Cây Bầu Trồng Bằng Chậu Nhựa Thông Minh đơn Giản Năng Suất Cao
Có thể bạn quan tâm
Bầu là một trong những loại quả quen thuộc góp phần làm phong phú bữa ăn gia đình. Nhiều nhà ở quê có giàn bầu trước sân vừa lấy quả ăn vừa để che bóng mát cho không gian. Nếu bạn muốn học cách trồng cây bầu, đừng bỏ qua bài viết này nhé! Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng đơn giản nhất bằng những chậu nhựa thông minh mà vẫn đem lại năng suất cao như trồng ngoài đất.
Đặc điểm cây bầu
Bầu có tên khoa học là Lagernaria siceraria (Molina) Standl. Đây là một loài cây ăn quả có thân leo thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Chúng bắt nguồn tại những nước Châu Phi và Ấn Độ. Sau nhiều năm, hiện tại cây bầu đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là những nơi có khí hậu nhiệt đới.
Thân cây chỉ bằng ngón tay nhưng nhờ những tua cuốn nên chúng leo quấn khá xa. Cây phân nhiều nhánh, phát triển rất mạnh mẽ và cho nhiều quả.
Bộ rễ cây bầu phát triển rất nhanh. Rễ cây lan rộng ra đất lấy chất dinh dưỡng nuôi cây. Chúng còn có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt.
Lá bầu có hình dạng tương đối giống với lá cây mướp nhưng kích thước bé hơn và mỏng hơn.
Khi đủ tuổi trưởng thành, cây sẽ ra hoa và nhờ côn trùng và gió thụ phấn. Quả bầu có hình dạng và kích thước khác nhau. Thông thường, quả bầu hình trụ với chiều dài từ 50 – 100cm. Nếu để già, vỏ quả sẽ hóa gỗ.
Nhiệt độ thích hợp cho cây bầu sinh trưởng phát triển tốt là 20 – 30 độ C với lượng ánh sáng lớn. Chính vì vậy mà bầu được xem là một trong những loài cây ăn quả vụ hè.
Hiện có khá nhiều giống bầu nhưng phổ biến nhất là 4 loại: bầu sao, bầu trắng, bầu thước và bầu thúng.
Cách trồng bầu trong chậu nhựa thông minh
Kỹ thuật trồng cây bầu khá đơn giản. Bạn chỉ cần nắm một số điểm quan trọng sau đây là có thể sở hữu những giàn bầu trĩu quả ở bất cứ đâu. Hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:
Trồng bầu vào tháng mấy?
Bầu có thể được trồng quanh năm vì khá dễ tính nhưng mùa nắng sẽ thu được nhiều quả hơn mùa mưa. Chính vì vậy, bạn nên trồng cây bầu vào giai đoạn từ tháng 11 cho đến tháng 1 dương lịch. Không nên trồng vào những lúc mưa dầm khó nuôi cây con mà năng suất cũng sẽ không cao.
Chọn giống
Như đã nói, nước ta phổ biến 4 giống bầu. Tùy vào sở thích và nhu cầu của các thành viên trong gia đình mà chọn loại phù hợp. Tuy nhiên, bầu sao là giống cho năng suất cao nhất. Đặc biệt, nếu bạn trồng làm kinh tế thì loại này cũng có đầu ra ổn nhất đấy!
Bầu được nhân giống bằng hạt. Bạn có thể chọn mua hạt giống cây bầu ở hầu hết những cửa hàng vật tư nông nghiệp. Chỉ cần chọn những nơi uy tín để có chất lượng hạt giống thật tốt và tỷ lệ nảy mầm cao nhé!
Chuẩn bị đất trồng
Do dễ tính, khả năng thích nghi nhanh nên cây bầu có thể sinh trưởng khỏe mạnh trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng tốt hơn hết là bạn chuẩn bị loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 6 – 7 là phù hợp. Ngoài ra, đất trồng bầu nên có khả năng thoát nước tốt để không làm úng ngập cây.
Trước khi trồng bạn nên trộn đất với tro trấu, xơ dừa và phân hữu cơ để đất tơi xốp, giàu dưỡng chất nuôi cây.
Dụng cụ trồng
Như ban đầu đã nói, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn trồng bầu trong những chậu nhựa thông minh. Với loại chậu này, bạn dễ dàng chăm sóc bởi lớp lưới phân cách giữa phần thân và đáy chậu sẽ giúp thoát nước cực tốt và còn giữ nước và cung cấp lại cho rễ cây khi nắng nóng.
Ngoài ra, nếu bạn dùng những loại chậu ghép thì có thể tùy ý thay đổi diện tích cũng như chiều cao chậu phù hợp với không gian trồng cây.
Tiến hành gieo trồng
Trước khi trồng bầu, bạn nên ngâm hạt giống trong nước ấm pha tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh trong khoảng 10 – 12 tiếng đồng hồ rồi ủ hạt trong tro hoặc cát nóng từ 4 – 5 ngày để hạt nảy mầm.
Sau đó bạn đem hạt ươm vào đất đã chuẩn bị. Mỗi hốc bạn ươm 2 – 3 hạt, hốc này cách hốc kia tầm 1m.
Nếu bạn không trồng thẳng vào chậu, hãy dùng túi nilông để ươm hạt đến khi cây được 2 – 3 lá thật mới đem trồng. Trước khi trồng bạn đào hố kích thước 50 x 50 x 30cm rồi trồng cây vào.
Sau khi trồng cây con bạn lưu ý chăm sóc cẩn thận. Hạn chế cây tiếp xúc với ánh nắng gắt để có thể dễ dàng thích nghi nhé!
Kỹ thuật chăm sóc cây bầu
Để thu được năng suất cao, quá trình cây sinh trưởng và phát triển bạn hãy lưu ý những yếu tố sau:
Tưới nước
Bầu cần khá nhiều nước nên bạn cần cung cấp nước thường xuyên mỗi ngày 1 – 2 lần để cây đủ độ ẩm.
Giai đoạn cây bầu bắt đầu ra trái, bạn cần cung cấp nhiều nước hơn để cây đủ sức nuôi trái khỏe mạnh.
Bón phân
Ngoài đợt phân bón lót trước khi trồng, bạn còn cần bón thúc cho cây mỗi tuần hoặc 10 ngày 1 lần với những loại phân hữu cơ để cây sinh trưởng phát triển tốt, đủ sức cho nhiều quả.
Làm giàn
Để cây bầu cho nhiều quả, bạn cần cho dây leo giàn. Khi cây được khoảng 1m, bạn tiến hành làm giàn sau đó khoanh dây bầy vòng quanh gốc mấy vòng sau đó lấy đất chặn lên những đốt để cây phát triển rễ giúp gốc vững chắc hơn và tăng khả năng hút chất dinh dưỡng nuôi cây nuôi trái.
Khi cây được 2 tháng tuổi, bạn tiến hành hướng chúng lên giàn. Lưu ý để cây mọc tự nhiên, đừng lật úp hay xoắn dây nhé!
Giàn bầu nên làm theo kiểu giàn bằng để có diện tích thoải mái cho dây bò. Như vậy mới thu được nhiều quả.
Bấm ngọn
Mẹo để cây bầu cho nhiều quả là bấm ngọn để cây nhảy nhánh. Những dây nhánh này sẽ cho quả. Việc bấm ngọn, cắt tỉa nhánh bầu được tiến hành như sau:
- Tỉa bỏ những dây nhánh ở thân đoạn từ gốc lên đến giàn để giữ gốc cây thông thoáng.
- Khi bầu đã lên đến giàn, bạn giữ nguyên không tỉa để dây nhánh cho quả.
- Khi bắt đầu có quả, bạn hãy bấm ngọn để tập trung nuôi quả tốt hơn đồng thời tiếp tục cho quả ở những dây nhánh mới.
Phòng trừ sâu bệnh
Khi trồng bầu, cây dễ bị tấn công bởi những loại ruồi đục lòn lá (tên khoa học là Lyriomyza spp.), rầy mềm (tên khoa học là Aphis sp.) và bọ rầy dưa (tên khoa học là Aulacophora similis).
Khi những loại côn trùng trên xuất hiện, bạn hãy dùng những chế phẩm sinh học để phun tiêu diệt ngay để không ảnh hưởng đến năng suất thu được.
Thu hoạch và để giống bầu
Sau khi ra hoa, gió và côn trùng sẽ thụ phấn cho cây bầu để kết trái. Trái bầu được 10 – 12 ngày tuổi là bạn đã có thể thu hoạch được. Bạn lưu ý thu hái trái khi chúng còn non để vỏ và hạt mềm. Nếu lỡ để già, vỏ sẽ cứng, đồng thời hạt bên trong cũng cứng, ăn mất ngon. Hơn nữa, nếu giữ quả trên cây lâu như vậy cây sẽ nhanh mất sức, mau tàn rụi.
Nếu bạn chăm sóc tốt, giàn bầu sẽ cho thu hoạch lâu. Trung bình mỗi gốc cho từ 10 – 15 trái mỗi vụ.
Nếu muốn tự để giống, bạn hãy giữ lại 1 quả bầu trên cây cho đến khi già, vỏ hóa gỗ, để hạt thật cứng. Sau đó, hái quả đập lấy hạt rửa sạch và phơi khô sau đó bảo quản hạt đến vụ sau mang ra dùng.
Như vậy, đến đây bạn đã nắm vững cách trồng cây bầu sum suê trái. Bằng những chậu nhựa thông minh và tận dụng không gian trống tại nhà, bạn sẽ dễ dàng trồng được một giàn bầu mát rượi. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn ít nhiều trong “sự nghiệp” trồng rau sạch tại nhà.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
4.5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Cây Bầu Rễ Gì
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cho Cây Bầu Nhiều Quả
-
Thời Vụ, Cách Trồng Và Chăm Sóc Bầu Sai Trái Cho Quả To Tại Nhà
-
Cách Chăm Sóc Và Kỹ Thuật Trồng Cây Bầu Trong Thùng Xốp
-
Cách Trồng Bầu Cho Quả “sai Chĩu Giàn” - .vn
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BẦU | | Hạt Giống Tốt Đông Bẩy
-
Kỹ Thuật Trồng Bầu Sao Tại Nhà Cho Nhiều Quả
-
Cách Trồng Bầu đơn Giản Cho Trái Vừa Dài Vừa To, Nặng Trĩu Giàn - Eva
-
Một Số Biện Pháp Chăm Sóc Cây Bầu Bí, Cây Màu Và Khắc Phục Lúa ...
-
Kỹ Thuật Trồng Bầu Đơn Giản Cho Quả Nhiều, To - Namix
-
Bầu (thực Vật) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bầu Cho Quả Dài, To Nặng Trĩu
-
[PDF] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BẦU - Phân Bón Thành Tâm
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Bầu Bí Ra Nhiều Quả - Wiki Phununet