Cây Biết đi Kì Lạ Khiến Giới Khoa Học đau đầu

Cây biết đi kì lạ khiến giới khoa học vò đầu bứt tai. Sự thật hay chỉ là trò đùa.

Xem chi tiết tại đây

Nhân vật chính được đem ra mổ xẻ trong bài viết hôm nay chính là cây cọ đi bộ ở vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Hình ảnh cho cây cọ đi bộ

Cọ đi bộ hay cashapona (danh pháp khoa học là Socratea exorrhiza (Mart.) H.Wendl.) là thực vật thuộc họ Cau Arecaceae. là một cây cọ có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Trong tự nhiên, cây có thể mọc cao tới 25 mét, với đường kính thân lên tới 16 cm, nhưng thường cao hơn từ 15 – 20 mét và có đường kính khoảng 12 cm. Cây có rễ cao bất thường, chức năng của nó hiện vẫn đang gây tranh cãi. Chưa kể người ta còn tìm thấy nhiều loài thực vật biểu sinh mọc trên cây. Cây cọ này được thụ phấn bởi bọ cánh cứng và các sinh vật khác khi chúng đang ăn hạt hoặc cây con của nó.

Câu chuyện nổi tiếng xung quanh loài cọ đặc biệt chính là khả năng “đi bộ” của cây, và tên cây cũng được nhặt nhạnh luôn từ khả năng bí ẩn này. 

Chức năng thực của rễ cây ??

Bộ rễ kì lạ của cây cọ đi bộ

Có rất nhiều giả thiết xung quanh vấn đề tưởng chừng như đơn giản này. Edred John Henry Corner vào năm 1961 đã đưa ra giả thuyết rằng bộ rễ bất thường của S. exorrhiza là để thích nghi với việc phát triển trong các khu vực đầm lầy của rừng. Tuy nhiên vấn đề ở đây là không hề tồn tại bất kỳ bằng chứng nào chứng minh rễ cây trên thực tế là một sự thích nghi với lũ lụt, do đó các chức năng thay thế cho chúng đã dần được đề xuất thêm.

Về lý do cây có thể di chuyển được, John H. Bodley vào năm 1980 đưa ra giả thuyết trên thực tế rằng, cây cọ có thể “bước ra” khỏi điểm nảy mầm nếu có một cây khác rơi xuống cây con và quật ngã nó. Nếu một sự kiện như vậy xảy ra thì cây cọ con bị quật ngã kia sẽ tự mình tạo ra các rễ cây thẳng đứng mới và kế đến là dựng đứng chính bản thân nó, những rễ ban đầu qua đó cũng dần dần bị mục nát đi, khiến cây thật sự như có thể “đi bộ”. Radford viết trên tờ Skeptical Inquirer tháng 12 năm 2009 rằng “Thật thú vị khi mất công đoán già đoán non trong khi không lấy nổi một ai chứng kiến qua cây cọ “đi bộ” trong rừng nhiệt đới cả, vốn dĩ đó chỉ là một truyền thuyết mà thôi”, và trích dẫn hai nghiên cứu chi tiết đưa ra kết luận này. Những lợi thế khác của rễ cây S. exorrhiza so với rễ bình thường đã được đề xuất. Swaine đề xuất vào năm 1983 rằng hệ rễ đặc biệt giúp cọ có thể cư trú tại các khu vực có nhiều tàn dư (ví dụ như xác gỗ chết) bằng cách luồn lách qua chúng. Cùng năm đó, Hartshorn đề xuất rằng rễ cây cho phép cọ mọc thẳng lên trên giúp tiếp cận trực tiếp với ánh sáng mà không cần phải tăng trưởng đường kính của thân. Rễ cây cũng làm cho thân S. exorrhiza ổn định hơn, tạo điều kiện cho cọ phát triển cao hơn và nhanh hơn so với bình thường. Chúng cũng cho phép cọ đi bộ dùng ít năng lượng cho rễ ngầm hơn các cây cọ khác, do đó dành nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động phát triển trên mặt đất. Chưa kể, người ta cũng cho rằng rễ cây có thể mang lại phần nào đó lợi thế khi S. exorrhiza phát triển trên sườn dốc, nhưng tiếc là không có bằng chứng nào được tìm thấy.

Iriartea deltoidea cũng có rễ tương tự S. exorrhiza.

Giả thuyết về sự đi bộ của cây cọ đi bộ

Vậy thực sự cây biết đi có “đi bộ” không ?

Về câu hỏi này, theo BBC, những cây cọ hiếm có tên khoa học là S. exorrhiza có thể mọc ra rễ mới và chậm rãi dịch chuyển xuyên qua cánh rừng sang nơi đất tốt hơn. Loài cây di động này có thể di chuyển khoảng 20 mét mỗi năm.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu công bố năm 2005 của nhà sinh vật học Gerardo Avalos, những cây cọ này khi sản sinh rễ mới, chúng sẽ bám chặt vào mặt đất. Và việc mọc rễ mới này không đồng nghĩa với việc cây sử dụng nó để di chuyển ra xung quanh.

“Nghiên cứu của tôi chứng minh hiện tượng cây cọ biết đi chỉ là giai thoại. Việc cây cọ có thể lần theo sự thay đổi ánh sáng bằng cách di chuyển chậm rãi qua nền rừng là truyền thuyết khá thú vị mà các hướng dẫn viên du lịch thường kể cho du khách đến thăm rừng mưa”, Live Science dẫn lời Avalos.

Sự nhầm lẫn về khả năng di chuyển của cây cọ đến từ hệ rễ độc đáo của cây. Không giống như những cây khác có rễ nằm hoàn toàn dưới lòng đất, cây cọ biết đi có hệ thống rễ nhô cao từ gần cuối thân. Đặc điểm này khiến cho cây trông giống một chiếc chổi dựng thằng đứng hơn. Theo thời gian, khi đất bị xói mòn, một số chiếc rễ chết đi và rễ mới mọc ra. Mọi bằng chứng đều chỉ ra rễ mới không thực sự dịch chuyển vị trí cây và hiện tượng cây cọ biết đi chưa từng được quay lại.

Đến ngày nay chức năng thực sự của rễ cây vẫn còn gây nhiều tranh cãi

Thông tin thêm

1. Thực vật biểu sinh trên cây

Nhiều loài thực vật biểu sinh khác nhau đã được tìm thấy đang phát triển trên S. exorrhiza. Một nghiên cứu trên 118 cây riêng lẻ ở Panama đã tìm thấy 66 loài thuộc 15 họ sống trên chúng. Rêu bao phủ tới 30% thân cây, và cứ thế tăng dần độ phủ khi đường kính thân cọ tăng. Khoảng một nửa số cây cọ được nghiên cứu là có các loài thực vật biểu sinh có mạch phát triển trên chúng. Có tới 85 cá thể từ 12 loài khác nhau được tìm thấy trên một cây và một cây khác là “địa bàn” của 16 loài khác nhau. Các loài biểu sinh phổ biến nhất là ba loài dương xỉ, Ananthacorus angustifolius, Elaphoglossum sporadolepis và Pleopeltis christensenii, chiếm 30% tổng số cá thể được ghi nhận. Các loài phổ biến khác chiếm hơn 5% số cá thể được tìm thấy, bao gồm Scaphyglottis longicaulis (họ Lan Orchidaceae), Philodendron schottianum (họ Ráy Araceae) và Guzmania subcorymbosa (họ Dứa Bromeliaceae). Gần một nửa số loài được ghi nhận là rất hiếm, tuy nhiên, chỉ có từ 1 đến 3 cá thể được ghi nhận trên tất cả các cây cọ này. Người ta cũng nhận thấy có một sự phân bố theo chiều dọc khá rõ ràng giữa các loài khác nhau: Một số sinh trưởng ở tầng dưới, một số khác ở giữa và những loài khác ẩn trong tán cây. Những cây có biểu sinh thường lớn hơn đáng kể so với những cây không có. Điều này cho thấy cây cọ phải đạt đến một độ tuổi nhất định trước khi chúng bị “sống bám”. Cụ thể, người ta ước tính rằng S. exorrhiza phải đạt ít nhất 20 năm tuổi trước khi các loài biểu sinh sinh sống trên chúng.

2. Hình thái của lá cây

Lá của S. exorrhiza thường có xu hướng mọc nhiều hơn dưới ánh nắng dồi dào, chứa nhiều trichome và khí khổng so với những phát triển trong bóng râm.

3. Động vật kiếm ăn

Lợn peccary môi trắng (white-lipped peccary) (Tayassu pecari) tiêu thụ một tỷ lệ lớn hạt của S. exorrhiza và đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế quần thể của chúng.

4. Sinh sản

S. exorrhiza ra hoa chủ yếu vào mùa khô và được bọ cánh cứng thụ phấn, thường được các loài trong chi Phyllotrox (tông Derelomini) và Mystrops (họ Nitidulidae) ghé thăm. Hạt nặng khoảng 3,5g, dài khoảng 2 cm và rộng 1,5 cm, chỉ có khoảng 45% trong số chúng nảy mầm và khoảng một phần tư trong số này chết đi.

Tài liệu tham khảo

1. Loài Socratea exorrhiza. Wikipedia, the free encyclopedia. Truy cập ngày 16/10/2023.

2. Sự thực về những cây cọ biết đi ở Ecuador. Khoahoc.tv. Truy cập ngày 16/10/2023.

Bài viết cùng chủ đề

  • Cây thuốc lạ chữa dạ dày khỏi chỉ trong 2 tuần
  • Tuyệt chiêu trị nám da bằng lá dâu
  • Bài thuốc từ lá hoàn ngọc chữa dứt điểm bệnh táo bón trong vòng 1 tuần
  • Cách sấy sung khô chữa sỏi mật an toàn hiệu quả
  • Chữa khỏi hẳn viêm họng hạt nhờ lá xạ can
  • Các “đấng mày râu” tiết lộ cách uống rượu không say

Từ khóa » Cây Biết đi