Cây Bông ổi (cây Ngũ Sắc) Và 8 Bài Thuốc Chữa Ho, Mụn Nhọt, Tiểu ...

Cây bông ổi là một loại hoa rất đẹp, được nhiều công viên, khu sinh thái trồng làm cảnh. Điểm đặc biệt là loài hoa đẹp này không chỉ dùng làm cảnh mà nó còn là một vị thuốc với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, tiêu độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt rất hữu ích cho đời sống của chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Thông tin, mô tả cây bông ổi
Thông tin, mô tả cây bông ổi

Tên gọi khác: Bông ổi, Trăng lao, Cây hoa cứt lợn, Trâm ổi, Thơm ổi, Hoa ngũ sắc, Tứ quý, ngũ sắc, hoa cứt lợn, tứ thời, trâm hôi, trâm anh, mã anh đơn, nhá khí mu (Tày)

Tên khoa học: Lantana camara L

Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Thông tin, mô tả cây bông ổi

1. Đặc điểm thực vật

Cây bông ổi là một cây thuốc nam quý, dạng cây nhỏ, cao tới 1,5m-2m hay hơn. Thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía rạng, mặt dưới có lông. Cụm hoa là những bông co lại thành đầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng dợi rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả bạch hình cầu, nằm trong lá dài, khi chín màu đen; nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng làm cảnh, nay phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven bờ biển.

Bộ phận dùng: Lá, hoa và rễ – Folium, Flos et Radix Lantanae.

Thu hái: Các bộ phận của cây thu hái vào mùa khô.

Chế biến: Phơi hay sấy khô. Cũng có khi dùng tươi.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng. Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. N

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Lá chứa 0,2% tinh dầu; ở hoa khô chỉ có 0,07%. Tinh dầu có 8% terpen bicyclic và 10-12% L-a-phelandren. Tinh dầu bông ổi Ấn Độ chứa cameren, isocameren và micranen. Trong vỏ có 0,08% lantanin, là một alcaloid. Lá trong thời kỳ có hoa chứa 0,31-0,68% lantanin, còn có lantaden.

Tác dụng dược lý của cây bông ổi

Đài hoa của cây Bông ổi có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa Bông ổi để trị viêm họng, ho. Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Bông ổi đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoaBông ổi tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột. Dầu ép từ hạt Bông ổi và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus…

Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp.

Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp.

Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị Thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ổi

1. Cây bông ổi chữa ho

Hoa dùng làm thuốc trị ho với liều 12g, dạng thuốc sắc hay hâm nóng hoặc chế xi rô.

2. Chữa viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt

Nấu lá tươi để rửa ngoài.

3. Chữa Chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu, giã lá tươi đắp ngoài

Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.

4. Bông ổi chữa ho ra máu và lao phổi từ cây ngũ sắc

Dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống

5. Bài thuốc chữa chứng ho do lạnh

Lấy hoa ngũ sắc 20g để tươi hoặc 10g phơi khô, sắc với 500ml nước còn 100ml, uống trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với hoa hòe sao đen và rễ bạch cập, mỗi thứ 8g. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, tăng huyết áp. Dùng liền 5 ngày.

6. Thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp

Lá và hoa ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Ngày thay băng một lần. Hoặc lá ngũ sắc để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Nếu vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế để được cấp cứu

7. Trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường

Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.

8. Chữa mẩn ngứa

Lá và hoa ngũ sắc khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày.

 Lưu ý khi sử dụng cây ngũ sắc chữa bệnh

Cây này không có tác dụng chữa viêm xoang như cây cứt lợn Ageratum conyzoides nên cần chú ý tránh dùng nhầm.

Không viêm xoang dùng lá cây bông ổi ở liều cao liên tục trong nhiều ngày liền có thể gây ngộ độc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Theo sự ghi nhận của các nhà khoa học, trong lá cây hoa ngũ sắc có chứa nhiều độc tố như: Lantanin alkaloid, Lantadene A,… Những độc tố này có thể làm bỏng rát dạ dày, rối loạn tuần hoàn máu không sử dụng ở liều cao.

Tóm lại, cây bông ổi là cây có nhiều công dụng như  tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt… Các nghiên cứu cho thấy dược liệu có hoạt tính cầm máu, kháng khuẩn. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. Chúc các bạn có một sức khoẻ tốt!

Xem thêm: Cà dại hoa trắng và 5 bài thuốc chữa ong đốt, sâu răng, khó tiểu, ho, đau bụng hiệu quả

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Cây Trâm ổi Có Tác Dụng Gì