Cây Bồ Cu Vẽ Chữa Sưng đau, Lở Loét, Nhiễm Trùng Nhanh Chóng

Bồ cu vẽ là một loại cây thường hay mọc dại và hoang ở mọi nơi trên đất nước ta. Cây là loại dược liệu quý có tác dụng thanh nhiệt, được dùng cho bệnh nhân bị sưng đau, đau nhức đầu gối, viêm da, lở loét, nhiễm trùng ngoài da. Vậy các bạn đã biết được những bài thuốc chữa bệnh lưu truyền của cây bồ cu vẽ chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Apharma tìm hiểu vị này ngay sau đây nhé! 

Tìm hiểu về cây bồ cu vẽ

1. Một số thông tin về bồ cu vẽ

Bồ cu vẽ còn được gọi là bồ long anh, đọt đỏ, bọ mẩy, sâu vẽ, đỏ đọt, mào gà, bồ long anh. Bồ cu vẽ là cây thân nhỏ, ở mặt dưới của lá có một đường vẽ do sâu bò qua để lại vết. Cây thường mọc hoang trên vùng đồi núi ở nước ta.

Theo y học dân gian là bồ cu vẽ được dùng ngoài để chữa các vết thương trên da. Người dùng khi sử lá bồ cu vẽ thì rửa sạch sau đó đắp trực tiếp lên vết thương để cầm máu, tiêu sưng và giảm sự nhiễm trùng của vết loét. Bộ phận của dược liệu thường dùng để làm thuốc là lá và vỏ cây.

Thuốc có thể điều chế dưới dạng tươi hay khô, để sắc uống hoặc đắp ngoài. Theo y học cổ truyền, bồ cu vẽ được xem là dược liệu mang nhiều vị đắng, tính hàn mạnh và có độc. 

Cây bồ cu vẽ
Cây bồ cu vẽ

2. Hình ảnh cây bồ cu vẽ

Cây bồ cu vẽ nhỏ, cao khoảng 1 – 2m hoặc có thể đến 3 – 6m. Thân cây có hình trụ, nhẵn, cành hơi dẹt ở phần ngọn, có màu đen hoặc các đốm đỏ nhỏ do sâu vẽ gây ra. Cành cây có màu lục nhạt, không lông.

Lá bồ cu vẽ có hình trứng hoặc dạng trứng, dài khoảng 2,5 – 4cm, rộng 2 – 3cm, dày, mọc so le. Mặt trên của quả sẫm bóng, mặt dưới nhạt và đặc biệt là có vết sâu bò thành những đường trên lá. Cuống lá rất có chiều dài ngắn, màu nâu sẫm dài từ 3 – 6cm, rộng từ 20 – 45mm.

Hoa bồ cu vẽ mọc thành từng cụm ở những kẽ lá. Một cụm hoa thường có từ 5 đến 6 hoa đực và từ 1 đến 3 hoa cái. Hoa thường thường móc trên một cành nhỏ cùng các xác khô của lá. Hoa có màu lục, hoa cái có hình dạng như cái chuông, đài của las xòe rộng bằng nhau, có hình bầu trứng.

Mỗi bầu được chia làm 3 ô, mỗi ô thì chứa 2 noãn. Hoa đực cũng có hình quả chuông, có 3 nhị. Quả cây bồ cu vẽ có dạng hình dẹt, khô, có màu đen với đường kính của quả khoảng 5mm. Tất các các hạt đều được bao bọc bởi một đài cùng phát triển. Hạt bồ cu vẽ có màu nâu nhạt, bao gồm 3 cạnh, được phủ một lớp vỏ hạt có màu vàng cam. Cây bồ cu vẽ thường ra quả từ tháng 6 đến tháng 8.

3. Phân bố, thu hái và chế biến cây bồ cu vẽ

  • Đây là loại dược liệu mọc hoang trên khắp đất nước ta, phổ biến từ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình vào tới Khánh Hòa. Phân bố dày đặc ở các vùng núi cao đặc biệt là miền Bắc và miền Trung còn ở miền Nam người ta chưa tìm thấy loại dược liệu này. Ở Lào và Campuchia cũng có một vài cây được mọc rải rác ở một số vùng. Ngoài ra người ta còn phát hiện được một số khu vực ở Malaysia, Philippin và Trung Quốc có sự xuất hiện của loại dược liệu này.
  • Cây bồ cu vẽ là loài cây ưa sáng, thường ra hoa vào tháng 4 – 9 và ra quả vào tháng 6 – 11.
  • Người ta thường thu hoạch lá bồ cu vẽ quanh năm và sử dụng lá tươi để khô rồi sắc thành nước uống dùng chữa các bệnh lý ngoài da hoặc có thể sử dụng để đắp ngoài.
Cây bồ cu vẽ là loài cây ưa sáng

4. Thành phần hóa học của cây bồ cu vẽ

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào nêu rõ các thành phần hóa học trong cây bồ cu vẽ. Tuy nhiên loại dược nãy đã được sử dụng từ xa xưa cho đến nay nên nhiều người rất yên tâm về chức năng điều trị của nó.

Tác dụng dược lý của bồ cu vẽ:

  • Người xưa thường dùng lá dược liệu để làm thuốc trị ghẻ và chữa các vết thương do rắn cắn. Người ta còn dùng tất cả bộ phận của bồ cu vẽ để nấu nước rửa vết thương chữa mụn nhọt hoặc dùng tươi xay nhuyễn rồi xoa lên da để làm giảm nổi mẩn và bệnh viêm da.
  • Một số nghiên cứu cho thấy rõ khả năng chữa trị các trường hợp mụn nhọt của bồ cu vẽ khi kết hợp với mật cóc và nghệ. Ngoài ra còn có thể chữa trị những trường hợp bị mắc bệnh viêm hắc võng mạc bằng cách chế dược liệu thành cao cô đặc. 
  • Bên cạnh đó, rễ và cành lá được sử dụng làm thuốc để điều trị các triệu chứng đau dạ dày ruột cấp tính, viêm khí quản, bị mắc sỏi niệu đạo, co thắt tử cung gây đau đớn, viêm khớp do phong thấp và đầu da mặt nóng đỏ. Còn cành và lá của dược liệu thường được dùng để điều trị các vết bỏng cháy, mẩn ngứa, viêm da dị ứng và dị ứng ngoài da.
  • Ngoài ra, cây bồ cu vẽ còn chữa được một số bệnh như viêm âm đạo, đau bụng, mụn nhọt và sưng tím tay chân do ngã. Trong lá có chứa tanin có thể sử dụng làm thuốc nhuộm. 
  • Một số thí nghiệm khác còn cho thấy bồ cu vẽ còn có tác dụng chữa bệnh giun sán và giun chỉ cực kì hiệu quả. Bên cạnh đó, nước ép lá và các loại cao lỏng làm từ cành và rễ cây còn có tác dụng chống viêm thực loét dạ dày rất tốt.

Công dụng và liều dùng dược liệu từ bồ cu vẽ 

1. Cây bồ cu vẽ chữa bệnh gì?

Theo y học cổ truyền thì dược liệu từ bồ cu vẽ có tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa sưng đau, đau bụng, vết thương viêm nhiễm, lở loét, viêm họng, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột và có thể chữa viêm âm đạo. Ngoài ra, cây bồ cu vẽ còn có thể chữa một số bệnh lý ngoài da viêm da, lở loét, nấm da, nấm đầu.

Cây bồ cu vẽ
Cây bồ cu vẽ giảm sưng viêm và mụn mau khô cồi

Nước sắc của dược liệu còn có thể sử dụng để rửa vết thương bị bỏng, làm dịu vết thương và hạn chế chỗ lở loét bị nhiễm khuẩn. Một công dụng nổi bật khác của cây bồ cu vẽ là sử dụng để chữa trị vết thương khi bị rắn cắn vì vỏ cây có tính chát nên có thể cầm máu. Dưới đây là một số công dụng trị bệnh nổi bật của dược liệu này:

  • Chữa mụn nhọt: Dùng lá cây bồ cu vẽ tươi để giã nhuyễn và đắp lên vùng bị mụn nhọt để giảm sưng viêm và mụn mau khô cồi.
  • Chữa các vết chàm, viêm da dị ứng, ngứa: Dùng cành lá cây nấu nước, sau đó dùng nước đó để rửa mình hoặc lấy lá tươi giã nhuyễn rồi dùng nước cốt cũng được. Mỗi ngày tắm một lần sẽ giúp làn da phục hồi trở lại.
  • Chữa các vết thương bị lở loét: Dùng 30g lá bồ cu vẽ tươi kết hợp với 10g cỏ nhọ nồi rồi giã nhuyễn để đắp lên vết thương lở loét. Có thể nghiền dược liệu thành bột sau đó rắc lên mụn nhọt thì sẽ chóng khỏi.
  • Chữa vết thương do rắn, rết, nhện cắn: Dùng lá dược liệu giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên vết thương sẽ giúp vết thương cầm máu, loại bỏ độc tố rất tốt. Bên cạnh đó, để đào thải độc tố của vết thương ra khỏi cơ thể hoàn toàn thì có thể dùng lá giã nát sau đó vắt lấy nước uống.
  • Chữa viêm phế quản mạn tính.

2. Liều dùng dược liệu chính xác

  • Để chữa rắn cắn thì cần giã nát lá rồi vắt lấy nước uống sau đó dùng bã để đắp lên vết cắn: Liều dùng an toàn là từ 30 – 40g tươi.
  • Để chữa mụn nhọt hoặc lở loét: Người dùng lấy khoảng 10g lá tươi để cạo lấy bột rồi rắc trực tiếp lên vết mụn nhọt, lở loét.

Một số lưu ý cần cẩn trọng khi sử dụng dược liệu từ cây bồ cu vẽ

  • Cần cẩn thận khi sử dụng dược liệu đối với người già, trẻ nhỏ và phụ nữ đang trong quá trình mang thai,
  • Khi dùng nên kết hợp cùng với một số thuốc khác để trung hòa dược tính, không nên dùng đơn độc dược liệu một mình.
  • Khi sử dụng dược liệu nếu xảy ra triệu chứng choáng váng đầu, mệt lả người và nôn nao dạ dày thì cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
  • Nên dùng dược liệu theo liều lượng quy định. Nếu uống quá liều thì có thể dẫn đến trường hợp thấy váng đầu mệt lả, nôn nao dạ dày thậm chí có thể rơi vào tình trạng hôn mê, suy gan thận.
Cây bồ cu vẽ
lưu ý cần cẩn trọng khi sử dụng dược liệu từ cây bồ cu vẽ

Lưu ý quan trọng khi sử dụng cây bồ cu vẽ

  • Mặc dù đây là một loại dược liệu có công dụng rất tốt cho việc chữa và điều trị các loại bệnh ngoài da và một số loại bệnh khác. Tuy nhiên trong một số trường hợp người dùng cần phải đặc biệt chú ý tới trường hợp cần lưu ý khi sử dụng thuốc như sau:
  • Người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Đây là những trường hợp có sức khỏe không được ổn định nên việc sử dụng cây bồ cu vẽ để làm dược liệu chữa bệnh thì cần phải chú ý một số tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
  • Những người đang mắc bệnh viêm đại tràng:  Những đối tượng bệnh nhân này cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến bệnh.
  • Những người có làn da quá nhạy cảm: Người có làn da khá nhạy cảm sẽ dễ xảy ra kích ứng trong quá trình sử dụng. Trong quá trình sử dụng thuốc để chữa các bệnh ngoài da nếu thấy tình trạng bị tệ đi thì người nên dừng ngay việc sử dụng dược liệu để trị bệnh vì có thể đã kích ứng với các thành phần trong lá cây.

Các bài thuốc hay từ bồ cu vẽ

1. Bài thuốc chữa bệnh viêm họng, sưng amidan, viêm dạ dày, viêm ruột, người bị kiết lị

Dùng lá bồ cu vẽ kết hợp với cỏ sữa từ 10 – 15g, sau đó sắc lấy nước uống để cải thiện tình trạng bệnh.

2. Bài thuốc chữa mụn viêm, lở loét, viêm da, nấm đầu

Cây bồ cu vẽ
Cây bồ cu vẽ chữa mụn viêm, lở loét, viêm da, nấm đầu

Dùng lá bồ cu vẽ tươi mang về rửa sạch, sau đó giã nát và đắp trực tiếp lên phần da bị mụn nhọt. Trường hợp vết lở loét xuất hiện hiện tượng chảy nước thì có thể cạo vỏ cây rồi lấy phần bột rắc lên để vết thương mau khô.

3. Bài thuốc chữa bỏng nặng

Dùng tất cả bộ phận của cây bồ cu vẽ chặt nhỏ, sau đó sắc cùng nước cho thật đặc. Sau khi sắc xong thì dùng nước đó để rửa vết thương trong nhiều ngày liền đến khi nào vết thương khô lại.

4. Bài thuốc chữa vết thương do rắn cắn

Dùng từ 30-40g lá bồ cu vẽ tươi, sau đó rửa sạch rồi nhai nuốt trực tiếp để đào thải độc tố. Có thể dùng lá giã nhuyễn rồi đắp lên miệng vết thương để cầm máu. Bài thuốc thứ hai là dùng lá bồ cu vẽ tươi, sau đó giã cùng lá sòi tía và cho thêm nước rồi vắt lấy nước cốt. Cuối cùng cho thêm 1 – 2g hùng hoàng mài vào hỗn hợp để đắp hoặc uống.

Cây bồ cu vẽ chữa vết thương do rắn cắn

Nơi mua bán vị thuốc bồ cu vẽ uy tín và chất lượng

Trước thực trạng nhiều loại thuốc kém chất lượng không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để tìm hiểu thông tin về thuốc là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể tìm hiểu các loại dược liệu từ bồ cu vẽ ở đâu?

Bồ cu vẽ là một vị thuốc nam vô cùng quý, được sử dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc và phòng khám đều có bán các loại thuốc chiết xuất từ loại dược liệu này. Tuy nhiên khách hàng nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng và đặc biệt được cấp giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. Bạn có thể chọn mua những cửa hàng thuốc đông y lớn và uy tín trên toàn quốc để sử dụng thuốc.

Kết luận:

Bên trên là toàn bộ thông tin mà Apharma muốn chia sẻ về tác dụng và một số phương pháp sử dụng cây bồ cu vẽ để chữa các loại bệnh về da liễu vô cùng hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo. Để đạt được kết quả điều trị bệnh đạt hiệu quả cao thì người bệnh nên thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh, từ đó có phương án chữa trị tối ưu.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu uy tín với chất lượng tốt, nhà thuốc Apharma hiện nay không chỉ là địa chỉ mua hàng tin cậy mà còn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dược liệu chuẩn, đạt chất lượng cao. 

Nếu bạn nào đang muốn tìm hiểu thông tin về các sản phẩm thuốc, dược liệu được chiết xuất từ cây bồ cu vẽ thì có thể tham khảo trực tiếp trên website của nhà thuốc Apharma nhé. Tại website nhà thuốc online, chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng và tận tình nhất. 

Trên đây là những công dụng tuyệt vời của cây bồ cu vẽ trong việc điều trị các loại bệnh ngoài da. Chúc các bạn có những trải nghiệm thành công cùng loại dược liệu này nhé! 

Rate this post

Từ khóa » Bồ Cu Chân Nhện