Cây Bần - Bến Xưa

Dược Sĩ Trần Việt Hưng

Khoanh tay lo nghèoLà trái bần ổi(Vè cây trái – Nam Bộ)Thân em như trái bần trôiSóng dập, gió dồi biết tấp vào đâu?(Ca dao)

Ảnh minh họa cây Bần của vi.wikipedia.orgBần là một loài cây thân gỗ chịu được nước mặn nên thường gặp tại những vùng đất bùn nhão ở các cửa sông. Bần mọc chung với các cây như Mắm, Đước, Vẹt, Sú… tạo thành khu rừng ngập mặn (mangrove) tại những vùng ven biển.Trái bần có thể dùng làm thực phẩm cho người và cho cá (cá tra bần đã được đặt tên vì thích ăn bần). Hoa bần, thụ phần do ong, dơi… góp phần quan trọng cho môi sinh. Bần còn được trồng để giúp chắn sóng và bảo vệ đất; gỗ bần có một số ứng dụng trong công nghiệp.Với người dân sinh sống tại những vùng cửa sông, ven biển miền Nam Việt Nam, bần có nhiều liên hệ đến cuộc sống cả trong văn chương bình dân lẫn ẩm thực.Một số địa danh tại vùng đồng bằng sông Cửu Long mang tên Bần như Rạch Bần (Cần Thơ), Cây Bần (Bạc Liêu-Sóc Trăng), Ngã ba Bần Quỳ (Long An).Vua Gia Long (Nguyễn Ánh) trong thời gian chạy nạn, trốn quân Tây Sơn, trú tạm tại Cửa Hàm Luông đã được nông dân địa phương đãi ăn món ‘bần chua chấm mắm cá chốt’. Vua đã đặt cho bần tên ‘Thủy Liễu’.Tên khoa học và các tên khác:Sonneratia caseolaris = Bần chua, Bần sẻTên Anh-Mỹ: Mangrove Crabapple, Cork tree; Pháp: Mangrove pommeCác tên địa phương: Berembang (Mã Lai, Singapore); Ilukabban (Philippines); Archata (Bengali-Ấn); Choilani, choila (Bangladesh)Sonneratia ovata = Bần ổi, Bần trứngTên địa phương: Pagatpat (Phi), Lapka (Kampuchea), Lamphen (Thái)Sonneratia alba= Bần đắng, bần chút, bần trắngMã lai: Perepat. Trung Hoa: sang-hai-sanĐặc tính thực vật:Bần thuộc họ thực vật Sonneratiaceae.Sonneratia caseolaris:Cây thuộc loại thân mộc, lá xanh quanh năm, có thể mọc cao 10-15 m hay có khi đến 20 m. Rễ thở (phế căn) tập trung thành cụm ở quanh gốc thân, mọc ngập sâu trong bùn. (Rễ chia thành hai phần, phần ăn dưới đất và phần mọc từ bùn chĩa lên trời). Thân có vỏ màu xám Cành non có 4 cạnh nhẵn. Lá mọc đối, lá non hình mũi mác dài, lá già hình trái soan, dài 5-10 cm, rộng 3-5 cm: thuôn hẹp thành cuống ở gốc và tù, cụt hay tròn ở chóp. Phiến lá dày, hơi mọng nươc, gân rõ, cuống và gân chinh nơi gốc lá có màu đỏ. Cây rụng lá vào mùa Đông.Hoa màu đỏ đậm, lưỡng tính, mọc thành nhóm 2-3 hoa hoặc có khi đơn độc, ở ngọn thân hoặc kẽ lá, lớn khoảng 5cm. Cuống hoa ngắn và mập, dài có 6 răng hình tam giác, các răng này liền nhau tạo thành một ống dài 1.5 cm, mặt ngoài màu xanh lục, mặt trong màu tím nhạt. Tràng hoa có 6 cánh hình dải, đầu thuôn nhọn. Hoa nở về đêm: bắt đầu nở khi mặt trời lặn và chỉ kéo dài trong một đêm, nhụy hoa rụng ngay vào sáng sớm hôm sau.Quả thuộc loại phì quả hình cầu, mọng nươc, đường kính khoảng 3-4 cm, ở đầu có mũi thuôn nhọn trong chứa nhiều hạt đa dạng, tròn hay dẹp và dài hình như cái đinh. Gốc của quả có thùy đài xòe ra. (hình dạng giống như quả hồng = persimmon). Quả non màu xanh lục xậm, chuyển thành xanh-vàng khi chín. Quả chín có vị chua như fromage.Tại Việt Nam, cây trổ hoa trong các tháng 3-5 và ra quả trong các tháng 8-10.Sonneratia ovata:Các đặc điểm thực vật học gần như tương tự S. caseolaris, ngoại trừ vỏ tróc thành mảnh mỏng như vỏ cây ổi; lá hình bầu dục. Trong môi trường tự nhiên, S. ovata thường sống sát ven bờ, nơi mức triều dâng cao nhất hay ven sông nước lợ. Quả nổi trên mặt nước nên trôi theo dòng, mọc thành cây đơn độc giữa quần thể các cây của vùng ngập mặn.Tại Brunei, có nhiều loài bần lai tạo tự nhiên giữa S. caseolaris, C. ovata và C. albaCó thể phân biệt 3 loài bần thường gặp tại VN bằng các đặc tính hình dạng của quả:Bần chua: Quả dạng nằm thẳng đứng, thùy đài dạng trung gian giữa bần ổi (S. ovata) và bần đắng (S. alba)Bần ổi: thùy đài ôm sát vào quả, xa cuống và hướng xuống đáy quả.Bần đắng: thùy đài vênh ngược hương về cuống.

Thân em như trái bần trôi... | Xã hội | PLO

Ảnh minh họa Trái Bần của Plo

Khu vực phân bố:Bần phân bố tự nhiên tại các vùng rừng ngập mặn nơi cửa biển Á Châu (Bangladesh, Myanmar), Đông Nam Á (Việt, Kampuchea, Thái Lan), Mã Lai, Indonesia, Philippines, Bắc Úc (vùng Queensland), Micronesia, Đông Phi ChâuTại Việt Nam: Bần mọc tại những vùng nước lợ gần các cửa sông, nước ngập một mùa trong năm, phát triển tùy theo mức thủy triều.Thành phần hóa học:Quả chứa 11 % pectin (theo trọng lượng sấy khô hoàn toàn), oleanolic acid, luteolin, hợp chất sterol-glucopyranoside. Các acid hữu cơ như malic, maslinic acid.Lá chứa các flavonoids như luteolin, luteolin-7-O-beta glucoside (Journal of Natural Medicine Vol 60, No 3Vỏ thân chứa 9-17 % tanins, vỏ cành chứa 11-12 % tanins.Cành và Chồi non chứa khoảng 24 hợp chất, phần chính gồm 8 loại steroid, 9 triterpinoids và 4 chất chuyển hóa loại benzencarboxylic (Chinese Journal of Oceanology and Limnology Vol 27-2009)Gỗ chứa– Chất màu: archin (1,3,8-trihydroxy-3 methyl anthraqui none) và archinin (1,8-dihydroxy-3 methyl anthraquinon)– Hợp chất phenolic: archicinĐặc tính dược học:Một số nghiên cứu về dược tính của quả và lá bần chua (S. caseolaris) đã được thực hiện tại Ấn Độ, Bangladseh.Khả năng làm hạ đường và hạ mỡ trong máu: Lá cây bần chua (S. caseolaris) đã được nghiên cứu về khả năng giúp làm hạ đường trong máu và hạ mỡ tại ĐH University of Development Alternative, Dhammomdi (Bangladesh). Kết quả ghi nhận: Thử nghiệm cho chuột Windstar ăn theo cách đặc biệt, thực phẩm có trộn bột lá bần khô theo các tỷ lệ 0.01, 0.033 và 0.1 % (w/w) tạo được sự giảm mức đường trong máu rõ rệt, sự giảm hạ thay đổi theo lượng bột lá trộn trong thức ăn. Khi dùng tỷ lệ bột lá cao nhất, lượng đường trong máu giảm đến 20 % so vơi chuột đối chứng. Ngoài ra cũng trong thử nghiệm này, chuột ăn thực phẩm có trộn bột lá bần có sự giảm hạ triglycerides trong máu, các mức độ cholesterol tổng cộng và cholesterol loại LDL. Tỷ lệ Triglycerides/ HDL Cholesterl giảm hạ từ 17.4/1 nơi chuột đối chứng xuống còn 7.6/1 nơi chuột cho ăn thực phẩm trộn lá bần khô ở nồng độ cao nhất (0.1%). Nghiên cứu kết luận là bột lá bần có thể dùng trộn thêm trong thực phẩm để giúp kiểm soát mức đường trong máu nơi người bị bệnh tiểu đường (Advances in Natural and Applied Sciences Số 4-2010)Một nghiên cứu khác tại Indian Institute of Chemical Technology Hyderabad (Ấn Độ) về hoạt tính sinh học của các chất trong quả bần chua (S. caseolaris) ghi nhận nước chiết từ quả bằng methanol có hoạt tính ức chế hoạt động của men alpha-glucosidase (Journal of Medicinal and Aromatic Plants Số 1-2010)Khả năng diệt bào, trị ung thư: Một số hoạt chất trich từ cành non và chồi của bần chua được thử nghiệm (in vitro) về khả năng diệt bào trên tế bào ung thư gan nơi người giòng SMMC-7721Hợp chất 3.4.5.7-tetrahydroxyflavone ức chế sự tăng trưởng của tế bào ở nồng độ IC50= 2.8 microgram/mLCác chất khác như oleanolic acid, các chất chuyển hóa loại ellagic acid có khả năng diệt bào yếu hơn.Chinese Journal of Oceanology and Limnology Số 296-2009)Các hợp chất (-)-R-nyasol. (-)-R-methylnyasol và maslinic acid chiêt từ quả bần chua và bần ổi có hoạt tinh diệt bào khi thử trên tế bào ung thư chuột giòng glioma G6 (Biochemical Systematics and Ecology Số 37-2009)Bần trong Dược học dân gian:Lá và quả bần được sử dụng làm thuốc trong dược học dân gian tại nhiều nơi ở Á Châu:Tại Việt Nam: Lá giã nhỏ hay nghiền nát trộn thêm một ít muối, dùng đắp vào vết thương, trị bong gân, bầm khi va chạm.Tại Mã Lai và Singapore: Nước cốt từ trái bần, lên men dùng làm thuốc cầm máu. Quả già khô dùng trử giun sán. Nước ép từ quả vừa chín tới dùng trị ho. Nước ép trích từ hoa dùng để trị đái ra máu.Tại Ấn Độ: Quả dùng làm thuốc đắp ngoài da trị sưng, bong gân. Hoa cũng dùng trị tiểu ra máu.Thành phần và công dụng của gỗ bần:Gỗ bần được xếp vào loại gỗ nặng (800 kg/ thước khối), chống được hà và sâu bọ nên có thể dùng làm ván thuyền, vật liệu xây dựng, cột nhà. tuy nhiên lại ăn mòn các kim loại khác do chứa lượng muối khoáng cao. Rễ khi sinh (Phế căn=pneumatophores, tên bình dân là cặc bần) dùng làm nút chai và làm phao cho lưới đánh cá. Bột gỗ, chế biến theo phương pháp sulphat hóa, có thể dùng làm nguyên liệu chế tạo giấy thô (kraft), tương tự như gỗ từ cây tràm, khuynh diệp. Gỗ dùng lảm củi đốt, tuy tạo nhiệt lượng cao nhưng nhiều tro và muối. Bần phân nhánh nhiều và dễ dàng từ thân chính nên có thể khai thác cành (coppicing) mà không tổn hại cho cả cây.Vỏ thân chứa khoảng 17.1 % tanins loại pyrogallol, và những hợp chất tạo mầu loại enodin và chrysophanic acid, có thể dùng làm thuốc nhuộm. Tuy nhiên tannins từ vỏ bần không thích hợp trong kỹ nghệ thuộc da.Tại Thái Lan, dựa trên đặc tính kháng sinh của hoa, một chương trình nghiên cứu đã dùng chất chiết từ nhị đực hoa bần để chế tạo xà bông nước có thể sát trùng. Công thức của savon nước này như sau: Cocamide DEA (2% w/w), Cocamidopropyl betaine (5 %) (2 chất này dùng để tạo bọt), Texapon N70 và Empigen OB (20 %) (chất tạo sức căng bề mặt=surfactan), Propylene glycol (2%) Emulgin EO33 (3%) (tạo độ nhớt và ổn hóa). N-methyl pyrroli done 5% và bột chiết nhị hoa 1 %(Bột chiết nhị hoa được chế tạo: Nhị hoa thu hoạch, sấy khô bằng lò sấy ở 60 độ C trong 72 giờ: 100 gram nhị khô được ngâm trong 400 ml methanol trong 24 giờ, lọc và sấy khô trong chân không) (Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences Số Jan-Mar 2012)Bần được nhiều quốc gia xếp vào loại cây giúp bảo vệ môi sinh. Trong nhiên nhiên, bần phát triển tự nhiên do quả trôi theo dòng nước và phát sinh những cây con tại những vùng đất bùn ngập mặt nơi ven sông. Nhờ hệ thống rễ liên kết và trải rộng, bần đóng vai trò ‘neo’, giữ đất và tạo một điểm cho bùn bồi đắp thêm.Bần là một trong những cây được trồng để bảo vệ các khu rừng ngập mặn chung với Mắm (Avicennia)Một số sinh vật và thực vật tại vùng rừng ngập mặn tùy thuộc vào sự có mặt của bần:Sầu riêng: Hoa bần nở về đêm được thụ phấn do các loài dơi như Dơi đêm (Dawn bat=Eonycteris spelaca), Dơi đuôi dài (Common longtail bat=Macroglossus minimus), Dơi mũi ngắn nhỏ (LesserShort nose fruit bat=Cynopterus brachyotis). Các loài dơi này sinh sống bằng mật và phấn của hoa bần và cũng là những loài dơi chính giúp thụ phấn cho sầu riêng, chuối và đu đủ.Đom đóm: Bần là cây ký chủ cho loài đom đóm Pteroptyx tener). Văn chương bình dân VN có những câu như:‘ Bần gie đom đóm bu quanhLập lòe sáng tối, lòng anh nhớ nàng’‘Bần già đóm đậu sàng ngờiLỡ duyên tại bậu, trách trời sao nên.’– Tại Borneo, lá và quả bần là thực phẩm chinh của loài khỉ hiếm mũi to (Proboscis monkey= Nasalis larvatus)

Ẩm thực… bụi – Vagabond Blog

Ảnh minh họa mắm sặc bần chua của Tạ Phong Tần.

Bần trong ầm thực:Phần chinh dùng trong ẩm thực là quả. Tuy nhiên tại vùng Đông Phi Châu, lá cũng được dùng làm chất độn trong thức ăn dành cho lạc đà.Nhiều tác giả Việt Nam đã mô tả về các món ăn từ bần:Trần Minh Thương trong ‘Cây Bần trong Văn hóa dân gian Tây Nam Bộ’ viết:’ Đơn giản nhất là hái trái bần ăn chơi. Bần chín rụng xuống ngưới ta lượm về hoặc hái trái chua còn trên cây, vị vừa chua chua, chát, lại mằn mặn của muối.’Món ăn nổi tiếng nhất là ‘Mắm sặc bần chua’ trong ca dao:‘Muốn ăn mắm sặc bần chuaChờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm’Món ăn được mô tả như sau: ‘Mắm sống (mắm cá sặc, cá rô, cá chốt, cá trê vàng.) giở ra, xắt chuối chát, kèm ít rau rừng như lá cách, cơm nguội, đọt sộp, lá lụa, vài trái ớt hiểm xanh.thêm trái bần chua nữa, ăn kèm với cơm nóng thì quả là sướng đến. đã đời.’Ngoài ra cũng theo Trần Minh Thương thì hoa bần có thể bóp với dấm chua đề làm gỏi và hai món cầu kỳ nhất từ bần là canh chua bần và đọt bần xào chuột.Canh chua bần được nấu với cá bống sao, có thêm cọng môn và ngò gai.Trong Đọt bần xào chuột thì chuột cơm sau khi làm sạch được bầm nhuyễn và xào với đọt bần non.Trần văn Chi trong ‘Trái bần, món ngon dân giã’ ghi thêm cá sặc ngon nhất để ăn với bần là Sặc rằn và sặc bướm.Riêng món Canh chua bần thì theo Ông phải nấu với cá ngát:..’ Canh chua bần, nấu với cá ngát.đến nay chưa co địch thủ (?). Vị chua mà dịu và thơm của nươc bần hơn hẳn lá giang, lá me non.’ ‘Xoong canh chua ngon tuyệt là nhờ có trứng cá ngát.Trứng cá ngát to bằng hột tiêu,kết lại thành chùm, nấu chín.có mùi béo ngậy’ .Trần văn Chi còn giới thiệu thêm món ‘Bần nấu lẩu chua’ một món nhậu ‘rất bắt’.Tài liệu sử dụng:Agroforestry Tree Database (World Agroforestry Center)Philippine Medicinal Plants: Hikau-hikauanFlora of China: Sonneratia ovataHandbook of Energy Crops (James A Duke)Khu Dự trữ Sinh Quyển Rừng Ngập mặn Cần Giờ (Ban Quản lý Rừng, Phòng hộ môi trường TP HCM)Guide to the Mangroves of Singapore: Sonneratia fruitsDược Sĩ Trần Việt Hưng

TranVietHung, 16 tháng Tư 2012#1

Nguồn: https://www.tvvn.org/forums/threads/c%C3%A2y-b%E1%BA%A7n.37517/

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Hình ảnh Hoa Bần Chua