Cây Bòng Bong Có Tác Dụng Gì?

Dược liệu bòng bong hay còn được gọi là hải kim sa là vị thuốc quý được dùng điều trị chức năng thận và chức năng tiết niệu rất tốt. Vị thuốc bòng bong có tác dụng chữa sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi mật, bỏng lửa, ăn khó tiêu, thanh nhiệt, giải độc, tiểu khó, chứng tiểu tiện đỏ vàng,… Vậy cây bòng bong là cây gì? Cây bòng bong có tác dụng gì? Cây bòng bong chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của hải kim sa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Cây bòng bong là gì?

Cây bòng bong thuộc họ bòng bong Schizaeaceae có tên khoa học là Lyofodium japonium. Ngoài ra, cây bòng bong còn được gọi với nhiều tên gọi khác như hải kim sa, thòng bong, bồng bồng, dương vong, thạch vĩ dây, dương vĩ,…

Hình ảnh cây bòng bong

Cây bòng bong có tác dụng gì?
Cây bòng bong có tác dụng gì?

Cây bòng bong hay hải kim salà loại cây thân leo, thân mềm rất dài, xanh tốt quanh năm. Cây có thân rễ mọc bò bám vào bờ rào hoặc bụi rậm phân thành nhiều nhánh, quấn vào nhau.

Lá xẻ thành vài nhánh như hình lông chim, chia thành 2-3 nhánh mọc xen kẽ dọc theo cuống lá chính, mỗi bên có khoảng 3 – 6 lá, lá dài khoảng 16 đến 30 cm. Lá xẻ lông chim 2 – 3 lần, lá chét có hình tam giác, lá chét sinh sản giống lá bình thường, nhưng ngắn hơn, trục lá uốn ngoằn ngoèo và có lông. Lá có phần đáy phình to hình trái tim, nhỏ dần về phía đỉnh, mặt lá có phủ lông dài.

Trên mép lá của lá non mang nhiều túi bào tử hay còn gọi là ổ túi bào tử. Ổ túi bào tử là những hạt phấn nhỏ màu nâu vàng hoặc màu vàng nhạt, có chất nhẹ, sờ có cảm giác mát tay, nhẵn, tựa như cát biển.

Khu vực phân bố – Cây bòng bong có tác dụng gì?

Ở Trung Quốc, cây bòng bong được trồng tại các vùng Tứ Xuyên, Quảng Đông, Triết Giang, Giang Tây, Giang Tô, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc,…

Ở Việt Nam, cây bòng bong thường tập trung ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam như Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang Cây bìm bịp là loại cây mọc hoang thường gặp ở những nơi ẩm ướt, ít ánh sáng như hàng rào và bụi rậm.

Cây bòng long là loại cây mọc hoang, mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc thường mọc bám vào các cây to hay, bụi rậm, hàng rào, ven rừng ở một số vùng nước ta và thậm chí còn được trồng làm cảnh tại nhiều gia đình. Loại cây này ưa ẩm ướt và thường được tìm thấy ở những nơi đất ẩm, dưới những tán cây lớn, ít ánh nắng.

Thu hái, chế biến – Cây bòng bong có tác dụng gì?

Người ta thường dùng thân, lá và rễ của cây làm thuốc chữa bệnh.

Trong đông y, bào tử thường mọc trên mép lá dùng phơi khô hay còn thường được gọi là vị thuốc hải kim sa.

Cây bòng bong có thể thu hái quanh năm và cách bào chế như sau:

  • Dược liệu sau khi thu hái về cần rửa sạch bụi bám trên cây.
  • Có thể dùng tươi hoặc đem phơi sấy đến khi khô hoàn toàn để được bảo quản lâu hơn, bảo quản trong túi kín, nơi thoáng mát.

Trong y học cổ truyền muốn điều chế vị thuốc này cần làm như sau:

  • Vào đầu mùa thu, khi các bào tử chín, cây được thu hoạch vào một buổi sáng sớm ngày nắng trước khi sương khô.
  • Phơi khô ở nơi kín đáo và tránh gió.
  • Dùng tay chà xát lá cây cho lớp bào tử khô rơi ra, sau đó dùng rây lọc thân dây để lấy lớp bào tử khô của cây bòng bong.

Thành phần hóa học

Dựa vào quá trình nghiên cứu các chuyên gia đã chỉ ra rằng cây bòng bong có chứa các thành phần như các hợp chất Flavonoid, acid neoclorogenic, acid clorogenic, acid cafeic.

Tác dụng dược lý – Cây bòng bong có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc bòng bong có vị ngọt, tính hàn nên được quy vào 2 kinh tiểu đường và bàng quang. Dược liệu bồng bông được dùng chữa viêm thận, viêm bàng quang, viêm gan, viêm đường tiết niệu, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, phù thũng, phù nề, sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi mật,…

Bên cạnh đó, nhờ vào các dưỡng chất dồi giàu trong cây bồng bông mà các nhà khoa học đã phát hiện ra một số công dụng như:

Tác dụng chữa phù thũng, viêm thận

Các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc thí nghiệm trên những bệnh nhân bị viêm thận. Những ngày đầu sử dụng nước sắc bòng bong các triệu chứng của bệnh đã dần thuyên giảm và tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt sau một thời gian sử dụng.

Tác dụng chữa sỏi bàng quang, sỏi thận- Cây bòng bong có tác dụng gì?

Các nhà khoa học Nhật Bản đã cho một số bệnh nhân bị sỏi bàng quang, sỏi thận uống nước sắc từ dược liệu này và tình trạng bệnh đã được cải thiện sau một thời gian dài sử dụng.

Tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Các chất dinh dưỡng trong cây sẽ giúp giải nhiệt và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, cây bòng bong còn có các tác dụng chữa mụn nhọt, nhọt sang lở, chảy máu do tai nạn, lỵ ra máu,…

Những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh từ cây bòng bong

Chữa chứng tiểu tiện ra dưỡng chất

Tình trạng này khiến cơ thể tiếu dưỡng chất, suy nhược và ốm yếu.

Khi đó ta lấy 40g hải kim sa, 20g mạch môn, 10g cam thảo và 40g hoạt thạch. Sau đó đem vị thuốc mạch môn sắc riêng thành thuốc, còn các vị thuốc còn lại thì đem tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng lấy 8g thuốc bột uống kèm với thuốc sắc mạch môn.

Chữa sỏi đường tiết niệu – Cây bòng nong có tác dụng gì?

Lấy 15g hải kim sa, 15g tiên hạc thảo, 15g hoạt thạch, 30g kim tiền thảo, 12g sơn chỉ, 12g cù mạch, 12g biển súc, 10g hoa hòe, 90 mộc thông, 8g kim nội kê và 6g đại hoàng. Đem các dược liệu sắc uống, riêng đại hoàng cho vào sau cùng và uống trong ngày.

Chữa mộng tinh, di tinh ở nam giới

Lấy một nắm dây bồng bông đốt tồn tính rồi giã thành bột mịn và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng lấy 4 – 6g thuốc hòa với nước sôi uống mỗi ngày 2 lần.

Đốt tồn tính là đốt cháy vỏ bên ngoài khoảng 60 – 70%, khi đốt có thể lấy kim loại, hoặc miếng ngói đặt lên bề mặt nóng và trở thuốc liên tục đến khi thấy khói thuốc bóc lên, lửa bắt đầu bén thì lấy ra để nguội.

Chữa viêm tuyến vú ở phụ nữ

Lấy 30g hải kim sa khô sắc với hỗn hợp nước và rượu theo tỷ lệ 1:1, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống vào buổi sáng, trưa và tối, sử dụng kiên trì mỗi ngày để có hiệu quả.

Giúp lợi sữa – Cây bòng bong có tác dụng gì?

Lấy 24g lá bòng bong đem rửa sạch rồi sắc với 400ml nước  đun đến khi nước sắc lại còn 200ml thì ngưng, chia làm nhiều lần uống trong ngày, uống 5 ngày liên tục cho sữa mẹ về, phương pháp này dành cho phụ nứ sau sinh bị mất sữa hoặc ít sữa.

Chữa tiểu tiện ra máu

Lấy hải kim sa tán thành bột mịn, mỗi ngày lấy 8g bột hòa với nước đường, ngày uống 3 lần nhưng không nên uống quá ngọt.

Hoặc có thể lấy 15g dây bồng bông, 15g biển súc (cây xương cá, cây càng tôm) đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Chữa viêm gan – Cây bòng bong có tác dụng gì?

Lấy 15g hải kim sa, 20g xa tiền thảo và 30g nhân trần, đem sắc uống mỗi ngày

Lấy 30g bòng bong, 30g rễ cỏ tranh, 30g hoạt thạch, 12g xa tiền thảo và 60g kim tiền thảo. Đem các dược liệu sắc với một lượng nước vừa đủ, đến khi nước cô đặc lại thì chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa vết thương phần mềm

Lấy lá bòng bong với lá mỏ quạ với liều lượng bằng nhau đem rửa sạch rồi giã nát và đắp lên vết thương. Mỗi ngày rửa vết thương và thay băng 1 lần, áp dụng sau 3 – 5 ngày thì tiếp tục thay đổi bài thuốc khác.

Hoặc lấy lá bồng bông, lá hàn the và lá cây mỏ quạ với lượng bằng nhau, đem rửa sạch rồi giã nát, đắp thuốc lên vết thương, 2 -3 ngày thay một lần.

Lưu ý khi sử dụng cây bồng bông

  • Bài thuốc từ cây bòng bong tuy phù hợp với nhiều đối tượng nhưng đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 2 tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng. Vì dược liệu bòng bong không ảnh hưởng đến nhóm đối tượng này nhưng trong các bài thuốc dùng kết hợp với các vị thuốc khác nên cần kiêng kỵ.
  • Đối với người đi tiểu nhiều do thận hư, người tỳ vị hư hàn không nên dùng dược.
  • Khi sử dụng các loại thảo mộc tươi cần ngâm kỹ trong nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và các chất hóa học có thể có.
  • Khi sử dụng lá thuốc để đắp cần phải rửa sạch vết thương trước khi băng bó để tránh nhiễm trùng.
  • Dược liệu khô nên chọn loại dược liệu cao cấp, khô hoàn toàn, có màu vàng nâu đồng nhất, không nấm mốc, sâu mọt, không bám bụi.
5 / 5 ( 1 bình chọn )

Từ khóa » Công Dụng Lá Bòng Bong