Cây Bèo Nhật - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây Bèo Nhật đất được biết đến với các tác dụng như trị ho gà, viêm họng, chai chân. Người bệnh có thể dùng toàn thân cây ngâm rượu, sắc uống hay bào chế thành siro để trị bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những công dụng của cây bèo qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Giới thiệu về Cây Bèo Nhật

Bèo Nhật Bản là loài cây thân thảo họ Pontederiaceae hay còn gọi là họ lục bình. Thân cây cao khoảng 50cm, ở nước nước tĩnh cây có thể cao đến 1m.

Bèo Tây thường sống nổi trên mặt nước. Với lá hình hoa thị, tròn và nhẵn, mọc thẳng. Đầu lá hơi nhọn, gân hình cung sát nhau, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới nhạt. Cuống lá phồng lên thành phao, xốp, màu xanh rất nhạt, dài gấp 2-3 lần chiều dài phiến lá. Rễ cây Lục Bình có dạng hình chùm, thân và rễ kết thành nhiều tấm thảm lớn và nổi trên mặt nước.

Bèo Nhật Bản là loại cây thân thảo thuộc họ lục bình
Bèo Nhật Bản là loại cây thân thảo thuộc họ lục bình

Hoa Lục bình mọc ở giữa thân thành một bông dài. Hoa thường có màu tím xen kẽ trắng, không đều màu. Bao hoa gồm đài và tràng hoa cùng màu, nối liền ở gốc. Cánh hoa trên thường to và có một đốm vàng.

Hoa có 6 nhị với 3 dài và 3 ngắn. Bầu có 3 chỗ và chứa nhiều noãn. Quả là quả dạng nang. Cây Bèo Nhật Bản thường nở hoa và trổ quả vào tháng 10-11, sinh trưởng và phát triển khi ở môi trường nhiệt độ cao.

Nguồn gốc Bèo Nhật Bản

Bèo Nhật Bản là cây sống nổi trên mặt nước với khả năng đẻ nhánh khỏe từ các chồi gốc. Loại Lục Bình này có sức sống tốt, thường phát triển thành đám, mảng lớn trên mặt nước. Đây là loại cây được du nhập từ Nam Mỹ, hiện được tìm thấy ở nhiều nước vùng Nam Á và Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, Lục Bình được nhập từ Nhật Bản vào đầu những năm 1900 nên về sau thường gọi với cái tên là Bèo Nhật Bản. Với sức sống khỏe và đặc điểm sinh học của nó, Bèo Nhật Bản phân bố ở hầu hết các kênh, rạch, ao hồ của nước ta. Đặc biệt, loại cây này được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam Việt Nam.

Cây Bèo Nhật - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 1

Thành phần dinh dưỡng của Bèo Nhật Bản

Thành phần chủ yếu có trong Bèo Nhật Bản là nước, protid, glucid, calci, phospho, vitamin C.

Ngoài ra trong cây và lá có một số thành phần vô cơ như SiO2, Ca, Mg, K, Na, Cl, Cu, Mn, Fe, caroten.

Không những vậy, nó còn chứa các vitamin B2, B1, B6, B12, E, A, caroten và protein, acid béo tự do, đường acid amin. Đồng thời, người ta tìm thấy nhiều delphinidin diglucoside có trong hoa Bèo Nhật Bản

Ứng dụng Bèo Nhật Bản trong Ẩm Thực

Bèo Nhật Bản xuất hiện phổ biến ở nhiều ao, hồ, sông suối. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, loại cây này thường đường người dân chế biến thành các món ăn thường ngày.

Đọt non và cuống lá Lục Bình được được chế biến thành các món luộc, nấu canh, xào hoặc dùng ăn lẩu. Các món ăn từ Bèo Nhật Bản ăn rất mát, khá dễ ăn mà không lo khi ăn sẽ bị ngứa.

Cây Bèo Nhật - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 2

Công dụng của Bèo Nhật Bản

Kết quả nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nhiều thành phần có trong Bèo Nhật Bản có tác dụng chống nóng, thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu.

Chúng có nhiều công dụng điều trị bệnh về hô hấp và đường huyết mà ít người biết đến. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng sử dụng Bèo Nhật Bản:

Bèo Nhật Bản có tác dụng chữa lành các vết thương sưng tấy, đau nhức

Với những thành phần chiết xuất Methanol có trong lá và thân, giúp  kháng khuẩn và nấm, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Bèo Nhật Bản thường được dùng để chữa lành các vết sưng tấy gây đau nhức, chống tình trạng viêm do  Formaldehyde gây ra.

* Bài thuốc giảm độc tiêu sưng với Bèo Nhật Bản

Cách thực hiện: Lấy lá và thân lục bình giã nát cùng chút muối, sau đó dùng đắp lên bên ngoài vết thuốc.

Kiên trì sử dụng ngày 2-3 lần để thấy sự hiệu quả. Khi đắp, xác bèo khô ta có thể thay lại thuốc mới.

Bài thuốc này có thể sử dụng với những vết sưng bẹn, sưng nách, mụn nhọt chưa vỡ. Ngoài ra, bệnh nhân khi bị viêm khớp ngón tay, viêm tinh hoàn hay những vết thương do bị nhiễm chất độc hóa học gây ra cũng có thể sử dụng để tiêu viêm, giảm độc và giảm sưng.

Cây Bèo Nhật - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 3

Bèo Nhật Bản có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp mãn tính

Với tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ huyết áp và hỗ trợ hô hấp, Lục Bình thường được khuyên dùng với bệnh nhân cao huyết áp mãn tính.

* Bài thuốc chữa cao huyết áp với Bèo Nhật Bản

Cách sử dụng đơn giản, ta dùng hoa Bèo Nhật Bản tươi sau khi hái, đem hãm với nước sôi. Nước Lục Bình sau khi hãm được sử dụng hằng ngày thay trà.

Bèo Nhật Bản có tác dụng điều trị bệnh ho có đờm, ho gió

Vitamin và khoáng chất trong Lục Bình có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, chống ho, sử dụng điều trị với bệnh nhân ho có đờm, ho gió.

Bạn dùng một nắm to Bèo Nhật Bản đi chưng cùng đường phèn. Nước sau khi chưng đem uống trong ngày.

Ngoài ra, để giảm nhanh tình trạng ho của mình, bạn có thể kết hợp hoa hòe để nấu cùng.

Tác dụng điều trị cảm nắng, rôm sảy, tiểu tiện bất thường

Bèo Nhật Bản có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể. Do đó, người ta dùng loại cây này để điều trị khi bị cảm nắng, rôm sảy do nóng hay tiểu tiện bất thường.

Cách làm rất đơn giản, bạn dùng 15-30g Bèo Nhật Bản sắc thuốc. Nước thuốc sau khi sắc chia ra uống trong trong ngày.

Nhìn chung, Lục Bình có tác dụng chống oxy hóa, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm đau, giảm sưng tấy. Bạn có thể sử dụng Bèo Nhật Bản làm thuốc điều trị mà không cần kết hợp với các thảo dược khác.

Đối với việc nấu thành thuốc uống, liều lượng mỗi ngày khoảng 15-30g là đủ. Khi dùng để bôi lên vết thương ngoài da thì không kể liều lượng, có thể thay lại nhiều lần sau khi xác Bèo Nhật Bản đã khô.

Cây Bèo Nhật - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 4

Bèo Nhật Bản có công dụng chữa bệnh sỏi thận

Với hàm lượng nước cao, Bèo Nhật Bản giúp lợi tiểu, phù hợp với những người bị sỏi thận. Bên cạnh đó, thành phần của loại cây này hỗ trợ hòa tan các khoáng chất như oxalic, acid uric là nguyên nhân hình thành sỏi. Do đó, Bèo Nhật Bản được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ điều trị sỏi thận.

Cách thực hiện: Dùng một nắm Bèo Nhật Bản đun với nước uống thay nước lọc. Công thức này có thể áp dụng 2 ngày một lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tác hại của Bèo Nhật Bản là gì? Ai không nên dùng Bèo Nhật Bản?

Bản thân cây Lục Bình không mang độc, tuy nhiên loại cây này có khả năng hấp thụ kim loại nặng.

Khi chúng sinh trưởng và phát triển ở vùng bị ô nhiễm có khả năng cao Bèo Nhật Bản sẽ bị nhiễm độc.

Do đó, khi sử dụng Bèo Nhật Bản cần chú ý môi trường nuôi trồng nó để tránh khả năng gây hại cho người sử dụng.

Với sự đa dạng của thành phần hóa học có trong Bèo Nhật Bản, loại thảo dược này cũng khuyến cáo sử dụng với người có cơ địa nhạy cảm.

Khi ăn quá nhiều Lục Bình, người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng, nhất là khi uống sống.

Ngoài ra, khi dùng sống, Bèo Nhật Bản còn có thể gây cảm giác ngứa rát cho người dùng, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị lở môi.

Với nhiều công dụng mà nó mang lại, Bèo Nhật Bản vẫn thường được dân gian truyền miệng sử dụng. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không đáng có, bạn nên trao đổi với các chuyên gia trước khi sử dụng.

Cây Bèo Nhật - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 5

Cách trồng cây Bèo Nhật Bản

Bèo Nhật Bản là loại cây có vị nhạt, tính mát có thể chế biến thành nhiều món ăn thường ngày. Đồng thời, có nhiều công dụng chữa trị các loại bệnh thông thường.

Bèo Nhật Bản có thể trồng trên đất hoặc trồng dưới nước. Dưới đây là những thông tin hướng dẫn cách trồng Bèo Nhật Bản tại nhà:

Cách trồng Bèo Nhật Bản trên đất

Chuẩn bị đất:

Để chuẩn bị đất để trồng Bèo Nhật Bản bạn cần chọn đất nhiều bùn, tơi xốp và có độ phì nhiêu. Trước khi giâm trồng cần bón lót cho đất một ít phân chuồng.

Giâm trồng:

Bèo Nhật Bản được giâm trồng từ cây con. Mỗi gốc cây mẹ thường tách gốc mọc thêm khá nhiều cây con.

Hằng năm vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 khi cây sinh sôi nảy nở, bạn chọn cây mẹ phát triển tốt, sau đó tách lấy cây con. Cây con sau khi được chọn đem trồng vào đất đã xử lý.

Chăm sóc:

Rễ cây Lục Bình thường hút nhiều nước để phát triển, việc cung cấp đủ đất cho đất là cần thiết khi trồng cây trên cạn.

Bạn nên tưới nước cho cây 02 lần mỗi ngày, và tưới ít nước hơn vào những ngày mưa.

Cây Bèo Nhật Bản là cây chịu lạnh kém, và phát triển tốt với nhiệt độ cao. Do vậy, nên chọn trồng cây nơi có nhiều ánh sáng. Hoa Lục Bình sẽ nở rộ vào mùa hè khi nắng ấm. Để hoa nở đẹp và bền hơn, bạn có thể bón thúc thêm cho cây 20% phân kali, và 80% phân chuồng hữu cơ.

Cây Bèo Nhật - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 6

Cách trồng Bèo Nhật Bản dưới nước

Chọn nơi trồng:

Để đảm bảo độ ẩm cho cây, các ao, hồ, sông, suối có nước thường được tận dụng để trồng Bèo Nhật Bản.

Bèo Nhật Bản khi trồng thủy sinh sẽ hút các chất hữu cơ cặn bã, góp phần làm sạch nước, đồng thời bảo vệ các loại cá.

Tuy nhiên, vì cây có khả năng hấp thụ nhiều kim loại nặng từ môi trường nước. Nếu sau khi nuôi trồng, bạn mong muốn sử dụng Lục Bình làm thuốc hay nấu ăn, bạn nên lựa chọn vùng nước sạch để trồng.

Cách trồng cây con:

Bèo Nhật Bản trồng dưới nước cũng được trồng từ những cây con. Lục Bình non sau khi được lựa chọn và tách từ cây mẹ, bạn đem thả vào hồ nước là được.

Cây con sau đó sẽ hấp thu chất dinh nước từ nước, rễ nhanh chóng phát triển cắm vào phần đất bùn ao hồ để nuôi cây.

Ngoài ra, để đảm bảo độ thoáng khí và mỹ quan cho ao hồ, bạn không nên trồng với mật độ quá dày.

Chăm sóc:

Khi trồng Bèo Nhật Bản ở các ao, hồ, bạn chỉ cần đảm bảo đủ lượng nước trong ao hồ cho cây. Bạn cũng nên thường xuyên thay nước để cây phát triển khỏe mạnh.

Khi bón phân thúc cho cây ra hoa, bạn cũng tiến hành tương tự như trồng cây trên cạn. Tuy nhiên, nên hạn chế liều lượng để không ảnh hưởng đến các sinh vật khác sinh sống bên dưới.

Một số loại bệnh thường gặp ở cây Bèo Nhật Bản

Bèo Nhật Bản là loại cây dễ trồng và chăm sóc. Nhưng tùy vào tình trạng môi trường sống, cây cũng có thể mắc một số loại bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cây Bèo Nhật Bản:

Mục, thối rữa lá non

Khi môi trường trồng Lục Bình bị thiếu ánh sáng, cây thủy sinh sẽ dễ bị vi khuẩn trong nước tấn công làm mục và thối rữa lá. Đặc biệt là những cây non. Ngoài ra, tình trạng thối rữa này có thể do sự tấn công của một số loại thiên địch như: bọ Neochetina eichhornia và bọ Neochetina bruchi.

Tình trạng mục, thối rữa của cây có thể nhanh chóng lây lan nếu không được xử lý kịp thời. Hiện nay, tại một số nơi, người dân đã chủ động sử dụng các loại sâu bọ thiên địch này để ngăn chặn sự phát triển của Lục Bình. Đặc biệt  là những nơi, sự sinh sôi và phát triển của Bèo Nhật Bản làm ô nhiễm môi trường trong tự nhiên.

Để hạn chế tình trạng này, khi trồng Lục Bình tại nhà nên trồng tại nơi nhiều ánh sáng. Đồng thời thường xuyên thay nước sạch cho cây để phòng bệnh. Cây sau khi bị bệnh nên được vớt bỏ để ngăn việc lây lan, sau đó cần thay nước cho cây.

Đốm trắng lá

Đốm trắng lá cũng là một loại bệnh thường gặp ở Lục Bình, do nấm thuộc họ Cercospora. Những lá già của cây khi bị bệnh có thể bị đốm trắng ở lá, sau đó thối rữa. Nguyên nhân chính cũng là do môi trường nước bị ô nhiễm.

Khi gặp tình trạng này, bạn cần nhanh chóng cắt bỏ phần lá đó vứt đi. Đồng thời, nên thay nước sạch cho Lục Bình. Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn có thể cân nhắc phun thuốc hạn chế nấm như Carbendazim.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Bèo Nhật do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc cây trồng này nhé.

Xem thêm:
  • Cây Hương Thảo – Cây gia vị có nhiều ứng dụng thực tế
  • Cua hoàng đế – Những thông tin liên quán loại cua đắt đỏ
  • Cây Bonsai Dáng Huyền – Dáng bonsai nghệ thuật được ưa chuộng
  • Cây Đào Tiên – Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc cây đào tiên
  • Cây KiWi – Cây leo ăn quả độc đáo, Cách trồng và chăm sóc

Từ khóa » Cây Bèo Nhật Bản