Cây Bầu đất Có Tác Dụng Gì? Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Bầu ...

Cây bầu đất là dược liệu mọc hoang rất được ưa chuộng trong đông y nhờ công dụng chữa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là một loại rau thông dụng được người dân sử dụng như rau bổ mát. Trong đong y, cây bầu đất có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính, viêm bàng quang, bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, ho gió, ho khan, kiết lỵ, táo bón,… Vậy cây bầu đất là cây gì? Cây bầu đất có tác dụng gì? Để biết rõ hơn về công dụng của cây bầu đất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Cây bầu đất là cây gì?

Cây bầu đất thuộc họ cúc Asteraceae, có tên khoa học là Gynura procumbens (Lour) Merr. (G. sarmentosa DC). Ngoài ra, cây bầu đất còn được gọi với nhiều tên gọi khác như rau lúi, xà tiếp cốt, kim thất, thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau rừng Gia Lai, khảm khom,…

Hình ảnh cây bầu đất

Cây bầu đất có tác dụng gì?
Cây bầu đất có tác dụng gì?

Cây bầu đất là cây thân thảo, cây cao trung bình khi trưởng thành khoảng 1m, thân cây màu tím và nhiều thịt, từ thân cây mọc ra nhiều cành nhỏ.

Các lá mọc so le nhau giữa các cành, lá giòn, dày, mặt lá nhẵn, thuôn nhọn ở hai đầu, có hình trứng tròn hoặc tù ở đáy lá, mép lá có răng cưa. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới có màu tím sẫm đặc trưng ở các gân lá, lá dài 3 – 8cm, rộng 1.5 – 3.5cm, cuống lá dài khoảng 1cm. Khi vò nát lá và ngửi sẽ thấy mùi tương tự như thuốc bắc.

Hoa bầu đất thường mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá, nhiều bông màu vàng, cánh hoa hình sợi, cánh hoa hơi xoăn, các hoa trong đầu hoa hình ống màu vàng da cam.

Quả bầu đất ba cạnh, hình trụ có kích thước nhỏ chỉ khoảng bằng ngón tay cái. Nên ngoài được phủ một lớp lông trắng, ở đỉnh mọc dày hơn.

Thời điểm tốt nhất để cây ra hoa và kết quả là vào mùa xuân.

Khu vực phân bố

Cây bầu đất là loại cây được phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới như Châu Phi đến các nước Đông Nam Á. Thông thường cây bầu đất được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Indonesia,…

Ở nước ta, bầu thường mọc ở những nơi có độ cao vừa phải hoặc ở những bãi đất hoang ven rừng, đồi, vách núi, khe suối hoặc những nơi có khí hậu ấm áp vì cây bầu đất khó sinh tồn được ở nơi lạnh giá.

Thu hái, chế biến

Cây bầu đất thường rất dễ trồng và hầu như có thể tiến hành trồng vào bất kỳ hành động nào trong năm. Cây bầu đất rất dễ sống, không kén đất chỉ cần cung cấp đủ nước cho cây là được. Rau bầu đất thường được dùng làm làm rau chế biến thức ăn và dùng làm thuốc chữa bệnh.

Cây bầu đất thường được thu hoạch vào mùa hạ, có thể lấy ngọn, lá và thân để dùng làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu có thể dùng dạng tươi hoặc khô để dễ bảo quản và dùng làm rau, sau khi hái thì chế biến món ăn ngay để đảm bảo dinh dưỡng và sự tươi ngon.

Thành phần hóa học

Các thành phần dược chất trong cây bầu đất có chứa hàm lượng nước khá cao chiếm khoảng 95.7g, 1.3g protein, 1.6g gluxit, 3.6g carotene, 0.8g chất xơ, 0.6g tro, 36g vitamin C, vitamin A, axit caffeoylquinic, glycoglycerolipid, glucoside phytosteryl,…

Tác dụng dược lý – Cây bầu đất có tác dụng gì?

Trong đông y cây bầu đất có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc bầu đất có vị cay, ngọt, hơi đắng, thơm, có tính bình. Rau bầu đất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, an thần, lợi tiểu, viêm họng, viêm khí quản, xương khớp đau nhức, chấn thương sưng đau, sứng vú, nhọt độc, ngứa loét, điều hòa kinh nguyệt, điều hòa huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh viêm bàng quang, khí hư, bạch đới, chứng đái dầm ở trẻ nhỏ,…

Trong điều trị bệnh, dùng lá và thân dưới dạng thuốc sắc ngày uống khoảng 30 – 40 gam. Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc chữa thiếu máu, sốt, kinh nguyệt không đều, đau mắt đỏ, các bệnh đường tiết niệu.

Ở Campuchia, người ta dùng thân và lá bầu đất kết hợp với các loại cây khác để hạ sốt cho các bệnh sốt phát ban như bệnh sởi, sốt tinh hồng nhiệt.

Ở Malaixia, người ta dùng lá bầu đất trộn với dầu và dấm ăn để trị bệnh kiết lỵ.

Ở Java (Indonesia), rau bầu đất được dùng để chữa đau thận.

Trong y học hiện đại cây bầu đất có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu khoa học, hoạt chất Gynura procumbens của cây bầu đất vô cùng phong phú. Đây là chất có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy rất hiệu quả. Ngoài ra, Gynura procumbens còn có khả năng trong việc kiểm soát lipid máu và lượng đường trong máu. Không chỉ được dùng trong y học cổ truyền mà trong Tây y, cây bầu đất còn được dùng để chữa nhiều bệnh nguy hiểm, cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường và bệnh mỡ máu.
  • Dùng cho người bị ho gió, ho lâu ngày, ho có đờm, ho khan,…
  • Điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như bệnh viêm phổi, viêm phế quản.
  • Nhanh chóng cầm máu, sát khuẩn trị vết thương chảy máu, trầy xước, bầm dập, xanh tím.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến hệ bài tiết như chứng đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt.
  • Ngoài ra, rau bầu đất còn có tác dụng chữa kiết lỵ, táo bón hiệu quả với lượng chất xơ không hòa tan có thể làm sạch ruột, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nồng độ axit, giảm nguy cơ ung thư và giảm thiểu tích lũy khí trong ruột.
  • Rau bầu đất cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Nước ép từ rau bầu đất có chứa vitamin C, B6 và B3, cũng rất giàu kali và sắt. Uống nước ép này giống như một bữa ăn hoàn chỉnh và điều này có thể giúp bạn ngăn chặn sự thèm ăn của mình hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất

Chữa tiểu buốt, tiểu són

Lấy 80g bầu đất sắc với 700ml nước, đun đến khi nước cạn còn 200ml thì ngưng, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Hoặc lấy 30g bầu đất kết hợp với 20g râu ngô và 20g mã đề đem sắc lấy nước uống. Đem thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày, cần kiên trì sử dụng liên tục ít nhất 10 ngày mới có hiệu quả.

Chữa viêm bàng quang – Cây bầu đất có tác dụng gì?

Lấy lá bầu đất, ý dĩ và thổ tam thất mỗi loại 10 – 15g rồi đem sắc với 600ml nước. Tiếp tục đun cho đến khi nước cô cạn lại còn 100 – 150ml thì ngưng. Chắt lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, uống liên tục để có hiệu quả.

Chữa bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Lấy 20g bầu đất, 16g rễ củ gai đã sao vàng, 16g cam thảo đất, 15g cỏ xước và 12g kim ngân hoa. Đem thuốc sắc với một lượng nước vừa đủ để sử dụng, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Chữa những vết bầm tím do tai nạn, va đập

Lấy một nắm lá bầu đất và vài hạt hồ tiêu đem giã nát, rồi đắp trực tiếp lên vết thương và dùng băng gạc cố định lại. Cứ mỗi 3 tiếng thì thay băng 1 lần, áp dụng liên tục 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường lấy 7 – 9 lá bầu đất đem rửa sạch, ăn sống, ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Với cách này còn giúp điều hòa lượng đường trong máu và không gây tác dụng phụ, người bệnh có thể áp dụng vị thuốc này kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh.

Hỗ trợ điều trị ung thư – Cây bầu đất có tác dụng gì?

Lấy 30g bầu đất khô hoặc 100g cây bầu đất tươi đem rửa sạch rồi hãm với 800ml nước sôi, để giữ nhiệt trong 20 phút cho ngấm và dùng uống hàng ngày.

Hoặc lấy 20g bầu đất khô kết hợp với 20g nấm lim xanh và 20g cây xạ đen. Đem các dược liệu sắc với 1.2 lít nước, đun sôi trên lửa nhỏ đến khi nước cạn còn 600ml thì ngưng, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Từ khóa » Cây Bầu đất Có Tác Dụng Gì