Cây Bàng: Phân Loại, Tác Dụng Và Quá Trình Phát Triển - Elead
Có thể bạn quan tâm
Cây bàng là loại cây che bóng mát đã quá quen thuộc với các em học sinh Việt Nam. Hãy cùng elead.com.vn đi tìm hiểu thêm về các loại cây bàng, tác dụng của các bộ phận và quá trình phát triển của cây cũng như chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp của cây.
Giới thiệu về cây bàng
Cây bàng là loại cây có thân thẳng, tán lá tỏa rộng. Được trồng nhiều ở vỉa hè, công viên, trường học bởi khả năng che nắng tốt. Cây thuộc họ nhà thân gỗ, có chiều cao lớn, nếu được sống trong điều kiện thích hợp thì có những cây có thể cao tới 22-25m. Cành bàng được mọc thành vòng tròn giúp cho tán cây có thể tỏa rộng và xòe ra giống như một cái ô khổng lồ. Thân cây có màu nâu, mọc thẳng tắp lên cao rồi mới bắt đầu phát nhánh. Đây là loại cây có nhiều công dụng nhưng lại ít được mọi người chú ý tới. Lá bàng to có hình elip, mang màu xanh đậm và thường rụng vào mùa khô. Hoa bàng có màu trắng, nhỏ li ti, quả bàng có màu xanh hình bầu dục, khi chín thì chuyển sang màu vàng và có xơ bên trong.
Các loại cây bàng
Từ cây bàng thân gỗ được trồng chủ yếu để làm bóng mát, hiện nay nước ta đã xuất hiện thêm rất nhiều cây bàng làm cảnh, trang trí trong nhà. Ở Việt Nam hiện đang có các loại cây bàng sau:
Cây bàng Singapore
Trong số các loại cây bàng thì cây bàng Singapore là một loại mà chúng ta không thể không nhắc tên bởi đặc tính tán lá lớn và rộng nên loại cây này luôn được ưu tiên trồng ở nước ta. Loại cây này có thể sống thích hợp ở khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và không cần sự chăm sóc quá nhiều. Chính bởi tán lá lớn, tỏa rộng và không phải mất nhiều thời gian chăm bón nên đây là giống cây được ưu tiên sử dụng với mục đích che bóng mát.
Cây bàng Đài Loan
Cây bàng Đài Loan có nguồn gốc từ Đài Loan, cây có kích thước nhỏ hơn bàng Singapore. Các cành cây thường ngắn chỉ tạo thành các vòm tán nhỏ, không tốn nhiều diện tích. Nhìn từ xa cây có hình dáng rất bắt mắt, chính vì vậy đây là loại cây được dùng để trang trí trước nhà hoặc trong sân vườn.
Cây bàng lá đỏ
Những người yêu thích các loại cây cảnh thì sẽ không thể nào bỏ lỡ được cây bàng lá đỏ. Bởi cây có kích thước nhỏ xinh, có thể chịu được nắng gió. Cây thu hút mắt nhìn bằng tán lá rộng mang màu đỏ, phần thân xù xì và kích thước càng lớn thì tán lá càng rộng hơn. Đây là loại cây được thường xuyên sử dụng làm cây công trình.
Cây bàng vuông
Cây bàng vuông là loại cây quý hiếm trong số các loại cây bàng, đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Đây cũng chính là loại cây có khả năng phát triển trong môi trường khắc nghiệt tốt nhất trong tất cả các loại bàng. Hiện tại, giống cây bàng này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo tồn.
Cây bàng biển
Cây bàng biển được trồng chủ yếu ở khu vực ven biển. Phần lá và phần hoa có màu sắc khá bắt mắt, thường có màu trắng pha một chút màu hồng đậm. Đây là loại cây thường được trồng ở các công trình ven biển với tác dụng che bóng mát và tạo môi trường biển xanh, sạch, đẹp.
Cây bàng cẩm thạch
Cây bàng cẩm thạch là loại cây được trồng nhiều trên thế giới. Đây là loại cây nổi tiếng với hình ảnh thân thẳng, cao, tán lá nhỏ, mang màu xanh cốm, phần lá pha trộn giữa hai màu xanh và trắng. Nhìn từ phía xa, cây giống như một khối cẩm thạch đẹp mắt, chính vì vậy cây được đặt cho cái tên mỹ miều đó là cây bàng cẩm thạch. Loại cây này thường được ưa chuộng làm cây cảnh trang trí trước nhà, những cây bonsai có kích thước bé được trang trí để bàn trong nhà cũng rất nhiều. Hiện giống cây này chưa có mặt ở Việt Nam.
Cây bàng nhật
Đây là loại cây có kích thước nhỏ nhất trong số các loại bàng khác. Cây chỉ cao trung bình khoảng dưới 50cm, cây có nhiều cành và lá hình trái tim. Lá của cây bàng nhật được pha trộn giữa màu cẩm thạch và màu xanh, có tính thẩm mỹ cao nên thường xuyên được ưa chuộng để trang trí trong nhà.
Tác dụng của cây bàng
Ngoài công dụng để trang trí và che bóng mát thì cây còn có nhiều tác dụng trong y học. Tác dụng của cây bàng đã được công nhận và sử dụng trong y học từ lâu. Mỗi một bộ phận của cây lại có những công dụng khác nhau.
Quả của cây bàng có tác dụng gì?
Trong quả bàng có nhiều chất có tác dụng tăng cường sinh lý. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng bên trong cây có chất có thể phục hồi và điều hòa chức năng sinh sản. Vì vậy quả của cây bàng thường được sử dụng để sản xuất thuốc kích dục và điều trị xuất tinh sớm, loãng tinh dịch ở nam giới.
Ngoài ra quả của cây bàng còn có thể giảm chứng say tàu xe, hỗ trợ điều trị bệnh hủi, nhức đầu.
Lá của cây bàng có tác dụng gì?
Lá bàng có tác dụng chữa các bệnh liên quan tới dạ dày. Lá càng non thì sử dụng càng có hiệu quả. Tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng số lượng sao cho phù hợp. Ngoài ra lá của cây bàng còn có nhiều tác dụng trong việc rửa vết thương, sát trùng, điều trị cảm cúm, sốt, ho, nhức đầu. Lá được dùng để sắc nước uống, xông hơi, làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi. Lá cũng thường được giã nát hoặc xào nóng lên để chườm lên vết thương hoặc những nơi đau nhức trên cơ thể.
Ngoài ra đối với lá bàng chín, khi rụng đi chuyển thành màu nâu đỏ còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh gan. Bởi bên trong cây có nhiều chất có công dụng kiểm soát được diễn biến của hồng cầu lưỡi liềm.
Cành cây bàng có tác dụng gì?
Cành cây bàng được sử dụng trong điều trị các trường hợp bệnh liên quan tới tinh thần. Người thường xuyên đau ốm, cáu gắt không kiểm soát và bệnh lỵ. Cành bàng được bóc vỏ, sắc thuốc uống điều trị bệnh lậu, dạ dày, chuột rút, tiểu đường, bệnh tim và hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, lợi tiểu.
Quá trình phát triển của cây bàng
Cây bàng là một loại cây dễ trồng, được trồng trực tiếp bằng hạt hoặc bằng cây con. Cây sẽ phát triển ở nơi có đủ ánh sáng và không gian rộng. Khi cây bắt đầu nảy mầm và lên cây con thì cần hạn chế tưới nước cho cây. Để hiểu hơn về cây bàng thì chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình phát triển của cây bàng:
Sau khi mọc cây non, khoảng 1-3 năm đầu thì cây sẽ có kích thước nhỏ cao khoảng trên dưới 1 mét. Lúc này cây chưa có nhiều quả và hoa. Khi từ 3 năm tuổi trở lên cây sẽ phát triển chậm lại, lúc này cây đã có tán lá đẹp và chỉ phát triển chủ yếu về chiều cao. Cây sẽ có nhiều lá vào cuối thu và sang mùa đông lá sẽ rụng hết. Tới mùa xuân, cây bắt đầu mọc lại lá, ra hoa và ra quả. Lúc này là thời điểm thích hợp để thu hoạch các bộ phận của cây để sử dụng. Theo thời gian dài, có những cây sẽ cao lên tới hàng chục mét, cành lá phát triển và sum suê. Tán bàng che ngợp cả bầu trời, nhìn từ xa cây lúc này giống một chiếc ô đẹp mang nhiều tính thẩm mỹ. Vậy nên, đây chính là lý do khiến cho cây luôn có mặt ở trường học, công viên và dọc trên đường phố của Việt Nam.
Một số hình ảnh cây bàng đẹp
Cây bàng là cây quen thuộc với học sinh Việt Nam, gần gũi với không biết bao nhiêu lớp học sinh. Hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bàng đẹp dưới đây:
Trên đây là thông tin về các loại cây bàng, tác dụng của các bộ phận và quá trình phát triển của cây cũng như một số hình ảnh đẹp của cây. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây thủy tùng – Đặc điểm, ý nghĩa, thông tin về gỗ thủy tùng
Sinh Vật Cảnh -Cây thủy tùng – Đặc điểm, ý nghĩa, thông tin về gỗ thủy tùng
Cây xương rồng phong thủy, tác dụng và một số hình ảnh đẹp
Cây tùng la hán hợp mệnh gì? Vị trí và hình ảnh cây tùng đẹp
Cây tùng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa trong phong thủy
Cây anh túc và cây cần sa, đặc điểm, phân loại và cách trồng
Cây nguyệt quế: Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Cây ngô đồng là cây gì? Phân loại, ý nghĩa và tác dụng
Từ khóa » Cây Bàng Vuông Có Tác Dụng Gì
-
Hoa Và Quả Bàng Vuông ở Trường Sa - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tìm Hiểu Về Cây Bàng Vuông Nổi Tiếng ở Quần đảo Trường Sa VN
-
Cần Nghiên Cứu Kỹ Về độc Tính Và Khả Năng Làm Thuốc Của Cây Bàng ...
-
Cây Bàng - Đặc Điểm, Công Dụng & 11 Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Vị Thuốc Bàng Vuông, Công Dụng, Cách Dùng Làm Duốc Cá
-
Lá Bàng Vuông Nơi đảo Xa đặt Hàng Nhà Khoa Học - Saigon Times
-
Cây Bàng Vuông – Loài Cây Biểu Tượng Cho Sức Sống Mãnh Liệt
-
Bàng, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bàng
-
Cây Bàng Vuông | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Cây Bàng Vuông - Chợ Hoa Online
-
Học Tập Ngoại Khóa Tìm Hiểu Cây Bàng Vuông - Môn Sinh 11/2016
-
Cây Bàng Có Tác Dụng Gì?
-
Cây Bàng Vuông 16 Năm Tuổi ở Sài Gòn Vào Mùa Nở Hoa - VnExpress