Cây Bùm Sụm - Cây Cảnh Bonsai đẹp Hot Nhất Hiện Nay

Cây bùm sụm là loại cây lâu năm cho dáng đẹp, dễ tạo hình, uốn nắn, bởi vậy mà chúng ngày càng được giới chơi cây cảnh yêu thích và săn tìm. Bên cạnh đó, bùm sụm còn có tác dụng chữa một số bệnh rất hiệu quả. Hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Bùm sụm II. Đặc điểm của cây Bùm sụm III. Tác dụng của cây Bùm sụm IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bùm sụm

I. Giới thiệu về cây Bùm sụm

Tên thường gọi:Cây Bùm Sụm
Tên gọi khác:Chùm rụm, cườm rụng
Tên khoa học:Carmona microphylla
Họ thực vật:Thuộc họ Chùm rụm Ehretiaceae
Nguồn gốc xuất xứ:Nguồn gốc ở Ấn Độ, Malaysia
Nơi sống:Cây của vùng Ấn Độ – Malaysia, mọc hoang ở đồi núi như Thanh Hóa, Huế, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu
Tuổi thọ:Sống lâu năm
Thời gian nở hoa:Ra hoa quanh năm
Màu sắc của hoa:Màu trắng
Cây bùm sụm
Cây bùm sụm còn có tên gọi khác là chùm rụm, cườm rụng

II. Đặc điểm của cây Bùm sụm

  • Hình dáng bên ngoài: Cây bùm sụm có chiều cao khoảng 3m ở điều kiện tự nhiên, với thân có nhiều khe rãnh và khá xù xì.
  • Lá: Lá của cây có chiều dài khoảng 1 – 4cm, độ rộng từ 0,5 – 2cm với hai mặt của lá đều có lông. Các lá thường không có cuống, có hình trái xoan ngược hoặc thuôn và mọc so le với nhau. Ở chóp lá có răng cưa.
  • Hoa: Cây bùm sụm cho hoa mang màu trắng tinh và có cuống ngắn. Hoa thường khá nhỏ và chỉ cần xếp 2 -3 cái là thành ngù.
  • Quả: Quả của loại cây này có màu đỏ cam và thuộc dạng quả hạch cứng. Quả bùm sụm có thể ăn được.

III. Tác dụng của cây Bùm sụm

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Với đặc tính thân cành mềm, dễ uốn và tạo hình do đó rất nhiều người ưa thích trồng cây bùm sụm trong chậu để trang trí trước hiên nhà, góc sân,… để tạo điểm nhấn cho không gian.

Bên cạnh đó, cây bùm sụm còn được trồng nhiều trong bồn ở công viên, trồng viền hay trồng thành hàng tạo thành lối đi ở nhiều cơ quan, xí nghiệp,… giúp mang lại vẻ đẹp và cải thiện môi trường sống tốt hơn.

Cây càng lâu năm, càng có giá trị. Chính bởi vậy mà nhiều người săn tìm những gốc cây bùm sụm cổ để tạo cây kiểng cổ, bonsai đẹp, đầy nghệ thuật.

2. Tác dụng chữa bệnh

Ngoài tác dụng làm cảnh, cây bùm sụm còn được dùng để chữa một số bệnh như đau buốt tay chân, nhức eo mỏi lưng,…

Bên cạnh đó, ở một số nơi, người ta còn dùng cây bùm sụm để chế ra thuốc giải loại bỏ chất độc từ thực vật.

Tìm hiểu về cây bùm sụm
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây bùm sụm còn được dùng để chữa một số bệnh như đau buốt tay chân, nhức eo mỏi lưng,…

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Bùm sụm

Cây bùm sụm không hề khó trồng và chăm sóc, tuy nhiên cần hiểu và nắm chắc những đặc tính phát triển của cây là có thể dễ dàng ươm trồng chúng.

  • Với cây bùm sụm, người ta thường tiến hành nhân giống bằng cách chiết cành hoặc gieo hạt.
  • Cây bùm sụm thuộc giống cây đòi hỏi và có yêu cầu cao về ánh sáng. Cây không thể phát triển tốt nếu trồng trong bóng râm hoặc những nơi có ít ánh sáng, do đó, hãy ưu tiên chọn trồng cây ở những nơi mà ánh nắng chiếu đến nhiều nhất.
  • Bùm sụm không hề kén chọn đất và địa hình trồng, bởi chúng có khả năng chịu hạn, chịu nắng rất tốt và có bộ rễ cây chắc khỏe có thể ăn sâu vào lòng đất để dễ dàng vươn xa đi tìm kiếm nguồn nước ngầm nuôi cây. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới ươm trồng cây bùm sụm, bạn nên dùng đất trồng tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng, để cây mau lớn, phát triển thuận lợi. Kết hợp với việc bón thêm phân hóa học và hữu cơ để bổ sung những chất còn thiếu trong đất.
  • Với những cây bùm sụm được trồng trong chậu, trong bồn thì cần chú ý thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây, giúp cây không bị thiếu nước khiến cây lá héo khô. Bên cạnh đó, cũng cần quan sát để tránh tình trạng cây ngập úng do không thoát nước tốt, dẫn đến thối rễ và chết cây.
  • Mặc dù cây bùm sụm không mấy khi có sâu bệnh phá cây, nhưng cũng cần kiểm tra cây thường xuyên, kết hợp cắt tỉa, tạo dáng cho cây thêm đẹp, và được như ý muốn.
3.7/5 - (4 bình chọn)

Từ khóa » Giâm Cảnh Cây Bùm Sụm