Cây Bông Gòn - Đặc điểm, Công Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Cây Bông Gòn là loài cây rất quen thuộc với người Việt Nam. Không chỉ tạo bóng mát, loài cây này là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Giới thiệu chung về cây Bông Gòn
- Tên gọi khác: Bông gạo, Gòn, Mộc miên, Cây gạo, Hoa gạo.
- Tên khoa học: Gossampinus malabarica
- Họ: Gạo (danh pháp khoa học: Bombacaceae)
Đặc điểm cây bông gòn
Bông gòn là cây thân gỗ, chiều cao từ 15 – 17m. Thân và cành đều có gai nhọn, lá kép lông chim, mỗi lá gồm khoảng 5 – 8 lá chét có phiến hình trứng dài hoặc hình mác. Lá chét rộng 4 – 5cm, dài 9 – 15cm, thường rụng sớm. Rễ của cây gạo phát triển mạnh, ăn sâu vào trong lòng đất và có độ bám khỏe.
Hoa mọc ở cành nhỏ, 5 cánh và có màu đỏ. Cánh hoa dày, mềm mịn, nhị hoa có màu đỏ và chứa hạt đen ở đỉnh. Quả nang, hình thoi, trong ruột quả chứa bông (được sử dụng là bông gòn). Hạt của cây có hình trứng, bên ngoài được phủ lông màu trắng mịn.
Bộ phận dùng
Nhựa, rễ, hoa và vỏ thân cây gạo đều được sử dụng để làm thuốc.
Phân bố
Cây bông gạo phân bố chủ yếu ở Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Thu hái – sơ chế
Thường thu hái quanh năm nhưng nếu muốn dùng hoa phải đợi đến mùa. Các bộ phận của bông gạo thường được dùng tươi. Tuy nhiên với vỏ của cây có thể cạo bỏ vỏ thô và gai ở bên ngoài, sau đó thái nhỏ và đem sấy/ phơi khô rồi dùng dần.
Bảo quản
Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Thành phần hóa học
Hạt của cây bông gòn chứa 20 – 26% chất béo đặc, stearin. Vỏ cây chứa nhiều chất nhầy. Rễ chứa galactose, arabinose, tannin, cephaclin, chất béo, protein, semul đỏ,… Toàn thân cây chứa đường, nhiều nguyên tố vi lượng, pectin tannin, nhựa,…
Vị thuốc bông gòn
Tính vị
- Vỏ của cây gạo có vị đắng, tính mát.
- Hoa có vị chát đắng, hơi ngọt, tính mát.
- Rễ có vị đắng, tính mát.
Quy kinh
Chưa có nghiên cứu.
Tác dụng dược lý
– Theo Đông Y:
- Hoa có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, làm se, giải độc và thông huyết. Được dùng để trị các bệnh ngoài da, kiết lỵ, ỉa chảy.
- Vỏ gạo có tác dụng tiêu sưng, lợi tiểu và gây nôn, được dùng để bó xương gãy, cầm máu vết thương, trị tiểu tiện khó và bệnh lậu.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Chưa có nghiên cứu.
Cách dùng – liều lượng
Cây bông gòn được dùng ở ngoài da hoặc được sử dụng ở dạng sắc uống. Liều dùng tham khảo: 15 – 20g/ ngày (hoa gạo) và 4 – 10g/ ngày (nhựa của cây).
Bài thuốc trị bệnh từ cây bông gòn – bông gạo
1. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ, tiêu chảy
- Chuẩn bị: Hoa gạo 20 – 30g.
- Thực hiện: Sao vàng, sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.
2. Bài thuốc trị đau nhức chân răng
- Chuẩn bị: Vỏ thân cây bông gòn 15 – 20g.
- Thực hiện: Sắc lấy nước, sau đó ngậm và nhổ ra.
3. Bài thuốc giúp thông tiện, làm mát người, thích hợp với người mắc bệnh lậu
- Chuẩn bị: Nhựa cây gạo 4 – 10g.
- Thực hiện: Sắc uống.
4. Bài thuốc trị mụn nhọt sưng tấy
- Chuẩn bị: Hoa gạo tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch, để ráo nước và giã nát, sau đó đắp vào vùng da cần điều trị. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi da lành hẳn.
5. Bài thuốc trị chứng rối loạn tiêu hóa do ăn đồ lạnh, sống
- Bài thuốc 1: Hoa gạo 30g, đem sắc với 550ml với lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml. Sau đó chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Cỏ seo gà (phượng vĩ thảo), kim ngân hoa, hoa gạo mỗi vị 15g. Cho dược liệu vào ấm và sắc với 550ml nước đun với lửa nhỏ còn 200ml, chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
6. Bài thuốc trị ho có đờm do phế nhiệt
- Chuẩn bị: Tang bạch bì 10g, rau diếp cá (ngư tinh thảo) và hoa gạo mỗi vị 15g.
- Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, thêm 750ml nước vào và sắc đặc lấy 250ml nước. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng liên tục bài thuốc trong vòng 5 ngày.
7. Bài thuốc trị bong gân
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá náng và vỏ thân cây bông gòn. Đem các vị rửa sạch, giã nát và băng vào vùng gân bị đau nhức. Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi hết đau.
- Bài thuốc 2: Lá lốt (sao vàng) 16g, vỏ cây gạo (cạo lớp vỏ bên ngoài, sao với rượu) 16g. Đem sắc với 750ml nước với lửa nhỏ còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống trong ngày, dùng bài thuốc liên tục trong vòng 3 ngày.
8. Bài thuốc chữa sưng nề sau khi chấn thương
- Bài thuốc 1: Dùng rễ cây bông gòn ngâm với rượu, sau đó xoa bên ngoài hoặc có thể giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị vỏ thân cây gạo 100g (cạo vỏ ngoài, băm nhỏ), sau giã nát, cho thêm rượu và giấm thành vào, sao cho nóng rồi chườm lên chỗ phù nề.
9. Bài thuốc chữa đau gối và đau lưng mãn tính
- Chuẩn bị: Rễ gạo 60g.
- Thực hiện: Đem rửa sạch dược liệu, sau đó sắc với 500ml nước còn lại 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần liên tục trong vòng 10 ngày.
10. Bài thuốc trị suy nhược cơ thể do lao động nặng nhọc
- Chuẩn bị: Bí đao và hoa gạo mỗi vị 500g.
- Thực hiện: Sao vàng hạ thổ, rồi sắc với 1 lít nước với lửa nhỏ còn 800ml. Mỗi lần dùng 200ml trước khi ăn 30 phút, ngày dùng 4 lần.
11. Bài thuốc trị táo bón
- Chuẩn bị: Lá gòn tươi 10 – 20 lá.
- Thực hiện: Đem rửa sạch, sau đó vò nát lá và nấu với một lượng nước vừa đủ. Dùng nước uống nhiều lần trong ngày.
12. Bài thuốc chữa bong gân nhẹ
- Chuẩn bị: Rau má tươi, vỏ cây bông gòn tươi, bông gòn tươi và vòi voi tươi các vị bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Dùng các vị rửa sạch, giá nát và đắp lên chỗ sưng đau.
13. Bài thuốc rong kinh, thiếu máu
- Chuẩn bị: Hoa gạo 30 – 50g (sao khô qua 3 nắng rồi khử thổ sẫm màu).
- Thực hiện: Sắc với 500ml nước, còn lại 100ml. Đem lọc lất bã, sắc lần 2 với 200ml nước lấy 50ml nước sắc. Hòa nước sắc và chia thành 5 lần uống trong ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày.
14. Bài thuốc trị mụn ở tuổi dậy thì, viêm họng ho khan kèm đờm trắng, phụ nữ thân nhiệt nóng, gan nóng gây tiểu vàng
- Chuẩn bị: Bí đao 1kg (cả vỏ và hạt), rau má 300g, hoa gạo 500g và mía lau 500g.
- Thực hiện: Đem rửa sạch, băm nhỏ các dược liệu sau đó đem sao khử thổ. Cho dược liệu vào ấm, sắc với 2 lít nước còn lại 1 lít. Lọc bỏ bã và sắc với 1 lít nước lấy 500ml. Trộn 2 lần nước sắc với nhau, thêm vào 5g nước cốt gừng tươi. Sử dụng uống nhiều lần trong ngày.
15. Bài thuốc trị đau dạ dày
- Chuẩn bị: Rễ lưỡng phù trâm (hoàng lực) 6g, hoa gạo 30g.
- Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 3 – 4 tuần lễ.
16. Bài thuốc đắp trị đau cơ, bong gân
- Chuẩn bị: Lá bưởi bung tươi 50g và vỏ gạo 30g. Ngoài ra có thể gia thêm lá xoan chồi, cúc tần và ngải cứu mỗi vị 30g, 1 lòng trắng trứng.
- Thực hiện: Đem các vị thái nhỏ, giã nát và thêm đồng tiện vào trộn đều, đắp vào nơi đau nhức.
17. Bài thuốc trị ho ra máu
- Chuẩn bị: Nhựa cây gạo 1 – 3g.
- Thực hiện: Sắc uống dùng hằng ngày.
18. Bài thuốc trị đau mỏi do phong tê thấp
- Chuẩn bị: Dây đau xương, thân cây bọt ếch và vỏ thân của cây bông gòn mỗi thứ 1kg, vỏ của cây lá đắng 2kg.
- Thực hiện: Đem các dược liệu thái nhỏ, phơi khô và sắc với nước lấy 200ml cao lỏng. Sau đó thêm vào 100ml siro và 200ml rượu vào, hòa đều. Mỗi lần dùng 25ml, ngày dùng 2 lần.
19. Bài thuốc trị quai bị
- Chuẩn bị: Vỏ thân cây bông gòn 15g.
- Thực hiện: Sắc uống, đồng thời nên giã nát và đắp ở ngoài 1 lần/ ngày.
20. Bài thuốc trị đau sưng vú sau khi sinh
- Chuẩn bị: Vỏ thân cây gạo 20g.
- Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày.
21. Bài thuốc trị viêm khí phế quản cấp tính
- Chuẩn bị: Rễ bông gạo 30g.
- Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
22. Bài thuốc trị chứng nôn ra máu
- Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 100g và hoa gạo 14 cái.
- Thực hiện: Sơ chế nguyên liệu rồi nấu thành canh, dùng ăn hằng ngày.
23. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày
- Chuẩn bị: Vỏ thân/ rễ/ hoa gạo 15 – 30g.
- Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.
24. Bài thuốc trị viêm dạ dày/ viêm ruột cấp, đại tiện ra máu, đi phân lỏng và nhiễm trực khuẩn lỵ
- Chuẩn bị: Hoa gạo 60g.
- Thực hiện: Sắc kỹ, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong vào và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
25. Bài thuốc trị chứng sốt cao vào mùa hè ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Hoa gạo 6g.
- Thực hiện: Sắc kỹ lấy nước hòa thêm một ít đường phèn vào và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
26. Bài thuốc trị chứng tiểu tiện không thông
- Chuẩn bị: Hạ khô thảo, dây kim ngân mỗi vị 20g, nhựa của cây bông gòn 10g.
- Thực hiện: Đem sắc với 750ml nước còn lại 300ml, chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
27. Bài thuốc chứng ngứa vùng hậu môn – sinh dục
- Chuẩn bị: Vỏ thân cây gạo.
- Thực hiện: Sắc lấy nước ngâm rửa vùng ngứa ngáy.
28. Bài thuốc trị bệnh trĩ xuất huyết
- Chuẩn bị: Hoa hòe 15g, quyết bá 10g và hoa gạo 20g.
- Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
29. Bài thuốc trị sưng viêm, đau nhức phần mềm sau khi chấn thương
- Chuẩn bị: Củ nghệ vàng già 100g và vỏ thân cây gạo 100g.
- Thực hiện: Đem cạo bỏ vỏ ngoài của cây gạo, sau đó giã nát với nghệ. Rồi cho rượu và giấm thanh vào sao nóng, đắp lên nơi bị đau nhức.
30. Bài thuốc giúp lợi sữa
- Chuẩn bị: Hạt cây bông gòn khô 10 – 12g.
- Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
31. Bài thuốc giúp bổ máu, lưu thông khí huyết
- Chuẩn bị: Hoa gạo khô 15 – 20g.
- Thực hiện: Đun lấy 1 lít nước dùng uống mỗi ngày.
32. Bài thuốc trị bỏng
- Chuẩn bị: Hoa gạo tươi.
- Thực hiện: Đem các vị rửa sạch, giã nát rồi lấy nước cốt trộn với dầu gấc theo tỷ lệ 1:1. Thoa hỗn hợp lên vết bỏng giúp giảm đau và nhanh liền da.
33. Bài thuốc trị chứng yếu sinh lý và liệt dương ở nam giới
- Chuẩn bị: Rễ gạo khô 1kg, rượu 3 lít.
- Thực hiện: Dùng ngâm trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày dùng 2 – 3 ly nhỏ, sử dụng đều đặn trong thời gian dài.
Cách trồng và chăm sóc Cây bông gòn
1. Cách gieo hạt bông:
Đất sau khi làm cỏ, cày bừa, người ta tiến hành rạch hàng để bón phân lót và gieo hạt bông. Vùng nào đất tơi xốp hoặc tranh thủ thời vụ thì chỉ cần cắt bỏ cây trồng trước sau đó cuốc hốc hoặc chọc lỗ bỏ hạt. Chú ý gieo thẳng hàng để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch sau này.
Tiến hành gieo khi đất đang còn ẩm.
Gieo mỗi hốc 1-2 hạt, tốt nhất là gieo xen kẽ 2 hạt – 1 hạt – 2 hạt,…/hốc, khi cây bông có 2-3 lá thật nhổ tỉa chỉ để 1 cây/hốc.
Lấp đất nhỏ, mịn, dày 3-4cm, nơi khô hạn thì lấp dày 5-7cm.
Sau khi gieo xong có thể phun thuốc trừ cỏ Dual 720 EC với liều lượng 1,5-2 lít/ha.
2. Cây trồng xen – gối vụ:
* Cây trồng xen: Cây trồng xen trong ruộng bông tùy thuộc vào điều kiện, tập quán canh tác cũng như hiệu quả kinh tế của cây trồng xen. Nhưng phải đảm bảo nguyên tắc :
Cây trồng xen là cây ngắn ngày.
Không lây nhiễm sâu bệnh sang cây bông
Một số cây trồng thường được khuyến cáo trồng xen trong ruộng bông thâm canh như : Đậu xanh, đậu nành, bắp ăn tươi, hành, tỏi, các loại rau,…
* Gối vụ: Để tranh thủ thời vụ có thể trồng gối bông vải vào chân đất cây trồng trước .cách trồng gối như sau: Cắt bỏ bớt lá (cây trồng trước giống như cây ngô), dùng sào ép ngả (cây trồng trước giống như cây đậu) về hai phía, tạo khoảng trống để rạch hàng trồng bông. Thời gian trồng gối khoảng 15 – 20 ngày là tốt nhất, không nên trồng gối quá 20 ngày.
3. Dặm tỉa:
Sau khi gieo 5-7 ngày kiểm tra thấy hốc nào không mọc hay mọc yếu thì phải trồng dặm ngay, nhằm đảm bảo mật độ cây để cho năng suất cao nhất.
Có thể cùng lúc với gieo đại trà, nên gieo dự phòng 5-10% số cây trong bầu nylon, khi kiểm tra thấy hốc nào không mọc thì lấy cây trong bầu nylon dặm vào.
Khi cây có 2-3 lá thật, tức khoảng 14-15 ngày sau khi gieo cần phải tỉa định cậy, chỉ để 1 cây/hốc.
4. Tưới nước và tiêu nước:
Bông là cây chịu hạn, nhưng không phải vì thế mà không cần nước, trái lại để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt cần phải cung cấp đầu đủ để cây sinh trưởng và phát triển.
Về mùa khô, nếu có điều kiện thì tưới định kỳ 7-10 ngày/lần.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Bông Gòn do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Bông Gòn là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.
Từ khóa » Cây Bông Gòn Dụng để Làm Gì
-
Cây Bông Gòn (Bông Gạo) - Công Dụng & Các Bài Thuốc Quý
-
Cây Bông Gòn: Không Chỉ Là Loài Cây Tạo Bóng Mát
-
Bông Gòn (cây Bông Gạo) Vị Thuốc Thanh Nhiệt, Nhuận Tràng Cực Hay
-
Những điều Cần Biết Về Cây Bông Gòn Và Những Bài Thuốc Có Tác ...
-
Cây Bông Gòn | 10+ Bài Thuốc "kỳ Diệu" Trong Đông Y
-
Những Tác Dụng Chữa Bệnh Từ Cây Bông Gòn
-
Bông Gạo: Tác Dụng Chữa Bệnh Từ Loài Cây Cảnh Quen Thuộc
-
Bông Gòn Tự Nhiên Từ Cây Gòn - Có Ai Còn Nhớ Mùa Hoa Gạo!
-
Bài Thuốc Chữa Bệnh Bằng Cây Bông Gòn - Dược Liệu Từ Thiên Nhiên
-
Công Dụng Cây Bông Gạo | Vinmec
-
Lá Gòn Trị Bệnh Gì – Công Dụng Và Chữa Trị Được Bệnh Gì
-
Bông Gạo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Gòn - Phạm Hoài Nhân
-
Cây Bông Gòn - Bông Gạo - Cây Cảnh