Cây Cần Sa Có Mấy Loại | Tìm Hiểu, Tác Dụng , Tính Hợp Pháp & Nguy Cơ

cây cần sa có mấy loại ? Bạn có biết cần sa chính là loại ma túy được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ, chỉ đứng sau rượu. Có tới 78 triệu người, tức gần một nửa dân số, đã báo cáo rằng họ đã sử dụng cần sa vào một thời điểm nào đó trong đời và tận 25 triệu người Mỹ sử dụng cần sa hàng tháng. Ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể, tuy nhiên, thực tế là số người dùng cần sa đang ngày một tăng dần, mà nhất là các đối tượng trẻ tuổi. Khi cần sa được sử dụng ngày càng phổ biến thì sự chấp nhận của xã hội dành cho nó cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, với những người đang sử dụng nó và cả những người không sử dụng, thật sự họ có biết tường tận về loại chất gây nghiện này không. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được tất tần tật về cây cần sa.

Danh Mục Chính

Toggle
  • VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUE THỬ MA TÚY
  • Cây cần sa
    • Hình dáng cây cần sa có mấy loại
    • Họ cây cần sa có mấy loại
    • Cây cần sa Việt Nam có mấy loại
    • Cây cần sa tiếng anh
    • Tên gọi khác của cây cần sa
    • Cây cần sa con
  • Cây cần sa có mấy loại
    • Cây cần sa lưỡng tính 
    • Cây cần sa bonsai
    • Cây cần sa có mấy loại hoa đỏ
    • Cây cần sa hoa tím
    • Cây cần sa cảnh
  • Cây cần sa đực và cái
    • Cây cần sa đực có tác dụng gì
    • Cây cần sa cái
  • cây cần sa và cây thuốc phiện
  • Cây cần sa cho gà ăn
  • Trồng cây cần sa bị xử lí như thế nào
    • Trồng 1 cây cần sa có bị bắt không
    • Trồng 2 cây cần sa có bị bắt không
  • Hình xăm cây cần sa
    • Hình xăm lá cần sa
    • Ý nghĩa của hình xăm lá cần sa
    • Các loại hình xăm lá cần sa
    • Vị trí của hình xăm lá cần sa

VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUE THỬ MA TÚY

sử dụng thuốc lắc an toàn

Cây cần sa

Hình dáng cây cần sa có mấy loại

Đây là hình ảnh của một cây cần sa điển hình:

hình ảnh cây cần sa
hình ảnh cây cần sa

Cần sa là một loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, chiều cao có thể dao động từ 1-2m, các bộ phận của cây cần sa đều được phủ một lớp lông mịn trên bề mặt. Gốc cây có màu xanh, mọc đứng, bên trong rỗng và có rãnh chạy dọc theo gốc. Bên trên của thân cây, các cành mọc đối diện với nhau tạo nên tán cây xum xuê. Các lá cần sa thường mọc cách nhau, có cuống và có các lá nhỏ trong một lá lớn, mỗi lá lớn thường xẻ ra từ 5-7 lá nhỏ (còn gọi là thùy). Các lá phía bên dưới chia thùy đến tận cuống, các phiến lá có hình mác, nhọn, và ở mép có răng cưa hướng lên ngọn. Các lá.cần sa phía bên trên thường là lá đơn hay chia thành 3 thùy (lá hình chân vịt). Mỗi lá dài khoảng 2-7cm, có một rãnh nhỏ chạy dọc từ dưới lên trên, các gân lá chạy chéo từ phía trung tâm ra tới mép răng cưa của lá.

Họ cây cần sa có mấy loại

Các loài thực vật cũng như động vật trên trái đất đều có mối liên kết với nhau trong một hệ thống vô cùng to lớn. Không có loài nào là riêng lẻ hay không có những họ hàng xa gần, và cây cần sa cũng không phải ngoại lệ. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem nguồn gốc và cây cần sa có mấy loại và những họ hàng của loài cây gây nghiện này là gì.

Đây là một phả hệ đầy đủ của cây cần sa theo Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS):

Loài

Cannabis sativa, Cannabis ruderalis, Cannabis indica

(có thể được gọi chung là loài Cannabis sativa)

Chi

Cannabis L. (tức Chi Gai dầu)

Họ

Cannabaceae (tức họ Cần sa)

Bộ

Rosales (tức Bộ Hoa hồng)

Lớp

Magnoliopsida (tức Lớp Hai lá mầm)

Ngành

Tracheophyta (tức Ngành Thực vật có mạch)

Giới

Plantae (tức Giới Thực vật)

Cây cần sa là một thành viên của họ Cần sa (Cannabaceae), thuộc bộ Hoa hồng (Rosales). Trong đó, gai dầu là loài họ hàng gần nhất với cần sa. Vì chúng cùng thuộc chi Gai dầu nên có nhiều điểm tương đồng và rất khó để phân biệt. Tuy nhiên, cả hai loài cây này đều chứa chất gây kích thích. Nếu mở rộng đến Bộ thì cây cần sa sẽ có họ hàng xa với các loài dâu tây, dâu tằm, táo, đào, lê mâm xôi, hạnh nhân, sung, vả, và cả hoa hồng nữa.

máy đo nồng độ cồn

Cây cần sa Việt Nam có mấy loại

Trong những năm trở lại đây, cần sa đã du nhập và trở nên phổ biến trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam với tên gọi là cỏ Mỹ. Thỏa mãn với những khoái cảm mà cần sa mang lại, người dùng nó dần dần mất đi sự kiểm soát hành vi của bản thân và lệ thuộc vào loại chất gây nghiện này. Thành phần chính gây nghiện của cần sa là THC (tên viết tắt của delta-9-tetrahydrocannabinol), chất này có ở trong lá và các bộ phận ra hoa của cây cần sa. THC khi đi vào cơ thể sẽ kích thích não bộ giải phóng dopamine (hormone hạnh phúc) tạo nên cảm giác khoan khoái, lâng lâng cho người sử dụng.

cây cần sa có mấy loại ở việt nam
cây cần sa có mấy loại ở việt nam

Nếu dùng bằng đường hút hít hoặc vape thì THC có thể gây khoái cảm rất nhanh chỉ trong vòng vài giây đến vài phút và mất 1-3 giờ đồng hồ sau thì cơ thể người dùng mới hoàn toàn đào thải hết THC ra ngoài. Còn nếu dùng cần sa bằng đường ăn hoặc uống thì người dùng phải mất nhiều thời gian hơn để tỉnh táo trở lại hoàn toàn.

Cùng với các loại ma túy khác, cần sa trở thành một trong những chất gây nghiện đang được săn đón hàng đầu bởi giới trẻ Việt Nam. Không khó để bắt gặp các bạn trẻ hút cần sa một cách công khai như chỉ đơn giản là đang hút một điếu thuốc. Cần sa dần trở thành một trong những cách người trẻ chọn để thể hiện bản thân, từ sinh viên đại học cho tới người đi làm, không phân biệt độ tuổi, giới tính, hay tầng lớp xã hội.

Cây cần sa tiếng anh

cây cần sa có mấy loại tiếng anh là gì : là marijuana hay còn được gọi với tên là cannabis, là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Á nay đã được trồng rộng rãi trên toàn thế giới. Nó là một loại chất kích thích thần kinh được chiết xuất từ cây Cannabis, có thể được dùng với nhiều mục đích trong y tế hoặc tạo khoái cảm, ảo giác trong giải trí.

Cần sa có thể được dùng bằng nhiều cách khác nhau như đốt lên để hít, hút bằng vape (thuốc lá điện tử), trộn vào thực phẩm.

Hiện nay trong ngành y tế, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ) chỉ phê duyệt cho 2 loại thuốc được phép dùng dưới dạng cần sa y tế là dronabinol (Syndros, Marinol) và nabilone (Cesamet). Hai loại thuốc này được bào chế từ các thành phần của cây cần sa và được chỉ định cho các trường hợp buồn nôn, nôn do điều trị bằng hóa chất mà bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc chống buồn nôn khác. Ngoài ra, Dronabinol cũng được dùng điều trị chứng chán ăn do giảm cân ở những bệnh nhân AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người).

Tên gọi khác của cây cần sa

Có lẽ vì sự quan tâm đặc biệt dành cho loại chất gây nghiện này mà người ta ưu ái dành cho nó rất nhiều những tên gọi khác nhau.

Ở Việt Nam, cây cần sa thường được giới trẻ đặt tên bằng những từ như “bồ đà”, “tài mà”, “cỏ Mỹ”, “cỏ”, “cỏ  dại “, “bu”, “pin”, “gai dầu”, “gai mèo”.

hút cỏ

Còn ở các quốc gia khác trên thế giới, những cộng đồng sử dụng cây cần sa cũng đã phát triển những từ ngữ dành riêng cho loài cây này. Cụ thể như sau: cây cần sa có mấy loại tên gọi khác nhau trên thế giới 

  • Thổ Nhĩ Kỳ: cây cần sa được gọi dưới tên “Ot”, phát âm đúng sẽ nghe là “Oat”.
  • Nam Phi: “Zol” chính là loại cần sa có chất lượng tốt nhất, loại thượng hạng. Còn nếu bạn muốn loại rẻ hơn và ít tác dụng hơn thì có thể dùng “jut”.
  • Colombia: người Colombia dùng từ “Baretta” để ám chỉ cây cần sa, Baretta vốn là một loại súng ngắn có sức công phá lớn, do đó với cần sa, Baretta ám chỉ loại cần sa có chất lượng tuyệt nhất.
  • Ai Cập: sau khi phơi khô lá và cành của cây cần sa, người dân Ai Cập sẽ cuốn nó thành những điếu thuốc, gọi là “bango”.
  • Nga: “plan” là từ thông dụng mà người Nga ám chỉ đến cần sa.
  • Mexico: “churro” vốn được dùng để chỉ một loại bánh ngọt được chiên thành những cây bánh có vị quế, tuy nhiên gần đây thì từ “churro” cũng được người Mexico dùng để nói về cần sa.
  • Pháp: “L’Herbe” tức là cỏ, chính là từ người Pháp dành cho cần sa.
  • Ấn Độ: “Bhang” là một dạng cần sa đặc trưng của người Ấn Độ, nó được nghiền và cuốn vào một loại bột nhão hoặc hỗn hợp giữa bột và sữa chua, hoặc cũng có thể là các loại đồ uống từ trái cây.
  • Puerto Rico: đây chính là đất nước của những loại cần sa tuyệt vời, và “mota” là một từ bạn cần phải ghi nhớ nếu muốn tìm kiếm cần sa ở những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha.

que thử 5 chân

Cây cần sa con

Là một loài thực vật, vòng đời của cây cần sa cũng trải qua các giai đoạn chính là:

  • Nảy mầm: 3-10 ngày
  • Cây cần sa con (bắt đầu phát triển): 2-3 tuần
  • Cây lớn (cây trưởng thành): 3-16 tuần
  • Ra hoa: 8-11 tuần

Những yếu tố như khí hậu (nhiệt độ, nồng độ CO2, độ ẩm), ánh sáng, dinh dưỡng đều có ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cần sa.

Hạt cây cần sa sẽ nảy mầm tốt nhất trong điều kiện 25 độ C và độ ẩm cao (90%) với chất nền đủ thông thoáng để có thể tiếp xúc với không khí xung quanh. Sau khi mầm cây cần sa đâm xuống đất để tạo rễ cây thì xuất hiện cây 2 lá mầm (đây không phải là lá thật của cây), bắt đầu từ giai đoạn này, cây cần sa lúc nhỏ đã có thể tự dùng rễ để lấy chất dinh dưỡng trong đất và dùng lá để thực hiện quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài.

Ở giai đoạn tiếp theo, cây cần sa 2 lá mầm sẽ phát triển tạo thành nhiều lá hơn. Khi những chiếc lá rẻ quạt đầu tiên xuất hiện trên thân cây, lúc đó cây cần sa của bạn có thể được xem là cây con. Cặp lá đầu tiên thường chỉ có 1 nhánh, cặp lá thứ hai thường có 3 nhánh, kế tiếp là 5,7,9 nhánh, nếu được chăm sóc tốt thì có thể đạt 11 nhánh. Khi cây cần sa đạt được 5 tầng lá thì hệ thống rễ cũng như hệ thống diệp lục của cây đã được xem là hoàn chỉnh, đã đủ sẵn sàng cho sự phát triển nhanh chóng của cây sau này.

cây cần sa có mấy loại non
cây cần sa có mấy loại non

Từ cây cần sa nhỏ sẽ phát triển thành cây cần sa trưởng thành với sự tăng vọt về chiều cao và cả chiều ngang, số lượng cành và lá cũng tăng nhanh đáng kể.

Sau khi tích lũy đủ thời gian, cây cần sa trưởng thành sẽ bước vào giai đoạn ra hoa, và cũng là giai đoạn phát triển cuối cùng của cây cần sa.

II>

Cây cần sa có mấy loại

Cây cần sa lưỡng tính 

Cây cần sa có mấy loại lưỡng tính : cây cân sa mà có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một thân cây. Những cây cần sa lưỡng tính thường được sinh ra một cách tự nhiên hơn là do lai tạo. Tuy nhiên, những cây lưỡng tính này thường được xem là vô giá trị và bị người trồng loại bỏ vì chúng không ra hoa do đó mang lại năng suất thấp.

cây cần sa có mấy loại lưỡng tính
cây cần sa có mấy loại lưỡng tính

Có hai nguyên nhân chính dẫn tới hình thành cây cần sa lưỡng tính, đó là do di truyền từ thế hệ bố mẹ hoặc do ngoại cảnh, môi trường tác động vào. Cụ thể là:

  • Do di truyền: có một số giống cần sa nhạy cảm hơn những giống khác về gene lưỡng tính, đây là tính chất tự nhiên, có sẵn của những giống đó. Ví dụ điển hình là giống cần sa Sativa của Thái Lan có mang rất nhiều gene lưỡng tính. Trong một số trường hợp khác, người trồng có thể sử dụng các hormon để lai tạo giống, ví dụ như hormon GA3.
  • Do môi trường và ngoại cảnh: dưới những tác động bất lợi từ môi trường xung quanh, một cây cần sa bình thường có thể trở thành cây cần sa lưỡng tính. Ví dụ như khi các điều kiện cần thiết cho sự nở hoa không thuận lợi. Đây là một phản ứng hết sức tự nhiên, mang tính phòng vệ của cây cần sa nhằm mục đích rút ngắn thời gian nở hoa, bằng cách thụ phấn cho những hoa cần sa cái từ túi phấn của các hoa cần sa đực.

Những yếu tố bất lợi thường gặp tác động lên cây cần sa làm biến đổi chúng thành cây cần sa lưỡng tính là:

  • Thời gian chiếu sáng thay đổi, nhất là khi người trồng bật đèn sáng trong lúc cây ngủ
  • Nhiệt độ quá cao (>27 độ C) hoặc quá thấp, điều kiện khí hậu không thuận lợi (thiếu O2, độ ẩm…)
  • Thời điểm thu hoạch quá muộn, đã bỏ qua thời điểm thích hợp để thu hoạch
  • Các tác động cơ học: gió thổi mạnh làm gãy cành, làm tổn thương rễ cây khi chuyển, cắt tỉa cây trong giai đoạn cây đang ra hoa,…
  • Tưới cây quá nhiều hoặc quá ít
  • Sử dụng quá nhiều phân bón chứa phốt pho hoặc kali
  • Cây bị sâu bọ, nấm mốc, côn trùng gây hại
  • Sử dụng các loại thuốc diệt sâu bọ cũng gây ảnh hưởng xấu lên cây cần sa

Do đó, để tránh tạo ra quá nhiều cây cần sa lưỡng tính làm giảm năng suất của mùa vụ thì cần phải hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi cho cây cần sa như đã nêu bên trên. Cụ thể là:

  • Khi mua hạt giống nên dành thời gian để tìm hiểu về giống đó thật kỹ, đọc những đánh giá và ý kiến của những người đã trồng trước để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
  • Tránh gây ra những tác động cơ học tới cây trong giai đoạn cây đang ra hoa. Nếu muốn cắt tỉa hay uống nắn cây thì nên thực hiện trong giai đoạn cây non, trước khi cây ra hoa.
  • Điều chỉnh sao cho khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, oxy) phù hợp với cây, giữ gìn vệ sinh khu vườn sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra để kịp thời loại bỏ sâu bọ, nấm mốc gây hại cho cây, điều chỉnh lượng nước tưới và phân bón sao cho phù hợp nhất theo độ pH.
  • Cần lưu ý thời gian để lựa chọn thời điểm thu hoạch thích hợp, trước khi quá muộn.

Cây cần sa bonsai

Cây cần sa bonsai là một xu hướng phổ bến trong giới những người yêu thích cần sa và những người làm vườn thẩm mỹ. Đó là nghệ thuật trồng cây, trồng một cây cần sa bình thường trong một cái chậu nhỏ và uốn nắn, cắt tỉa nó thành các hình dạng đẹp mắt.

cây cần sa bonsai
cây cần sa bonsai

Ban đầu khi cụm từ “cây cần sa bonsai” xuất hiện, nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một trò lừa bịp, không có thật. Nhiều hình ảnh giả, được photoshop và chỉnh sửa công phu trông không khác gì ảnh thật. Tuy nhiên, những người yêu thích cây cần sa và yêu thích việc làm vườn đã bắt đầu thực hiện và tạo nên những cây cần sa bonsai đẹp mắt.

Người trồng có thể thực hiện theo những bước dưới đây để có thể tạo được cho mình một cây cần sa bonsai:

  1. Bước đầu tiên là chuẩn bị nguyên vật liệu.

Để trồng một cây cần sa bonsai, trước tiên bạn cần một cây cần sa non. Các vật liệu cần thiết khác bao gồm chậu nhỏ, mũi khoan, dây hoặc bện, cọc gỗ, và các chất dinh dưỡng, phân bón thích hợp cho cây cần sa.

  1. Bước thứ hai: chuẩn bị chậu

Bạn nên chọn cho mình một chậu nhỏ phù hợp với mục đích trồng cây bonsai. Hình dạng có thể là hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, nông hoặc sâu tùy vào sở thích của bạn. Tiếp theo, bạn nên khoan một vài cái lỗ trên chậu trước khi cho cây vào chậu. Những lỗ này sẽ là nơi để luồn dây bện qua khi bạn tạo hình cây sau này.

  1. Bước thứ ba: bảo vệ thân cây

Sau khi bạn đã trồng cây vào trong chậu, hãy đặt các cọc gỗ hoặc que gỗ xung quanh thân cây, theo chiều thẳng đứng, song song với thân cây. Đây là cách để giúp định vị cây của bạn khi nó phát triển, đảm bảo cho thân cây thẳng đứng và an toàn. Tuy nhiên, bạn cần nên chú ý khi đặt cọc vì có thể làm đứt rễ của cây.

  1. Bước thứ tư: tạo hình cho cây

Đây là bước mà nhiều người yêu thích nhất. Bạn có thể dúng các sợi dây buộc vào thân cây để cố định và uốn cong thân cây ở những vị trí mà bạn muốn. Hay nói cách khác, bạn có thể tạo dáng cho cây với bất cứ hình thù nào bạn thích. Bước này có thể thực hiện ở bất kì giai đoạn phát triển nào của cây, nhưng tốt nhất bạn nên thực hiện khi cây đang trong thời kì sinh trưởng mạnh.

  1. Bước thứ năm: Cắt tỉa cây

Cắt tỉa là một công việc cần thiết khi trồng cây cần sa, nhưng đối với trồng cây cần sa bonsai thì nó càng quan trọng hơn. Khi cây cần sa bonsai của bạn phát triển, nó sẽ bắt đầu có hình dạng cổ điển như kiểu rậm rạp như cây Indica hoặc kiểu cao như cây Sativa. Bạn có thể cắt tỉa bớt những cành thừa và chỉ giữ lại những tán cây để tạo vẻ thẩm mỹ.

  1. Bước cuối cùng: Thành quả

Khi cây cần sa ra hoa tức là nó đã hoàn thành một chu kì phát triển, là thời điểm để bạn có thể thu hoạch.

Để có thể tạo cho mình được một cây cần sa bonsai đẹp, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:

  • Chọn giống thích hợp:

Trên thị trường có rất nhiều các loại cây cần sa khác nhau. Một số loại cây trồng phát triển rất cao, trong khi một số khác thì lại phát triển rậm rạp và thấp lùn hơn. Bạn có thể chọn cho mình một giống Indica thuần hoặc giống Indica lai để có được một cây cần sa nhỏ gọn và dễ dàng để chăm sóc trong chậu cảnh, hoặc các giống khác như White Widow hoặc Gelato. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý các đặc tính di truyền khác của giống như khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi từ môi trường.

  • Phát triển chậm

Nếu bạn muốn cây cần sa bonsai của mình có hình dáng đẹp mắt thì đừng nên vội vàng, hãy để mọi thứ diễn ra một cách từ tốn. Có nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng sự phát triển chậm và ổn định tạo ra các chồi có chất lượng cao hơn. Và bạn nên để cho cây cần sa bonsai của mình tự phát triển một chút trước khi tiến hành cắt tỉa và uốn nắn nó theo ý của bạn. Nếu như bắt đầu tạo hình quá sớm ngay từ đầu, cây cần sa của bạn sẽ dễ bị chấn thương và dẫn đến kết quả không như mong muốn. Hãy sờ để cảm nhận độ cứng chắc của các cành trước khi tạo dáng và đảm bảo rằng cây của bạn đã mọc được ít nhất 2 cặp lá.

  • Hãy kiên nhẫn

Giống như những loại cây cảnh khác, cây cần sa bonsai cũng cần có thời gian để phát triển. Kết quả cuối cùng không phải là thu hoạch sản phẩm để hút mà là sự nghệ thuật trong hình dáng của cây. Đừng làm mọi thứ một cách vội vàng, hãy dành thời gian để thư giãn trong lúc chăm sóc cây cần sa bonsai của bạn. Xét cho cùng, việc chăm sóc cây cảnh có một mối liên quan chặt chẽ với Phật giáo và Thiền tông, đó là sự an tĩnh trong tâm hồn.

Cây cần sa có mấy loại hoa đỏ

Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể là do tác động của môi trường tự nhiên hoặc của con người, mà một số loài cần sa có thể thay đổi màu sắc. Vào cuối chu trình phát triển, tức là sắp đến lúc thu hoạch, các chồi (hoa) trở nên có màu đỏ hơn bình thường. Đó được gọi là những cây cần sa hoa màu đỏ.

cây cần sa có mấy loại hoa đỏ
cây cần sa có mấy loại hoa đỏ

Cây cần sa hoa màu đỏ không phải là loại biến thể duy nhất phát hiện được. Các loại biến thể khác với các màu sắc khác đã được phát hiện bao gồm tím, xanh dương, vàng, cam, đen, trắng. Người ta còn dùng từ “cây cần sa cầu vồng” để gọi những cây cần sa có nhiều hoa khác màu trên cùng một cây

vậy ? hoa cây cần sa màu gì 

Nó phụ thuộc vào hai chất hóa học là chất diệp lục và chất anthocyanin, và hàm lượng của hai chất này có trong cây cần sa vào những thời điểm nhất định trong năm. Chất anthocyanin có thể làm cho cây có màu đỏ, tím hoặc xanh dương, tùy thuộc vào độ pH. Nếu pH có tính axit, cây sẽ có màu đỏ và nếu pH có tính kiềm thì cây có màu xanh dương, khi pH ở mức trung tính, tức là ở giữa tính axit và tính kiềm thì cây sẽ có màu tím.

Bình thường, đa số cây cần sa có màu xanh là vì chất anthocyanin bị ức chế bởi chất diệp lục có trong cây. Đó là lý do tại sao mà hầu hết các loài thực vật nói chung chứ không chỉ riêng cây cần sa đều có màu xanh vào mùa xuân và mùa hè, đó chính là thời gian mà chất diệp lục chiếm ưu thế trong thực vật. Tuy nhiên, đặc tính này không phải là ngẫu nhiên, đó là một đặc tính có lợi cho thực vật, bởi vì màu xanh lá cây sẽ giúp cây thu được nhiều năng lượng mặt trời hơn so với các màu khác.

Khi mùa thu bắt đầu, chất diệp lục sẽ bị phân hủy, lúc này chất anthocyanin và có thể là các chất tạo màu khác, sẽ chiếm ưu thế trong cây, vì chúng không còn bị chất diệp lục ức chế nữa. Điều này dẫn đến cây có các màu khác như vàng, đỏ, cam hay tím – sắp đến mùa đông. Những màu sắc tươi sáng này còn làm nhiệm vụ đặc biệt hơn đối với cây, chúng giúp thu hút nhiều côn trùng hơn, do đó, hỗ trợ cho quá trình thụ phấn của cây, giúp cây duy trì nòi giống. Tóm lại, có thể hiểu nôm na là các loài thực vật bao gồm cả cây cần sa đều làm cho mình rực rỡ hơn, hấp dẫn các loài côn trùng hơn để có thể phục vụ cho nhu cầu sinh sản.

Bên cạnh đó, màu sắc của cây cũng một phần lớn do di truyền quyết định. Chất liệu di truyền của cây sẽ quyết định thành phần và nồng độ của các chất tạo màu trong cây đó.

Vậy cây cần sa lá đơn hoa đỏ có gì tốt hơn so với những cây cần sa khác không?

Theo lí thuyết mà nói, anthocyanin là một chất có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời. Nó còn có mặt trong các loại thực phẩm khác như nho, việt quất, mâm xôi. Những chất có tác dụng chống oxy hóa cao có thể giúp cơ thể chống lại các tình trạng viêm, nhiễm trùng. Thực tế chứng minh rằng những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa này mang lại kết quả tốt đối với những người bị đau cơ, đau khớp, viêm khớp và các bệnh nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên cây cần sa hoa đỏ để có thể kết luận về tác dụng này của nó, nhưng dựa trên những kết quả từ các thực phẩm màu đỏ khác trong tự nhiên, rất có thể cây cần sa đỏ sẽ có tác dụng tương tự.  

Cây cần sa hoa tím

Giống như cây cần sa hoa đỏ, cây cần sa hoa tím cũng được tạo thành do chất anthocyanin. Khi không có chất diệp lục, chất anthocyanin này sẽ thực hiện những nhiệm vụ của chất diệp lục, đó là hấp thụ ánh sáng mặt trời cho quá trình quang hợp và tạo màu sắc cho cây. Tuy nhiên, khác với chất diệp lục, chất anthocyanin hấp thụ tất cả những bước sóng từ mặt trời, trừ những bước sóng trong phổ màu chàm, đó là nguyên nhân tạo nên màu tím cho cây.

cây cần sa hoa tím
cây cần sa hoa tím

Có 4 bộ phận của cây cần sa có thể chuyển sang màu tím, đó là nhụy hoa, đài hoa, lá cây và tuyến nhựa của cây.

Tương tự như ở cây cần sa hoa đỏ, cây cần sa hoa tím cũng chứa chủ yếu là chất anthocyanin, do vậy nó cũng được cho rằng có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm nhiễm cao.

Cây cần sa cảnh

cây cần sa cảnh
cây cần sa cảnh

Trong thời gian qua, các cơ quan và lực lượng chức năng đã bắt và xử phạt nhiều đối tượng với hành vi trồng cây cần sa trái phép trong nhà. Khi được hỏi lí do thì những đối tượng này khai trồng với mục đích làm cảnh. Tuy nhiên, sau một hồi tra xét và thẩm vấn thì những đối tượng này đều thú nhận rằng trồng cây cần sa với mục đích cá nhân là để sử dụng hoặc bán kiếm tiền. Nhiều đối tượng được kiểm tra thì phát hiện có dương tính với sử dụng ma túy.

III>

Cây cần sa đực và cái

Giống như động vật, thực vật cũng có phân biệt giới tính. Có những cây đơn tính chỉ mang trên mình một bộ phận sinh sản là đực hoặc cái. Cũng có những cây lưỡng tính có cả hai cơ quan sinh sản đực và cái trên cùng một hoa. Vậy cây cần sa thuộc loại nào? Cần sa là loài cây đơn tính, nó chỉ phát triển thành cây đực hoặc là cây cái, vì vậy người trồng có thể chọn lọc giống cây để trồng tùy theo mục đích.

cây cần sa đực và cái

Cây cần sa đực có tác dụng gì

Cây cần sa đực thường ít được trồng hoặc nếu có thì thường là kết quả của quá trình trồng trọt thất bại. Nguyên nhân được cho là vì cây cần sa đực không ra hoa và cùng không có hoặc có rất ít THC. Tuy nhiên, nó đóng một vai trò vô cùng cần thiết trong việc sản xuất ra những cây cần sa non có chất lượng tốt.

Cây cần sa đực thường dễ dàng được nhận biết với sự phát triển thẳng đứng, có rất ít nhánh, kích thước nhỏ hơn cây cái và cũng có ít lá hơn.

Người trồng thường loại bỏ những cây cần sa đực trong quá trình trồng trọt và chỉ giữ lại những cây đực có chất lượng tốt để thụ phấn cho cây cần sa cái. Hình dạng cây, tốc độ phát triển, khả năng chống chọi với sâu bệnh, nấm mốc, và sự biến đổi của thời tiết đều là những đặc tính mà một cây cần sa đực có chất lượng tốt có thể truyền lại cho thế hệ sau.

Cây cần sa cái

Cây cần sa cái là giống được người trồng ưa chuộng hơn cả. Có thể dễ dàng nhận biết một cây cần sa cái khi nhìn thấy các chồi trên thân cây. Cây cần sa cái được thụ phấn bởi cây cần sa đực, những cây cần sa con sẽ được mang cả những đặc tính di truyền của cả bố và mẹ.

Tuy nhiên, cây cần sa cái được trồng vì mục đích lấy chồi chứ không phải lấy hạt. Người trồng thường tách biệt các cây cần sa đực ra khỏi cây cần sa cái để ngăn chặn quá trình thụ phấn diễn ra. Chúng chỉ được phép thụ phấn khi người trồng muốn lai tạo ra những thế hệ cây cần sa mới.

Khác với cây cần sa đực, cây cần sa cái được yêu thích hơn vì nó sinh ra nhiều hoa, có hàm lượng chất THC cao. Việc nhận biết hai giống cây đực và cái rất quan trọng đối với người trồng cần sa để mang lại kết quả thu hoạch cao nhất.

Trong sáu tuần đầu tiên của quá trình phát triển, cây cần sa đực và cây cần sa cái giống hệt nhau nên không thể nhận biết được. Bạn chỉ có thể nhận biết được chúng sau khi chúng đã bắt đầu phát triển cơ quan sinh sản. Ở cây cần sa trưởng thành, dấu hiệu nhận biết cây cái rõ nhất là độ rậm rạp của tán lá, cây cần sa cái thường thấp hơn và tán lá rậm rạp hơn, nhất là ở đỉnh cây, so với cây cần sa đực cùng chủng loại.

Nếu như người trồng không tách biệt các cây cần sa đực ra khỏi cây cần sa cái thì cuối mùa vụ, họ sẽ chỉ thu hoạch được những hạt cần sa và những bông hoa rất nhỏ vì cây cái đã dùng hết dinh dưỡng của mình cho việc thụ phấn và tạo hạt chứ không ra hoa. Mà hoa của cây cái là nơi tập trung chất THC nhiều nhất, đó cũng là sản phẩm mà người trồng muốn thu hoạch.

IV>

cây cần sa và cây thuốc phiện

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây cần sa và cây anh túc hay cây cần sa với cây thuốc phiện. Tuy nhiên, sự thật là cây anh túc và cây thuốc phiện là 2 tên gọi khác nhau của cùng một cây.  Cây cần sa và cây anh túc khác nhau hoàn toàn. Có lẽ cả hai loài cây cần sa và cây anh túc (cây thuốc phiện) đều có tính chất gây nghiện nên khiến cho nhiều người có suy nghĩ hai loài cây là một.

Cây anh túc hay còn được gọi là cây thuốc phiện, a phiến, á phiện, thẩu hay trẩu, người Tày còn gọi nó là cây nàng tiên, nó có tên khoa học là Papaver somniferum, thuộc họ Anh túc (Papaveraceae). Đây là một loại dược liệu quý, được dùng trong y học để giảm đau, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, chất chiết xuất của nó cũng gây nghiện nặng. Vì vậy, nó chỉ được chỉ định dùng trong những trường hợp đặc biệt với sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Cây anh túc hay cây thuốc phiện là một loại cây thân cỏ, mọc thẳng đứng chiều cao từ 1-1,5m, thường được tìm thấy ở nơi khí hậu mát mẻ, đặc biệt ở những vùng cao, phát triển tốt trên đất sét vôi. Hoa của cây anh túc rất đặc biệt, cùng mọc ra từ một thân nhưng mỗi bông hoa lại có một màu khác nhau, có hoa màu vàng, có hoa lại màu tím, hoặc màu trắng, từ những bông hoa này sẽ sinh ra quả. Thuốc phiện sống chính là nhựa từ quả của cây anh túc (cây thuốc phiện).

cây anh túc

Nhựa của cây anh túc hay cây thuốc phiện thường được dùng để hút. Lúc đầu, sau khi hút thì người dùng sẽ cảm thấy khoái lạc, hưng phấn, không còn cảm giác đau đớn, mệt mỏi. Nhưng về sau càng hút nhiều thì càng phải tăng liều mới có thể đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người nghiện suy sụp và mất hết ý chí, nghị lực, cả cảm giác ban đầu cũng không còn nữa. Bên cạnh đó, các biến chứng cũng bắt đầu xuất hiện như: táo bón dai dẳng, viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính, tiểu đục, ban ngoài da, khó thở, đau ngực, tim đập không đều. Nguy hiểm hơn là khi không còn thuốc để hút, người nghiện phải nạo xái còn sót lại trong ống thuốc ra để hít cho đỡ thèm, tuy nhiên xái này rất độc vì nó chứa tới 80-90% là morphin.

Vậy cây cần sa và cây thuốc phiện có giống nhau không ? câu trả lời là KHÔNG 

Hiện nay, ở Việt Nam, cây anh túc hay cây thuốc phiện chỉ được trồng với mục đích duy nhất là làm thuốc, tất cả những mục đích khác đều được xem là trái pháp luật.

V>

Cây cần sa cho gà ăn

Trong những năm vừa qua, có không ít những trường hợp người dân tự ý mua hạt giống cây cần sa về nhà tự trồng để cho gà ăn, lợn ăn hay tôm ăn. Những người này truyền tai nhau rằng nếu gia súc gia cầm ăn cần sa thì sẽ khỏe mạnh, kháng được dịch bệnh, mau lớn, mang lại năng suất cao. Vậy cây cần sa có tác dụng gì trong nuôi gà? cây cần sa cho gà an có tác dụng gì? cây cần sa trị bệnh cho gà được không?

Sự thật là cây cần sa không hề có tác dụng thần kì như nhiều người đã nghĩ. Cho đến thời điểm hiện tại, không có nghiên cứu nào chứng minh rằng vật nuôi khi được cho ăn cần sa sẽ chóng lớn hay đề kháng lại bệnh tật. Trên thực tế, các loại vắc xin hay các loại thuốc thú y cho vật nuôi còn có giá rẻ hơn rất nhiều so với số tiền đầu tư để trồng loại cây cần sa này.

Chính sự thiếu kiến thức và nhận thức sai lệch về cây cần sa, không lường trước được những hậu quả nguy hiểm mà nó mang lại là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người dân tự ý, lén lút trồng cây cần sa tại nhà, dẫn đến kết quả là vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính.

cây cần sa có mấy loại cho gà ăn
cây cần sa có mấy loại cho gà ăn

Bên cạnh đó, vẫn có một số đối tượng trồng cây cần sa biết rõ loại cây họ đang trồng là gì, biết đó là loại cây bị cấm trồng nhưng vẫn cố tình trồng một cách lén lút vì mục đích cá nhân, bán để kiếm tiền, che mắt các cơ quan chức năng bằng cách nói rằng đó là cây cho gà ăn.

VI>

Trồng cây cần sa bị xử lí như thế nào

Cần sa là một loại cây được dùng để sản xuất chất gây nghiện. Trồng cây cần sa được xem là hành vi vi phạm pháp luật vì loại cây này chính là nguyên liệu đầu vào quan trọng hàng đầu cho việc sản xuất ma túy. Hành vi trồng cây cần sa trái pháp luật có thể bị xử phạt về mặt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Trồng 1 cây cần sa có bị bắt không

Trồng 1 cây cần sa thì có bị bắt không? Câu trả lời là không.

vậy thì Trồng cây cần sa phạm tội gì

câu trả lời : Trồng cần sa chỉ bị xử phạt ở mức vi phạm hành chính.

Cụ thể, xin được trích dẫn quy định ở điều 21, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt các trường hợp vi phạm quy định phòng chống ma túy như sau:

“ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;
  3. b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
  4. c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.
  5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
  6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  7. a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý;
  8. b) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
  9. c) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc các chất ma túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng.
  10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  11. a) Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
  12. b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
  13. c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất ma túy;
  14. d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất ma túy;

đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy;

  1. e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.
  2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này.

  1. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Như vậy, theo Luật quy định như trên, người trồng cần sa sẽ bị phạt một số tiền là từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng (theo khoản 3 điều thứ 21) cùng với tịch thu toàn bộ số cây cần sa bị phát hiện.

Đối với người ngoại quốc vi phạm thì có thể tùy theo mức độ mà áp dụng các biện pháp xử lí, có thể bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

trồng cần sa trái phép bị bắt

Trồng 2 cây cần sa có bị bắt không

Giống với trường hợp trồng 1 cây cần sa, thì trồng 2 cây cần sa không bị bắt nhưng người trồng sẽ phải bị xử phạt hành chính và nộp tiền phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng cùng với bị tịch thu toàn bộ số cây cần sa bị phát hiện.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người trồng cần sa có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự. Xin được trích dẫn điều 247 của Bộ luật hình sự năm 2015, đã được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội trồng cây cần sa và các loại cây gây nghiện khác có chứa chất ma túy như sau:

“1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
  2. b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  3. c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
  7. c) Tái phạm nguy hiểm.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  9. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, theo quy định trên thì người trồng cần sa có thể bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 3 năm trong các trường hợp sau:

  • Trải qua 2 lần giáo dục và được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống
  • Từng bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về hành vi này, chưa xóa được án mà còn tiếp tục vi phạm
  • Trồng từ 500 cây đến dưới 3000 cây

Mức phạt tù là từ 3 năm đến 7 năm đối với các đối tượng:

  • Trồng cây cần sa có tổ chức
  • Trồng cây cần sa với số lượng lớn trên 3000 cây
  • Tái vi phạm trở lại một cách nguy hiểm

Ngoài mức phạt tù thì người trồng cây cần sa còn có thể phải nộp phạt từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng.

Điều đáng mừng là nếu như người trồng tự nguyện phá bỏ và giao nộp lại toàn bộ cây cần sa cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch thì có thể được miễn trừ trách nhiệm và hình phạt.

trồng cần sa trái phép bị bắt 2

VII>

Hình xăm cây cần sa

Xăm hình được xem là một trong những cách thể hiện bản thân của giới trẻ mà hình xăm cũng là một biểu tượng đặc trưng riêng cho người mang chúng. Hình xăm cần sa là một trong những hình xăm được ưa chuộng vì tính độc đáo và táo bạo của nó.

Hình xăm lá cần sa

Khi nhắc đến lá cần sa, đa số mọi người đều bày tỏ thái độ không mấy tích cực vì nó có hại nhiều hơn là lợi. Với định kiến như thế, người ta cũng không mấy thiện cảm đối với những người mang trên mình hình xăm về cần sa. Nhưng chúng ta có thật sự hiểu hết ý nghĩa về hình xăm này hay chưa, hay chỉ nhìn nhận nó từ một khía cạnh nhỏ mà đã vội đưa ra đánh giá phiến diện?

hình xăm cần sa

Trong những hình xăm về chủ đề cần sa thì một chiếc lá cần sa vẫn là thiết kế phổ biến nhất. Các hình xăm khác về cây cần sa hay hoa cần sa thì hiếm gặp hơn.

https://www.pinterest.com/jesseray4201/weed-tattoo/

Ý nghĩa của hình xăm lá cần sa

Trái với những ý kiến có phần tiêu cực, lá cần xa được xem như là một hình ảnh để truyền tải ý nghĩa về sự nhận thức đối với ma túy. Bên cạnh đó, ít ai biết nó còn biểu hiện cho sự tự do, hòa bình, sự tự chủ và độc lập. Đa phần các bạn trẻ thích hình xăm lá cần sa vì nó thể hiện sự liều lĩnh và nổi loạn của tuổi trẻ. Và không phải ai mang trên mình hình xăm cần sa thì có nghĩa là người đó có dùng cần sa.

Ngoài ra, nó cũng phần nào thể hiện sự trẻ trung và năng động của thế hệ trẻ, màu xanh lá cây nổi bật trên nền da gợi cảm giác tươi mới, đầy sức sống.         

Các loại hình xăm lá cần sa

Từ hình xăm lá cần sa truyền thống ban đầu, người ta có thể biến tấu nó thành nhiều hình xăm khác nhau từ kiểu hoạt hình cho tới hình ảnh 3D. Cũng có nhiều người xăm kèm một chiếc lá cần sa với một câu trích dẫn ưa thích hoặc xăm kèm nó với một loại vật dụng liên quan như thuốc lá hay bật lửa,… Và mỗi biến thể đó lại mang một ý nghĩa khác nhau hoàn toàn.

hình xăm lá cần sa hoạt hình

 

Vị trí của hình xăm lá cần sa

Hình lá cần sa có thể được xăm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.

Ở giới nam, hình xăm lá cần sa thường được thấy ở ngực, vai, cổ tay, hay ở lưng, là những nơi dễ gây sự chú ý cho người xung quanh và thường là những hình xăm lớn.

hình xăm lá cần sa ở nữ

Còn các bạn nữ thì thường lựa chọn những vị trí kín đáo hơn với những chiếc lá cần sa nhỏ nhắn hơn nhưng cũng không kém phần ấn tượng.

Màu sắc chủ yếu để xăm cho một lá cần sa là màu đen và máu xanh lá cây trơn. Tuy nhiên, đối với mỗi thiết kế khác nhau, việc lựa chọn màu sắc đi kèm cũng khác nhau, người thợ xăm có thể kết hợp các màu vàng, đỏ, và xanh lá cây hoặc các màu mang lại cảm giác tươi mới, sống động để cho phù hợp với cá tính và sở thích của người xăm.

Từ khóa » Cây Cần Sa đẹp