Cây Bình Vôi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Cũng tương tự như lạc tiên, tam thất, xạ đen thì cây bình vôi cũng được liệt vào danh sách dược liệu thiên nhiên có công dụng cải thiện chứng mất ngủ. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về cây bình vôi cũng như dược tính và công dụng của chúng.
Hình ảnh cây bình vôi
Tìm hiểu thêm về cây bình vôi
-
Tên khác: Cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng.
-
Tên khoa học: Stephania Glabra (Roxb.) Miers
-
Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
-
Tính vị, kinh quy: Vị đắng ngọt, tính lương, quy vào 2 kinh Can, Tỳ
-
Bộ phận dùng của cây bình vôi: Rễ, củ
1. Đặc điểm của cây bình vôi
Cây bình vôi thuộc dạng dây leo và chỉ có một đoạn thân ngắn tiếp xúc với mặt đất. Phần thân củ phình to có hình dạng như bình đựng vôi, củ rất to và có hình dáng thay đổi tùy thuộc vào nơi cây phát triển. Củ bình vôi có vỏ ngoài màu nâu đen, bên trong có màu trắng xám, vị đắng. Lá có hình trái tim, mọc so le. Hoa màu xanh nhạt, kích thước hoa nhỏ. Quả có hình cầu, khi chín có màu đỏ. Hạt có hình móng ngựa.
2. Phân bố, thu hoạch và bào chế
Cây bình vôi được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là những vùng có núi đá vôi như Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Bình,…
Thời điểm thu hoạch quanh năm. Phần củ quả sau khi được thu hái về sẽ được đem đi rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái mỏng và phơi hoặc sấy khô. Bảo quản củ bình vôi khô trong hũ thủy tinh hoặc bì nilong để không bị ẩm mốc. Ngoài ra, có thể dùng củ bình vôi để chiết lấy 1 – tetrahydropalmatin.
3. Thành phần hóa học của cây bình vôi
Các nhà nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra trong cây bình vôi có chứa thành phần hóa học quan trọng đó là alcaloid (1%), bao gồm:
-
L-tetrahydropalmatin
-
Roemerin
-
Rotundin
-
Cepharanthin
Ngoài Alcaloid, củ bình vôi còn chứa lượng lớn tinh bột, acid hữu cơ và đường.
4. Một số hình thức sử dụng
Cây bình vôi thường được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau. Dân gian thường dùng bình vôi dưới dạng phơi khô hoặc đem đi ngâm rượu. Một vài trường hợp sẽ dùng dưới dạng tinh chế thành Rotundin (dạng viên uống) hoặc Rotundin sulfat (dạng tiêm).
Tác dụng của cây bình vôi đối với sức khỏe
Cây bình vôi chữa bệnh gì?
Y học cổ truyền cho rằng, cây bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Các nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện và ứng dụng điều chế thành các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Chính vì vậy, đây cũng được xem là một loại dược liệu tự nhiên vì nó mang lại một số tác dụng chính sau đây.
1. Tác dụng an thần
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Anh vào năm 2006 cho thấy, cây bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra trong củ bình vôi có chứa lượng lớn L – tetrahydropalmatin, một loại hoạt chất kích thích an thần rất cần thiết trong y học. Ngoài ra, L – tetrahydropalmatin còn có tác dụng duy trì giấc ngủ, hạ huyết áp, giảm nhiệt độ cơ thể, chữa suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần,…
2. Ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa
Nói đến tác dụng của, không thể bỏ qua công dụng khắc phục và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc do ngộ độc thực phẩm. Bình vôi có hàm lượng dược tính khá cao, cho nên các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân không nên lạm dụng chúng.
Để ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa, dân gian thường dùng cây bình vôi dưới dạng ngâm rượu hoặc sắc lấy nước và sử dụng với liều lượng nhỏ. Cụ thể, người lớn có thể sử dụng với liều lượng 3 – 6g, còn đối với trẻ nhỏ thì nên sử dụng khoảng 0,02 – 0,03g, tùy vào giai đoạn và lứa tuổi.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh gút
Một số bằng chứng cho thấy, thành phần L-tetrahydropalmatin trong củ bình vôi còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Cụ thể cách thực hiện như sau: Rửa sạch củ, sau đó đem đi cào sạch vỏ bên ngoài, thái mỏng, sấy khô và nghiền thành bột. Bảo quản bột củ bình vôi trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ khoảng 3 – 6g bột để hãm với nước sôi và uống hết trong ngày.
4. Cải thiện chứng mất ngủ
Theo một số nghiên cứu của một số nhà khoa học Nhật Bản, hoạt chất cepharanthin trong cây bình vôi còn có tác dụng điều hòa hệ tuần hoàn và kích thích sản sinh một số kháng thể có lợi cho người bị mất ngủ. Để cải thiện chứng mất ngủ, mỗi ngày bạn có thể dùng khoảng 10 – 15ml rượu ngâm bình vôi 10% hoặc 3 – 6g bột củ bình vôi để uống mỗi ngày. Tuy nhiên, để tránh tình trạng quá liều thì bạn nên sử dụng với liều lượng nhỏ và không nên lạm dụng chúng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài thuốc: Long nhãn, hạt sen, nhân hạt táo chua mỗi vị 15g, 12g lá vông, 8g củ bình vôi để đem đi sắc nước uống mỗi ngày. Bài thuốc này được sử dụng trong ngày và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây bình vôi
1. Thận trọng khi dùng
Ngoài một số công dụng hữu ích trên thì các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng chỉ ra trong củ bình vôi có chứa hoạt chất ancaloit A (roemerin) – có tác dụng gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim. Nếu bệnh nhân sử dụng cây bình vôi ở liều lượng lớn, các ancaloit A có khả năng phát tác độc tính và gây ra hiện tượng co giật.
Trong củ bình vôi cũng có một số ít độc tố tồn tại, vì vậy không nên tự ý sử dụng chúng khi chưa được bác sĩ chỉ định. Liều lượng sử dụng cụ thể như sau:
-
Người lớn: Ngày 2-3 lần x 1 viên, viên Rotudin 0.03g.
-
Trẻ em 13 tháng trở lên: 2mg/kg/ngày chia 2-3 lần.
-
Người bị nhức đầu tăng huyết áp có thể sử dụng gấp đôi liều trên (có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa).
-
Thuốc tiêm mỗi lần 1 ống 2ml (60mg) Rotudin, 1-2 lần trên ngày
-
Liều gây ngộ độc là 30g.
Cây bình vôi được xem là dược liệu thiên nhiên được điều chế và sử dụng cho một số bệnh lý đơn giản
2. Tác dụng phụ của cây bình vôi
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào nêu rõ tác dụng phụ của cây bình vôi. Để tìm hiểu rõ hơn, bạn nên tham khảo thông tin trực tiếp từ thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cây bình vôi. Hy vọng bài viết này có thể giúp cho việc tìm kiếm thông tin của bạn đọc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
BÀI VIẾT KHÁC
Cây củ liền là cây gì? Nghiên cứu: cây đỉnh tùng có hoạt tính sinh học mạnh, tác động lên các tế bào có hại cho con người. Công dụng bạch sâm Trái lý Những loại cao nào thường gặp trong Đông y ? XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương✴️ Phẫu thuật điều trị giảm đau trong ung thư
ALPHA HYDROXY ACID (AHA)
✴️ Saffron: Cách sử dụng và những rủi ro
✴️ Sản giật và tiền sản giật
✴️ Ngứa quanh vùng kín ở nữ giới là tiềm ẩn của những bệnh lý gì?
✴️ Điều trị ngoại khoa một số bệnh tim: bẩm sinh và bệnh mạch máu lớn
THÔNG TIN TIẾP NHẬN TẶNG PHẨM GIAN HÀNG YÊU THƯƠNG NGÀY 14/04/2022
Tìm hiểu về bệnh sỏi tụy
Từ khóa » Củ Bình Vôi Là Củ Gì
-
Củ Bình Vôi - Vị Thuốc Cổ Phương Hỗ Trợ Khắc Phục Viêm Loét Dạ Dày ...
-
Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Công Dụng, Cách Sử Dụng Củ Bình Vôi - Vị Thuốc Quý Của Người Việt
-
Cây Bình Vôi Chữa Mất Ngủ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Củ Bình Vôi Chữa Gút Có Hiệu Quả Không? Chuyên Gia Giải đáp
-
Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng để Không Bị Ngộ độc - Eva
-
Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Bất Ngờ Với Khả Năng Trị Mất Ngủ
-
Củ Bình Vôi Vị Thuốc Quý An Thần, điều Trị Bệnh Mất Ngủ
-
Cây Bình Vôi: Chìa Khóa Vàng Chữa Mất Ngủ Quen Thuộc
-
Củ Bình Vôi: Hình ảnh, Nhận Biết, Tác Dụng Chữa Bệnh Mất Ngủ Thần Kỳ.
-
Củ Bình Vôi Ngâm Rượu: Tác Dụng, Cách Làm Và Lưu Ý Sử Dụng
-
Cây Bình Vôi: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả
-
Cách Ngâm Rượu Cây (củ) Bình Vôi Làm Thuốc - Dược Liệu Hòa Bình