã có cây bài chăng?
Có lẽ chỉ duy nhất quyển sách kỹ thuật của ông John Naka là đề cập đến những tỉ lệ trên một bonsai rút ra từ tỉ lệ vàng. Nhưng tiếc rằng, mặc dù ông John Naka chỉ đưa ra những tỉ lệ giúp mắt người ngắm cây dễ thấy ra được một đại thụ trong chậu và đặc biệt ông John Naka dùng một cây trực làm chuẩn cho thí dụ, một số người khi thử áp dụng những tỉ lệ này đã thấy “hiện ra một cây bonsai tuyệt vời”(?). Nó tuyệt vời có lẽ vì có hình dạng của nó khác hẳn với mọi loại cây mà một người bình thường vẫn hay thấy ngoài đường hay trong chậu ngoài sân. Thế là hình ảnh một bonsai với cành 1, cành 2, cành 3, và vòm lá hình tam giác đã trở thành “một chuẩn định cho cây được gọi là bonsai”(?). Nghĩa là “phải có hình dạng và cách xếp đặt cành 1, cành 2, cành 3 như vậy mới là bonsai”.
Nếu có bạn nào còn giữ những số báo Hoa Cảnh của các năm 2009, 2010, 2011, 2012 xem lại các bài viết chủ đề “Cùng nhau xây dựng tác phẩm Bonsai” của tác giả Tần Kịch, chắc hẳn các bạn sẽ nhận ra ngay: bất kỳ một cây đưa vào chậu bonsai dáng nào, cuối cùng cũng đều được tác giả để nghị chuyển sang kiểu cành 1, cành 2, cành 3 (có lẽ thỉnh thoảng có chút khác biệt ở chuyện thưa thớt tàn lá nhiều ít).
Một khi những quy ước tỉ lệ Mỹ thuật được chuyển đổi thành quy luật và được mọi học viên tuân thủ để được công nhận: đã chuyển một cây phôi cành lá tùm lum tà la thành một cây bonsai với cành 1, cành 2, cành 3 ở đúng vị trí quy định (theo quy luật). Thế là học viên tốt nghiệp sau khi đã nắm giữ và tuân thủ mọi “quy tắc bonsai”(?). Thành thử, hễ mà thấy một tác phẩm như hình dưới, chắc hẳn những bạn từng được học và “cố gắng tuân thủ quy tắc bonsai” khi nhìn những tác phẩm như kiểu trên sẽ thốt: “cái cành âm như thế là lỗi! Cắt bỏ ngay!”
Mình đoán là những năm 2011 sang 2012, giống cây Mai Chiếu Thủy trong miền Nam bùng phát. Bởi đây vốn là giống cây đã được ông bà ta dùng làm cây Kiểng với những đặc tính ưu việt, thế nên nay đưa vào Bonsai có vẻ rất dễ ăn: nhanh chóng hình thành tác phẩm. Đã thế, không ít những cây Mai Chiếu Thủy với hình thức gần như “cố định”, đạt giải thưởng trong các cuộc thi. Thế là hình ảnh những cây Mai Chiếu Thủy với dạng cành 1, cành 2, cành 3 nằm đúng vị trí quy định tạo thành vòm tam giác, đã trở thành “mẫu mực bonsai”, để rồi được gọi là cây bài.
Chả biết có đúng không, mình chỉ đoán là có lẽ trên thế giới, chỉ có miền nam Việt Nam là có hiện tượng “cây bài Bonsai”(?). Có lẽ do phong trào Bonsai bùng phát nhanh quá, rất đông người cùng xắn tay áo “nhào vào thú chơi”, để bắt kịp “trào lưu”, các lớp bonsai nở rộ và đưa ra phương thức: “cây bonsai là thân phải như vầy, cành 1,2,3 phải mọc như vầy như vầy cho đúng quy tắc”. Mà thực sự thì một cây sau khi được cắt và uốn theo quy tắc đó, trông nó “rất bonsai”! Thế nên sau vài năm, khu vực miền Nam Việt Nam đã có một “kiểu Bonsai rất bài bản”(?).
Có lẽ, dưới mắt kinh doanh, việc kiến tạo kiểu bonsai cây bài sẽ rất nhanh chóng phát triển. Giá trị cao thấp chỉ còn tùy vào việc phát triển chi dăm ở các cành 1,2,3. Mà việc này, đối với cây lá bản ưa nước như Mai Chiếu Thủy thì chắc chả khó khăn.
Nhưng xét về mặt nghệ thuật thì cuối cùng mình có thể nói: cây bài chả truyền đạt được chuyện gì!
Xem tiếp phần 3
Theo : http://bonsaininhbinh.com
Từ khóa » Cay Bài
-
Cay Bài Là Gì..? Chia Sẻ Chi Tiết Về Cây Bài - YouTube
-
Cây Bài Hương Có Công Dụng Gì? - Vinmec
-
1 Cây Bài Tây Double-k đẹp ( 10 Bộ ) | Shopee Việt Nam
-
Cây Bài (Phần 1) - Dụng Cụ Bonsai
-
Cây Bài Hương - Hello Bacsi
-
Cây Bài Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Cây Bài (Phần 2) | Cây, Cây Kiểng Bonsai, Thực Vật - Pinterest
-
Bài Cào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Bài Tây – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngã Tư Cây Bài - Tỉnh Lộ 8 (Phước Vĩnh An) - Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Cây Bài Chặt - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nhà đất Bán Tại Cây Bài, Xã Phước Vĩnh An, Huyện Củ Chi, Hồ Chí ...
-
Bán Miếng Thổ Cư 2 MT đường Cây Bài ,vị Trí Gần Cây Xăng Sĩ Tiến ...