Cây Bèo đất Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Hình ảnh Và Các Loại Bài Thuốc
Có thể bạn quan tâm
Cây bèo đất được dân gian truyền miệng rằng có thể chữa được bách bệnh? Điều đó có đúng không? Hãy cùng mình giải đáp thắc mắc này nhé!
Cây bèo đất là dược liệu thường được dùng để chữa bệnh trong Đông y, với nhiều người nó có thể sẽ khá mới lạ. Nhưng với ai thường xuyên sử dụng thuốc Đông y đều biết đến đây là loại cây có thể chữa bệnh ho, làm lành các vết chai và chống co giật cực kỳ hiệu quả.
Cây bèo đất là gì?
Bèo đất là một loại cây thuộc thân thảo hay còn có tên gọi khác là cỏ trói gà, địa là, cẩm tỳ là hoặc cây mồ côi, tên khoa học là Drosera burmannii. Loại thảo mộc này thường được các thầy thuốc ngày xưa dùng để ngâm rượu hoặc điều chế thành siro để trị bệnh. (1)
Tổng quan và đặc điểm của cây bèo đất
Như bạn đã biết cây trói gà là cây thảo dược đã có từ xa xưa có chiều cao dao động từ 3-5 cm, thân cây mảnh giống sợi chỉ. Trên thân có lông tuyến, các lá dẹp, có hình tròn hoặc bầu dục, mọc tỏa ra xung quanh gốc như chiếc ô.
Phía ngọn cuộn thành hình xoắn ốc, cuống lá ngắn, nhẵn. Các tuyến lá được phủ dầy lông tuyến tiết ra một chất lỏng dính, óng ánh và có chiều dài tương đương với bề rộng của lá.
Hoa bèo đất thường mọc thành từng chùm dạng nhánh thẳng xuất phát từ giữa túm lá, có 5 cánh màu trắng hoặc hồng. Mặt ngoài của hoa có lông dài, tràng lên cánh hoa. Nhị hoa xếp xen kẽ cánh hoa, nhụy và noãn nằm ở vị trí cao hơn để dễ dàng thụ phấn do loại thảo dược này chỉ nở trong thời gian khá ngắn.
Quả cây bèo đất thuộc dạng quả nang, chứa nhiều hạt, có vỏ xốp. Khi chín, quả sẽ nứt thành 3-5 mảnh vỏ. Các hạt phấn đều chứa 4 bào tử. Toàn thân cây bèo đất đều được tận dụng để làm dược liệu trong các công thức chữa bệnh.
Khu vực phân bố, cách thu hái chế biến và bảo quản cây bèo đất
Cây bèo đất được phân bố khá rộng rãi và được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Châu Úc và đặc biệt là Việt Nam.
1. Khu vực phân bố
Ở nước ta, loại thân dược nhỏ, ưa sáng này thường mọc hoang trên các các gò đất ẩm, đầm lầy và những khu ruộng bạc màu. Cây tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An hay Đà Nẵng và các tỉnh Nam như Lâm Đồng, Đồng Nai, Bến Tre.
2. Cách thu hái và chế biến
Cây trói gà có khả năng phát triển và cho ra quả quanh năm (mùa hoa quả tháng 5-7). Khi thu hoạch, cây sẽ được nhổ cả rễ, sau đó đem rửa sạch các tạp chất và phần đất cát bám trên rễ. Cuối cùng, để ráo và sấy khô để làm thuốc, bạn cũng có thể dùng cả thân cây để ngâm rượu đấy!
3.Cách bảo quản cây bèo đất
Dược liệu sau khi sơ chế nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh mối mọt, ẩm mốc. Nên để ở vị trí cao để tránh xa tầm với của trẻ em (đặc biệt là bèo đất ngâm rượu).
4. Bộ phận dùng để làm thuốc
Bất kỳ bộ phận nào trên cây bèo đất cũng được dùng để làm thuốc điều trị. Nhưng để phát huy tốt các công dụng của loại cây này, bạn nên sử dụng toàn bộ cây bèo đất.
>>> Tham khảo thêm: Thông tin về cây cúc dại
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này, tiếp đến mình sẽ giới thiệu một chút về thành phần hóa học cũng như những tác dụng mà cây bèo đất mang lại cho sức khỏe chúng ta nhé!
1. Thành phần hóa học
Hiện nay, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về loại cây bèo đất này, nhưng một loại cây cùng chi khác loài khác có tên tiếng anh là Drosera rotundifolia L đã được nghiên cứu và sử dụng, cây này có chứa một số thành phần như sau: (2)
- Plumbagon
- Lucoza
- 2 – metyl -5- oxy 1-4 naphthoquinon
- Droseron
- Glucoza và một chất màu vàng
2. Tác dụng dược lý
Vào năm 1958 – 1959, trong vòng 1 năm bệnh viện Vinh đã thành công trong việc sử dụng cây bèo đất để làm thuốc trị ho gà, ho khan dưới dạng siro, thuốc hãm hay thuốc cao.
Bên cạnh đó, với ngành y tế đang ngày càng phát triển, loại cây này còn được đưa vào để điều trị các cơn co giật, trấn an thần kinh và làm lành các vết chai ở chân hoặc tay.
Theo y học Cổ truyền, ngoài những tác dụng trên, bèo đất cũng có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, làm mát máu, đào thải các độc tố, tiêu đàm, tiêu tích trệ cực hiệu quả.
Liều dùng và các dạng bào chế
Sau khi đã hiểu rõ về cây bèo đất rồi, tiếp đến hãy tìm hiểu liều dùng, cách dùng và các dạng bào chế của loại thảo dược này nhé!
1. Liều dùng của cây thuốc
Liều lượng sử dụng cây bèo đất để chữa bệnh sẽ tùy chỉnh tùy theo dạng bệnh và thể trạng của mỗi người.
2. Các dạng bào chế của cây cỏ trói gà
Thông thường, cỏ trói gà được bào chế dưới hai dạng chính, đó là phơi khô và chiết xuất.
Phơi sấy khô là dạng thường được sử dụng trong các công thức thuốc uống. Sau khi đã thu được cỏ trói gà tươi, rửa sạch, để ráo rồi bắc lên chảo sao vàng hoặc bạn có thể phơi ngoài nắng cho khô (lưu ý không phơi ở ngoài đường hoặc nơi có nhiều bụi bẩn), rồi bảo quản.
Ở dạng chiết xuất, bạn sẽ thường thấy chúng xuất hiện ở nhãn thành phần của các loại thuốc trị ho, hoặc các loại siro dùng cho em bé.
3. Cách dùng cây cỏ trói gà
Cây mồ côi có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như:
- Sắc uống giống thuốc Bắc dùng để điều trị ho, ho gà, viêm họng.
- Bào chế thành cao dạng viên uống.
- Ngâm rượu toàn bộ cây bèo đất để trị ho hoặc dùng làm thuốc đắp lên vết chai.
- Điều chế thành siro uống trị co giật, ho khan.
Tác dụng phụ của cây cẩm tỳ là
Cũng giống như những loại dược liệu khác, cây cẩm tỳ cũng có những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Một số tác dụng phụ mà bạn có thể bắt gặp khi sử dụng loại thảo dược này, như sau:
- Người bị dị ứng với thành phần thiếu nếu cố chấp sử dụng loại thảo dược này có thể gây ngứa, buồn nôn hoặc ngộ độc.
- Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, sử dụng cây bèo đất có thể khiến thân nhiệt hạ hoặc ngộ độc sữa,… vì thế người dùng cần cẩn trọng và thăm dò ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Điều cần thận trọng khi sử dụng
1. Mức độ an toàn của cây bèo đất
Hiện nay, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về cây bèo đất này. Chính vì thế, dựa vào những công dụng mà bèo đất mang lại và được các thầy thuốc thường xuyên sử dụng thì mức độ an toàn của loại cây này sẽ rơi vào 60/100.
2. Cây bèo đất có thể tương tác với thuốc gì?
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra được cây bèo đất có tương tác với thuốc gì. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng nếu bạn không phải là hai đối tượng trên.
Bài thuốc kinh nghiệm sử dụng cây bèo đất để chữa bệnh
Tiếp theo sẽ là 3 bài thuốc nổi tiếng và mang lại hiệu quả cực kỳ cao từ cây bèo đất mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Bạn cũng có thể yên tâm vì đây là những bài thuốc đã được ứng dụng thành công nhé!
1. Bài thuốc từ cây bèo đất chữa ho
Với bệnh lý này, sẽ có hai cách để chữa trị sau (3):
- Cách 1: Ngâm rượu cây bèo đất
Chuẩn bị: 15-20g cây bèo đất (lấy toàn thân)
Cách làm: Ngâm bèo đất với với rượu trắng (đổ rượu ngậm cây), ngâm khoảng 1 tuần là có thể dùng được. Ngày uống ba lần, mỗi lần 10 giọt.
- Cách 2: Sắc thuốc để uống
Chuẩn bị: một ít bèo đất, 500ml nước
Cách làm: Cho bèo đất vào nước đun sôi kỹ khoảng 10 – 15 phút. Sau đó gạn lấy phần nước sắc, pha thêm một chút đường hoặc mật ong cho dễ uống. Chia ra uống nhiều lần trong ngày, khoảng 2-3 tiếng uống một lần, mỗi lần uống 3ml để trị ho, đau họng.
2. Làm lành các vết chai từ cây cỏ trói gà
Chuẩn bị : 1 ít cây bèo đất, rượu trắng
Cách làm: Ngâm bèo đất với rượu trắng theo tỷ lệ 1:3, khi dùng lấy một ít bôi vào vết chai. Rượu thuốc sẽ có tác dụng làm bong lớp da chai sau vài ngày sử dụng và làm mềm da cực hiệu quả.
3. Công thức chống co giật từ cây địa là
Chuẩn bị: bèo đất, nước, mật ong
Cách làm: Cho bèo đất vào sắc cùng nước và mật ong cho đến khi cô đặc là thu được siro lỏng. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10 giọt. Nếu bệnh nhân bị co giật nghiêm trọng, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tăng liều lượng thuốc.
>>> Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của cây cải trời
Lời khuyên từ chuyên gia y khoa
Một số chuyên gia y khoa đã đưa ra khuyến cáo rằng: “ Những mẹo chữa ho dân gian đều không có tính đặc trị, thuốc cần nhiều thời gian để có tác dụng và tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa của bản thân, không phải ai điều trị cũng sẽ thành công. Khi sử dụng thuốc, cần tham khảo lý về liều lượng và cách dùng cũng như các lưu ý cần thiết. Để không xảy ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe”
“Đối với những cách chữa bệnh từ nguyên liệu thiên nhiên, cần xem xét thật kỹ, sơ chế sạch sẽ và bảo quản đúng cách trước khi sử dụng. Nếu trong quá trình điều trị, nguyên liệu có lẫn tạp chất sẽ gây ngộ độc hoặc những tác dụng phụ không mong muốn”. Chuyên gia thảo dược chia sẻ.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng cây cỏ trói gà
Để sử dụng cây bèo đất đúng cách và an toàn, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn những cây bèo đất còn tươi mới, rửa sạch tạp chất, bụi bẩn, ký sinh trùng trước khi sử dụng. Nếu sử dụng thảo dược đã sấy khô, hãy tìm kiếm địa điểm uy tín để mua, trước khi mua kiểm tra thật kỹ để xem chúng có bị ẩm mốc hay không.
- Đối với mẹo chữa trị dân gian này sẽ mất khá nhiều thời gian để thấy được kết quả, vì thế hãy kiên trì nhé!
- Tuân thủ liều lượng và cách dùng để nhanh chóng chấm dứt được bệnh tình. Bên cạnh đó, cũng không nên quá lạm dụng cách chữa trị này vì có thể gây hại đến sức khỏe.
Hy vọng bài chia sẻ của mình về cây bèo đất đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thảo dược này. Nhìn chung, chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, vì thế đừng quá lo lắng nhé! Nếu còn đang băn khoăn về bất cứ thông tin gì, helloykhoa.com sẽ hỗ trợ bạn ngay lập tức.
(3 bình chọn) - 5/5Từ khóa » Cây Bèo đất Mọc ở đâu
-
Bèo đất: Giải Mã Loài Thực Vật độc đáo Quen Thuộc
-
Cây Bèo Đất - Đặc Điểm, Hình Ảnh Và Công Dụng
-
Cây Bèo Đất - Đặc Điểm, Hình Ảnh Và Công Dụng
-
Bèo đất: Vị Thuốc Thanh Nhiệt, Chữa Ho Phổ Biến Trong Đông Y
-
Cây Bèo đất
-
Cây Bèo đất Mọc ở đâu Archives - Có Tác Dụng Gì
-
Cây Bèo đất Mọc ở đâu Archives - Tác Dụng
-
Cỏ Trói Gà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bèo đất
-
Cây Bèo Cái [hình ảnh, Tác Dụng, Mua ở đâu] Chữa Viêm Xoang, Hen ...
-
Cây Bèo đất Doc - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bèo đất Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì? - Bất Động Sản ABC Land
-
Mua Cây Bèo đất ở đâu Archives - Tác Dụng Của Cây