Cây Cẩm Nhung: Ý Nghĩa Và Vị Trí đặt Trong Phong Thủy - CafeLand.Vn
Có thể bạn quan tâm
Cây cẩm nhung là gì?
Cây cẩm nhung (tên khoa học: Fittonia) hay còn được gọi là cây may mắn. Cây có lá mỏng, thân ngắn với màu sắc tươi sáng lại dễ trồng, không cần chăm sóc quá nhiều .
Cẩm nhung nhận được sự yêu thích từ mọi người bởi lá cây có màu sắc khá đẹp với nhiều kích thước đa dạng như: trắng sọc xanh, xanh sọc trắng, đỏ đậm, đỏ nhạt, màu hống, màu xanh lá sọc vàng… Ở Việt Nam, cây cẩm nhung được phân thành hai loại cây cẩm nhung xanh và cây cẩm nhung đỏ.
Cây được nhiều nhân viên văn phòng sử dụng để trang trí cho bàn làm việc bởi màu sắc của cây với những vân lá đẹp mắt. Ngoài ra, cây còn có ý nghĩa mang lại nhiều điều tốt đẹp đối với người trồng cây.
Ý nghĩa của cây cẩm nhung
Mặc dù có ngoại hình nhỏ nhắn nhưng cây luôn thể hiện cho một tình bạn bền vững, nhiều người còn cho rằng khi cây nở hoa sẽ mang ý nghĩa của một tình yêu trong sáng thuần khiết.
Do đó, cây trở thành món quà đầy ý nghĩa để bạn bè, người thân tặng nhau trong những dịp quan trọng với mong muốn mang lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Ngoài ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, màu xanh của cây còn giúp cho người trồng có cảm giác thoải mái, giảm áp lực, stress.
Theo một số chuyên gia, cây cẩm nhung có khả năng hút được tia điện tử từ các thiết bị máy tính rất tốt. Những tia điện tử thường gây ra những bệnh nguy hiểm cho mắt và da.
Cây có hình dáng nhỏ nhắn nên thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí văn phòng, đặt trên bàn học tập, làm việc, phòng khách, kệ cửa… hoặc trồng thành từng khóm từng bụi để trang trí trong sân nhà.
Cây giúp cho không gian căn phòng thêm đẹp hơn, thoải mái và sinh động hơn.
Vị trí đặt cây cẩm nhung
Cây cẩm nhung có thể đặt ở trên bàn làm việc, trong phòng khách, phòng ngủ.. Và đặc biệt khi để trên bàn làm việc cây sẽ giúp hút tia điện tử có hại từ máy tính rất tốt , bảo vệ cho sức khỏe của bạn.
Cây thích hợp đặt trong nhà tắm bởi cây sống được trong môi trường thiếu sáng và có tác dụng xua đuổi côn trùng.
Đặt cây bên cạnh tivi, trên nóc tủ lạnh có thể giúp thanh lọc không khí, hút tia điện tử có hại cho sức khỏe.
Cây còn có thể đặt cạnh cửa sổ, khung tranh và các khu vực khác.
Cây cẩm nhung hợp với mệnh nào, tuổi nào?
Cây cẩm nhung có lá màu đỏ hoặc màu hồng, tím nên được xếp vào cây cảnh trang trí thuộc hành Hỏa. Theo nguyên tắc ngũ hành thì cây cẩm nhung rất phù hợp với những người mang mệnh Hỏa và mệnh Thổ.
Cây cẩm nhung xanh là cây cẩm nhung có là màu xanh bạc hà hay màu xanh lá sẫm. Tuy nhiên, khi xét cây theo màu sắc thì màu xanh lá này sẽ không được xét trước mà phải xét màu sắc khác màu xanh lá. Do đó, màu đặc trưng của cây cẩm nhung xanh là màu trắng chính mà màu của các gân lá trên bề mặt lá. Màu trắng này theo màu sắc các thuộc tính trong ngũ hành thì ứng với thuộc tính kim.
Như vậy, cây cẩm nhung xanh là cây hợp với người mệnh Kim (tương hợp) và người mệnh Thủy (tương sinh – Kim sinh Thủy).
Cây Cẩm Nhung hợp với những người tuổi: Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995), Mậu Tý (2008), Kỷ Sửu (2009), Bính Thân (1856), Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979).
Cách trồng và chăm sóc cây cẩm nhung
- Nhân giống: Cây cẩm nhung có thể trồng bằng cách gieo hạt. Bạn nên ngâm hạt trong nước ấm, sau đó mới rắc hạt xuống đất và phủ một lớp đất mỏng để giữ độ ẩm, giúp cây nảy mầm nhanh hơn. Sau khoảng 2- 3 tuần, cây sẽ nảy mầm.
- Đất trồng: Đất trồng cây cẩm nhung phải chọn loại đất có độ dinh dưỡng cao, độ ẩm tốt. Nên chọn loại đất tơi xốp được pha trộng với than mùn, phân vi sinh, mùn là để cây hấp thụ tốt hơn. Có thể thêm sỏi để giúp cây thoát nước tốt tránh tình trạng ngập úng làm thối rễ cây.
- Ánh sáng: Có thể sử dụng ánh sáng của đèn huỳnh quang hoặc những tia nắng nhẹ để giúp cây phát triển. Tuy nhiên tuyệt đối không phơi cây ra ánh sáng mặt trời trực tiếp. Còn nếu cây sống trong môi trường thiếu sáng quá lâu thì lá của cẩm nhung sẽ bị mất màu và thân cây sẽ ngày càng dài ra.
- Nhiệt độ: Cây cẩm nhung thích nghi và phát triển tốt trong môi trường nhiệt độ từ 18 – 24 độ C. Nên dù đặt cây trong môi trường điều hòa trong thời gian dài cũng không hề ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Nước: Bạn có thể dùng bình xịt để tưới nước cho cây mỗi ngày vì cây thuộc loại ưa ẩm. Tuy nhiên, bạn không nên tưới quá nhiều vì sẽ làm cây bị úng nước và bạn nên làm lỗ thoát nước cho cây. Nên tưới cây vào buổi sáng bằng bình phun sương vừa giúp cho lá sạch hơn và tốt hơn cho quá trình quang hợp của cây. Đồng thời tưới phun sương sẽ không gây úng và thối rễ cây.
- Phân bón: Để giữ cho cây luôn xanh tốt thì nên bổ sung các loại phân hỗ trợ như NPK 24-8-16 để bổ sung vào trong đất một lượng vừa đủ. Nên đọc kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo liều lượng bón phân, chăm sóc từ cửa hàng chuyên về cây cảnh.
Ngoài ra, bạn nên tỉa lá cho cẩm nhung định kỳ để tránh tán lá quá rậm rạp, tạo điều kiện cho côn trùng làm tổ và thường xuyên quan sát cây để phát hiện sâu bệnh và cắt bỏ những lá bị sâu bệnh.
Từ khóa » Cây Lá Xanh Sọc Trắng
-
8 Loài Cây Cảnh Lá Sọc độc đáo, Màu Sắc Rực Rỡ Thích Hợp Trang Trí ...
-
Cây Cẩm Nhung Fittonia - Sọc Trắng, Sọc Xanh, Sọc Hồng
-
Phân Biệt Các Loại Cây Kiểng Lá Sọc - Sài Gòn Hoa
-
Lá Mầu Xanh Sọc Trắng - Tán Cao - Cây Mini Để Bàn & Chậu Gốm ...
-
Cây Cẩm Nhung Fittonia - Sọc Trắng, Sọc Xanh, Sọc Hồng
-
Cây Đuôi Công Xanh Sọc Trắng • Cây Phong Thủy Lá Tương Phản Bắt ...
-
Cây Đuôi Công Sọc Trắng - Vườn Cây Việt
-
Cây Đuôi Công Lá Sọc Trắng Nhỏ
-
Cây Trầu Bà Nhung Sọc Trắng Syngonium Wendlandii
-
Top 10 Loại Cây Cảnh Lá Dài đẹp Trang Trí - Treera
-
Các Loại Cây Kiểng Lá đang được Săn Lùng Nhiều Nhất Gần đây
-
Cây Lan Chỉ: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
35 Loài Cây Phong Thủy Trồng Trong Nhà Giúp Gia Chủ Hút Tài Lộc