Cây Bị Thối Gốc! Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Vài người khi mới đầu chơi gặp phải tình trạng cây bị rã lá dưới gốc hoặc cụ thể hơn là phần thân cây phía dưới gốc bị hoi mục. Nhìn thì có vẻ như nghiêm trọng nhưng thực chất đây cũng là điều bình thường bất kỳ ai cũng gặp khi set up một bể thủy sinh thôi.
Có thể bạn quan tâm: → Ốc hại trong bể thủy sinh nguyên nhân và cách khắc phục → Đừng tham cây quá làm hỏng bố cục → Các vệ sinh ống In-out trong bể thủy sinh
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra rụng lá và thối gốc:
Trường hợp 1: Thối gốc khi mới vừa set up bể.
Hầu hết các bạn gặp phải trường hợp này đều dùng nên quá nhiều dinh dưỡng ngay mới đầu để set up bể. Điều này xả ra do nguyên nhân khi nền mới set up vi sinh trong bể bắt đầu hoạt động mạnh! nhất là phần dưới nền sinh ra hiện tượng bốc nền làm cây không thể tiếp nhận một lúc quá nhiều chất dinh dưỡng nên xảy ra hiện tượng thối gốc cây hoặc rụng lá! Nhưng một thời gian sau, sau khi bể đã đi vào trạng thái ổn định rồi thì việc này không còn xảy ra nữa do khi đó các thành phần trong bể đã tự cân bằng với nhau.
Cách giải quyết đối với trường hợp này là khi mới set up bể bạn nên ngâm nó một vài ngày thay nước ra nước vào liên tục! Hoặc không có thời gian chăm như vậy thì bạn nên thay nước cho bể 1 tuần 3 lần việc này sẽ làm hạn chế rêu hại và việc dư thừa dinh dưỡng lúc set bể.
Trường hợp 2: Thối gốc và rụng lá trong khi bể vẫn đang ổn định
Trường hợp này nên xét các tác nhân khác nhau trong bể nhưng có động vật gì có thể gặm nhấm mấy cái cây này không nếu không có thì xảy ra một trường hợp thứ 2 là do nhiệt độ trong bể quá nóng là gãy cấu trúc xenlulozo trong thân cây dẫn đến việc cây bị hư mục. Bên cạnh đó nền sử dụng một thời gian dài cây hấp thụ chất dinh dưỡng đã hết và việc cây còi cọc và rụng lá là đều đương nhiên nên các bạn đừng quá lo lắng về việc này!
Cách giải quyết trong trường hợp này thì các bạn nên xem xét các trường hợp xảy ra nếu có động vật trong bể thì sử dụng bẫy để bắt nó ra tránh làm hỏng bố cục! Hạ nhiệt độ nếu thấy bể vượt quá nhiệt độ lý tưởng của bể. Bên cạnh đó thì bổ sung dinh dưỡng cho bể nếu nền trong bể đã sử dụng lâu năm.
Trường hợp 3: Là dòng chảy trong bể
Khi bể quá lớn lượng nước điều tiết do lọc khó có thể đi hết các nơi trong bể dẫn đến một số nơi trong bể không được lưu thông dẫn đến hiện tượng nước tù trong bể nên gây ra phần nước trong bể này bị bẩn gây rửa lá! Trường hợp này thì các bạn nên sử dụng các loại lọc mạnh hơn hoặc điều chỉnh lại bố cục để nước có thể đi đều khắp bể.
Trên đây là những vấn đề thì những bạn mới chơi thường gặp phải. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể khắc phục được vấn đề mục gốc và rửa lá trong bể.
Chúc các bạn thành công
Tag: Thủy sinh Việt Nam,
ThuysinhvnAdmin
Chia sẻTừ khóa » Cây Thủy Sinh Bị Sốc Nước
-
Kinh Nghiệm Phòng Ngừa Và Xử Lý Khi Bị Rữa Cây Thuỷ Sinh
-
Các Lỗi Thường Gặp Khi Mới Chơi Thủy Sinh - Nuôi Tép Cảnh
-
Dinh Dưỡng Thừa Trong Hồ Thủy Sinh
-
Ráy Thủy Sinh Bị Rữa Và Cách Khắc Phục - Vinh Aquarium
-
(Căn Bản) Những Điều Người Chơi Cần Lưu Ý Khi Cho Cây Mới ...
-
Chăm Sóc Cây Thủy Sinh đúng Cách
-
Những điều Cần Nhớ Khi Cho Cây Thủy Sinh Mới Vào Hồ Thủy Sinh
-
Bí Quyết Chữa Bệnh Ráy Thủy Sinh Bị Rữa
-
Kinh Nghiệm Thay Nước Cho Bể Cá Cảnh, Thủy Sinh #Greenhappiness
-
Tại Sao Cá Cảnh Mới Mua Về Lại Chết? - Thủy Sinh Pro
-
5 Bước Làm Hồ Thủy Sinh đơn Giản Cho Anh Em Mới Tập Chơi
-
Cách Làm Bể Cá Cảnh Bằng Thùng Xốp đơn Giản Ngay Tại Nhà, Ai Cũng ...
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Sinh Ráy Nana White Hay Còn Gọi ...