Cây Bàng Vuông – Loài Cây Biểu Tượng Cho Sức Sống Mãnh Liệt

Bàng vuông từ lâu đã là một biểu tượng của vùng biển đảo, với dáng vẻ và ý nghĩa tuyệt vời, loài cây này được nhiều người quan tâm tìm hiểu.

  • Trúc bách hợp – loài cây cảnh mang ý nghĩa tuyệt vời

Vậy đặc điểm cây bàng vuông ra sao? Quá trình trồng và chăm sóc có khó khăn không?

Hãy cũng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé.

Đặc điểm cây bàng vuông

Bàng vuông có tên khoa học là Barringtonia asiatica, là một loài thực vật có hoa thuộc chi Lộc vừng (Barringtonia), họ Lộc vừng (Lecythidaceae), cùng họ với cây lộc vừng quen thuộc. Cây phân bổ nhiều ở những khu vực ngập mặn ve biển nhiệt đới.

Tại Việt Nam, Bàng vuông còn được gọi với nhiều tên khác như bàng bí, chiếc bàng, cây thuốc cá, thuốc độc biển… và được xếp vào nhóm thực vật hiếm trong sách đỏ.

Cây bàng vuông
Cây bàng vuông

Về đặc điểm, bàng vuông là loài thân gỗ có kích thước trung bình, chiều cao từ 5 – 25m tuỳ môi trường sống. Cây có rễ cọc đâm sâu vào đất, cây lớn chia làm nhiều cành nhánh, tán rộng, cho thân gỗ tốt, màu đỏ.

Lá bàng vuông khá to, dài tới 20cm, hình bầu dục với phần cuống nhọn, phần ngọn hơn bo tròn. Lá mọc cách, bề mặt lá nhẵn và dày, mép nguyên với các đường gân nổi rõ.

Hoa của cây bàng vuông có màu trắng và mọc thành chùm ở đầu cành, ở gốc hoa có một lá bắc nhỏ. Hoa khá dài với cuống khoảng 4cm, 2 lá đài màu xanh lục dài hơn 3cm. Hoa có rất nhiều nhị dài và mảnh, màu tím nhạt với bao phấn màu vàng.

Hoa bàng vuông
Hoa bàng vuông

Sau khi hoa tàn cây sẽ kết trái, quả có màu xanh, khi già sẽ chuyển thành màu nâu. Quả có đường kính khoảng 10cm, hình đèn lồng với 4 cạnh vuông, đôi khi là 5, bởi vậy mới có tên là cây bàng vuông. Lớp thịt của quả xơ và xốp, bên trong chứa 1 hạt khoảng 4cm.

Về đặc tính sống, bàng vuông sống tốt nhất trong môi trường ven biển, chịu được nắng hạn, sống tốt trên đất khô cằn, quá trình chăm sóc đơn giản. Tuy vậy cây khó nhân giống vì hạt cần nhiều thời gian để có thể nảy mầm.

Công dụng của cây bàng vuông

Nhờ dáng vẻ đẹp và tán rộng, cây bàng vuông hiện nay được nhiều nơi sử dụng làm cây cảnh công trình. Những khu vực thường gặp có thể kể đến như dọc vỉa hè, trường học, bệnh viên, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng hay vùng biển đảo.

Nhiều khuôn viên nhà có sân vườn rộng cũng có thể trồng cây bàng vuông để làm đẹp cảnh quan.

Bàng vuông là cây cảnh quen thuộc trên các đảo
Bàng vuông là cây cảnh quen thuộc trên các đảo

Không chỉ làm đẹp, với tán lá xanh và dày, cây bàng vuông mang tới khả năng thanh lọc không khí, giúp bạn có môi trường sống trong lành hơn.

Ở các vùng biển đảo, người dân, bộ đội cũng thường sử dụng lá cây bàng vuông để gói bánh chưng ngày Tết, thay cho lá dong, lá chuối.

Hạt bàng vuông có chất độc, được tận dụng để đánh cá, trong khi đó dầu từ hạt có thể dùng thắp sáng.

Ngoài ra, lá của cây bàng vuông có thể dùng để trị các bệnh như đau dạ dày, thấp khớp, trị giun, rửa vết thương, trị nấm ngoài da… tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trồng và chăm sóc cây bàng vuông

Trước đây, việc nhân giống cây bàng vuông khá khó khăn, nhưng sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm thì hiện nay quá trình này đã dễ dàng hơn nhiều.

Nhân giống

Hạt của cây bàng vuông cần tới 10 tháng để có thể nảy mầm, trước đây do thiếu thông tin nên nhiều người không biết và nghĩ là không nhân giống được.

Hiện nay, ngoài ươm hạt thì bạn có thể chọn phương pháp chiết cành để tiết kiệm thời gian.

Kỹ thuật chiết cành cũng không khác lắm với những cây trông khác. Đầu tiên bạn chọn cành bánh tẻ, tiến hành khoanh vỏ. Sau đó đắp bầu đất vào vùng khoanh, khi cành đâm rễ thì cắt và trồng vào bầu giống.

Tiếp tục tưới nước, che chắn cẩn thận, khi cây cao tầm hơn 30cm là có thể tách bầu và trồng ra đất.

Cây mất nhiều thời gian để nhân giống
Cây mất nhiều thời gian để nhân giống

Trước khi trồng, bạn đào hố lớn hơn bầu cây, đào trước 1 tuần. Sau đó xé bầu, nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, lấp đất lại, nén chặt, dựng cọc để tránh gãy đổ, tưới nước và bón phân để cây tiếp tục phát triển.

Tưới nước

Nhờ bộ rễ sâu và sống tốt trong môi trường khô cằn mà nhu cầu nước của cây bàng vuông không cao. Khi cây còn nhỏ, bạn có thể duy trì đều đặt 2 – 3 lần tưới mỗi tuần, khi cây đã lớn thì chỉ cần tưới 1 lần 1 tuần.

Tất nhiên, số lần tưới nước còn tuỳ thuộc vào thời tiết, nếu nắng gắt và nhận thấy mặt đất khá khô thì bạn có thể tưới thêm, ngược lại nếu trời mưa thì không cần tưới.

Ánh sáng

Bàng vuông là loài ưa sáng, do đó bạn cần trồng cây ở những nơi thoáng đãng rộng rãi. Tất nhiên cây vẫn có thể sống trong môi trường thiếu sáng nhưng khả năng sinh trưởng sẽ kém, lá nhỏ, ít xanh. Bởi vậy, hãy chọn vị trí thật cẩn thận trước khi trồng cây nhé.

Trồng cây ở nơi rộng rãi, nhiều ánh sáng
Trồng cây ở nơi rộng rãi, nhiều ánh sáng

Dinh dưỡng

Để bàng vuông sống tốt, sinh trưởng nhanh, bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho cây đều đặn. Tốt nhất là cứ 3 tháng một lần bạn bón cho cây một ít phân NPK.

Trong quá trình bón phân, bạn nhớ không bón sát gốc, bón xong thì nên tưới nước ngay để phân tan và ngấm vào đất, tránh bị cháy.

Sâu bệnh

Bàng vuông ít khi bị sâu bệnh phá hại, tuy nhiên phần lá lại dễ bị các loại sâu rệp tấn công, do đó bạn nên thường xuyên quan sát, kiểm tra để có thể nhanh chóng loại bỏ.

Nếu có lá vàng úa, cành khô héo cần cắt bỏ. Tình trạng sâu bệnh nặng thì phải mua thuốc về phun ngay.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây bàng vuông mà có thể bạn sẽ quan tâm trong quá trình trồng và chăm sóc. Chúc bạn thành công.

Từ khóa » Cách ươm Quả Bàng Vuông