CÂY BẦN ỔI - Dự án Sinh Vật Biển
Có thể bạn quan tâm
1. Tên gọi khác: Bần trứng
2. Tên khoa học: Sonneratia ovata Backer
Chi Bần (Sonneratia) là một Chi của thực vật có hoa trong họ Bằng lăng (Lythraceae). Trước đây Sonneratia được đặt trong họ Bần (Sonneratiaceae), bao gồm cả Chi bần (Sonneratia) và chi Phay (Duabanga), nhưng hiện nay hai chi này được đặt trong các phân họ chứa chính chúng của họ Bằng lăng (Lythraceae).
Tên khoa học của chi này còn là Blatti do James Edward Smith đặt, nhưng Sonneratia có độ ưu tiên cao hơn. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là bần. Chúng là các loài cây thân gỗ sinh sống trong các cánh rừng tràm đước ven biển.
Chi Bần Sonneratia chứa khoảng 14-16 loài, trong đó loài quan trọng là cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) và cây Bần ổi (Sonneratia ovata).
3. Phân bố
Cây bần là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới, có nguyên sản ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng khắp Châu Á , Châu Phi và Châu Đại Dương.
So với cây bần chua (Sonneratia caseolaris) phân bố rất rộng trong các vùng bải bồi ngập mặn với nhiều rể thở thì cây bần ổi (Sonneratia ovata) có giới hạn hơn. Cây bần ổi chỉ sống được trên cạn ven sông với ít rể thở (cạc bần) và thường được trồng hơn là mọc hoang.
Cây bần ổi hiện nay tìm thấy mọc hoang hoặc trồng ở các nước Đông nam á. Ở Việt Nam như Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Về chất lượng quả thì bần ổi có hương vị ngon hơn bần chua, có vị thơm và ngọt hơn khi chín, do đó quả bần ổi được dùng để ăn chơi thích hợp hơn.
4. Mô tả
+ Thân: Bần ổi thuộc loài thân gổ đại mộc, có nhiều cành. Cây gỗ cao 10-15m, có khi cao tới 20 m. Thân ốm, có đường kính khoảng 20 cm, da bị tróc nhiều lớp mỏng như thân cây ổi.
+ Rễ: Rễ gốc mọc sâu trong đất cạn và ẩm, có ít rể thở (cạc bần/bấc) so với cây bần chua.
+ Lá: Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình trứng hoặc gần tròn. Cuống lá dài 5-6 mm, phiến lá dài 8-10 cm, ruộng 6-8 cm.
+ Hoa: Cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5cm, có cuống hoa ngắn.
Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu trắng xanh. tím hồng.
Quả: Quả mọng hơi nạc, khi còn non cứng, dòn, khi chín quả mọng, thịt quả mềm, ruột chứa nhiều hạt. Quả có đường kính 5-8 cm, cao 3-5 cm, gốc có thùy đài ôm sát vỏ quả.
+ Hạt: Hạt nhiều, dẹt.
Khi chín quả rụng và trôi nổi theo nước thủy triều, hạt sống lâu và phát tán mạnh trên các bải bồi. Hại chỉ nảy mầm trên cạn và cây chỉ mọc được trên đất cạn, không mọc được trong nước như cây bần chua.
Ở Nam Bộ cây bần ổi chủ yếu được trồng. Hiện nay quần thể loài bần ổi đang giảm sút.
Để phân biệt cây bần ổi với cây bần chua dựa vào các so sánh như sau:
+ Vỏ cây bần chua xù xì, vỏ cây bần ổi trơn và có nhiều lớp tróc như vỏ cây ổi.
+ Lá cây bần chua hình thuôn, dài; lá cây bần ổi hơi tròn và rộng bản hơn.
+ Quả cây bần chua dẹp, trong khi quả cây bần ổi ít dẹp hơn.
+ Lá đài (màu) của cây bần chua không ôm sát vào quả, ở cây bần ổi lá đài ôm sát vào quả.
5. Thành phần hóa học
+Trong thân:
Vỏ thân và gỗ chứa archin (emodin), archinin (chrysophanic acid) và archicin. Trong quả có chất màu, archin và archicin.
Ngoài ra trong gổ và vỏ thân cây bần có có hai chất archin (C15H10O5) và archinin (C15H14O12) nhưng hàm lượng thấp hơn ở cây bần chua (Sonneratia caseolaris).
+Trong quả bần chín có:
Có hàm lượng pectin 11% ở dạng chất trong suốt (ZMB).
Có 2 chất flavonoïdes chống oxy hóa được phân lập là :lutéoline và lutéoline 7-O-glucoside.
6. Công dụng
Tính năng được liệu của cây bần ổi gần giống như cây bần chua.
Theo Đông y: Quả bần có vị chua của phó mát, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta lấy quả chua ăn sống hay nấu canh cá. Cũng được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân.
Theo ông Trần Văn Thanh - Chủ tịch Hội Đông y huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) - thân cây bần ổi chạy dài xuống gốc, rễ chặt ra phơi khô nấu nước uống có tác dụng trị được bệnh nhức mỏi. Còn từ giữa thân trở lên với lá bần ổi nấu uống cũng có tác dụng giải nhiệt, giúp người bị phong hàn mau hết bệnh.
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả lên men làm thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết.
Dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương đụng giập và vết thương nhẹ. (Perry, 1980).
Cảnh báo nguy cơ tiệt chủng cây bần ổi ở Nam Bộ
Cây bần ổi phân bố rộng ở Nam Bộ nhưng quần thể ở mức độ thấp và ngày càng quý hiếm do cây bần ổi không thích nghi rộng như cây bần chua.
Gần đây có nhiều tin đồn thất thiệt có tính chất lừa đảo và có âm mưu hủy diệt cây bần ổi ở Nam Bộ của kẻ xấu làm cho nhiều nông dân điêu đứng vì bị lừa đảo và hàng ngàn cây bần ổi vốn hiếm hoi đã bị hủy diệt.
Từ khóa » Hoa Bần ổi
-
Cây Bần ổi Ra Hoa/cách Nhận Biết Bần ổi Và Bần ở Sông Rạch//mừng ...
-
Trái Bần ổi Là Quả Gì? Những Công Dụng TUYỆT VỜI Càng ăn ...
-
Trái Bần Là Trái Gì? Trái Bần Có Mấy Loại, Nơi Mua, ăn Với Gì Ngon
-
Bần ổi, Sonneratia Ovata, Sonneratiaceae, Lignan
-
Những Công Dụng Của Trái Bần, Càng ăn Càng Mê - Phunuonline
-
Cây Bần - Hình Ảnh, Đặc Điểm Và Công Dụng Của Cây
-
Bần ổi
-
Bài Học Từ Thu Mua Cây Bần ổi: Tiền Mất, Môi Trường Sinh Thái Bị Phá ...
-
Cây Bần Giá Trị Dược Liệu Và ẩm Thực Trong đời Sống Người Miền Tây
-
Cây Bần Những Công Dụng Và Tác Dụng Chữa Bệnh - Đông Y
-
Cây Bần ổi Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Đặc điểm Cây Bần Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Bất Ngờ