Cây Cần Tây - Đặc điểm, Công Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Cây Cần Tây là loại cây trồng phổ biến và thường xuất hiện trong bữa ăn của các gia đình Việt. Tuy nhiên, ít ai ngờ đến loại cây vốn thân thuộc này lại có tác dụng chữa rất nhiều bệnh thường gặp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức tổng quát về rau cần tây và cách ứng dụng hiệu quả nhất.
Giới thiệu chung về cây rau cần tây
- Tên gọi khác. Rau cần tây
- Tên khoa học: Apium graveolens L
- Họ: Hoa tán – Apiacea
Đặc điểm thực vật
- Cây Cần tây có thân mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1,5 m. Thân có nhiều rãnh dọc, các nhiều cành mọc thẳng đứng.
- Lá có hình mắt chim, dưới gốc có cuống lá, thuôn dài có 3 cách, mép lá lượn tai bèo. Lá được xẻ thành 3 mảng hoặc không chia tùy theo điều kiện phát triển của cây.
- Hoa nhỏ màu trắng nhạt, hoặc xanh lục nhạt, gồm nhiều tán. Hoa ở đầu cành có tán dài hơn cách tán còn lại.
- Quả Cần tây có hình trứng, hình cầu. Xung quanh có vạch lồi chạy dọc theo thân quả.
Bộ phận dùng
Toàn thân Cần tây được ứng dụng để là thuốc điều trị bệnh.
Rễ, củ, quả được chưng cất thành tinh dầu và làm gia vị.
Phân bố
Nguồn gốc xuất xứ từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cần tây được trồng lâu đời tại các nước phương tây để ăn kèm và điều trị bệnh cao huyết áp.
Hiện tại, vị thuốc được trồng nhiều ở nước ta tại các vùng thung lũng, đầm lầy như Quãng Ngãi, Bình Định,…
Thu hái và sơ chế
Cần tây có thể thu hoạch quanh năm, thường dùng để ăn sống, ép nước hoặc chế biến kèm các món ăn khác.
Bảo quản
Cần tây rất dễ bảo quản. Sau khi thu hái chỉ cần để ở nơi thoáng mát. Tuy nhiên, để cây tươi lâu, người dùng nên bảo quản cây ở nhiệt độ 5 – 12 độ C.
Thành phần của rau cần tây
Rau cần tây là loại rau lá xanh, thân mọc thẳng, nhiều cành. Một số loại rau cần tây có thể cao tới 1,5m. Rau cần tây là một trong số ít loại cây mà tất cả các bộ phận đều có tác dụng điều trị bệnh. Đây là loại cây tương đối dễ sống, dễ chăm sóc và thời gian bảo quản dài nên thường được ứng dụng trong thực đơn hằng ngày.
Trong rau cần tây có chứa rất nhiều nước với tỷ lệ vượt trội lên tới 90,5%. Ngoài ra, thành phần hóa học của cây còn có sự hiện diện của các chất như: Nitơ, chất béo, các loại vitamin A, B, C, khoáng chất có lợi như kẽm, mangan, sắt, đồng, canxi, axit Glutamic.
Ngoài ra, khi cô đọng dạng tinh dầu, rau cần tây sẽ sản sinh ra một số hoạt chất như: Sesquiterpen, Lacton Sedno Lit, Stilbene, Anhydrit secdanoi. Theo Đông y, loại cây này có tính đắng, vị cay nồng có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác để điều trị bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của rau cần tây
Với thành phần nổi bật cùng lượng nước dồi dào và nhiều vitamin có lợi, rau cần tây có thể ứng dụng vào điều trị nhiều bệnh thường gặp như:
- Thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, đào thải độc tố.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về thận như suy thận, thận yếu, sỏi thận, thúc đẩy bài tiết.
- Tăng tuần hoàn máu não, giảm nguy cơ mất trí nhớ nhờ vào hàm lượng canxi, sắt dồi dào.
- Tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt các vi khuẩn tấn công gây bệnh.
- Giảm cholesterol có trong máu từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp.
- Giúp giảm cân an toàn, thư giãn thần kinh.
- Hỗ trợ điều trị ho lao, các bệnh về khớp, bệnh phổi.
Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Có rất nhiều cách ứng dụng cần tây khác nhau mà bạn đọc có thể tham khảo. Không chỉ đem lại hiệu quả cao, chữa được nhiều bệnh mà cần tây còn giúp giải quyết nỗi lo về tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc tây. Tuy nhiên, để các bài thuốc từ rau cần tây có tác dụng rõ rệt nhất, đòi hỏi bạn cần kiên trì áp dụng theo hướng dẫn, không nên từ bỏ giữa chừng.
Bài thuốc giảm cân, đẹp dáng từ rau cần tây
Bạn có thể sử dụng nước ép cần tây để uống trước khi ăn sáng hằng ngày giúp làm đẹp da, thanh lọc các chất cặn bã trong cơ thể suốt 1 ngày dài qua đường bài tiết. Tuy nhiên để giúp người sử dụng có thể tăng chất lượng và cải thiện vị hăng của cần tây, có thể kết hợp với một số loại trái cây như táo, chanh, dứa. Sử dụng hằng ngày trong vòng 1 đến 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Sử dụng rau cần tây chữa bệnh huyết áp cao
Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đột quỵ hoặc xuất huyết não ở người lớn tuổi. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên dùng khoảng 50g cần tây cả thân và lá. Sau khi bỏ rễ và làm sạch đem đun với 1 lít nước.
Lưu ý nên đun lửa nhỏ để nước thuốc ngấm được các dưỡng chất từ cần tây nhiều nhất. Khi nước thuốc cô đọng lại còn đủ 1 bát thuốc thì lấy ra dùng. Chia thuốc làm 3 phần tương ứng với 3 lần uống mỗi ngày. Chất Apigenin sẽ giúp làm giãn các mạch máu để quá trình lưu thông diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa tụ máu.
Bài thuốc dành cho người mỡ máu cao
Không chỉ có tác dụng giảm cân mà dùng cần tây có thể giúp giảm lượng mỡ trong máu vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện: Kết hợp cần tây và ½ trái táo, xay chung và dùng nước ép để uống hằng ngày, kiên trì trong vòng 1 – 2 tháng. Ngoài ra để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp.
Nước ép cần tây, táo nên sử dụng vào trước bữa ăn sáng để sắt và magnesium phát huy tác dụng tốt nhất, tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn bữa sáng.
Cách chữa bệnh thận
Một số bệnh lý liên quan tới thận như sỏi thận, suy thận và các biểu hiện như tiểu dắt hoặc nước tiểu đục có thể được khắc phục nhờ rau cần tây.
Cách làm: Đem rau cần tây loại bỏ sạch gốc, rửa bùn đất và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 2cm. Đun trong 400ml nước với lửa nhỏ, cho tới khi nước cạn chỉ còn 200ml.
Liên tục uống vào buổi sáng và tối, trước khi ăn 30 phút. Chỉ sau 1 tuần sẽ thấy nước tiểu thay đổi, nhờ hàm lượng nước lớn lên tới 90,5% trong rau cần tây thúc đẩy hoạt động bài tiết tốt hơn.
Rau cần tây chữa mất ngủ
Để lấy lại giấc ngủ tự nhiên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện uống nước cần tây nguyên chất trước mỗi bữa sáng 30 phút. Hoặc bổ sung thêm cần tây trong các món ăn hàng ngày như cần tây xào bò, tôm xào cần tây, canh thịt lợn hạt sen cần tây, nộm rau cần tây với tôm nõn…
Lưu ý quan trọng để sử dụng rau cần tây hiệu quả
Cần tây khi được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh, bạn cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng để biết cách áp dụng hợp lý và hạn chế rủi ro.
- Nước ép cần tây rất tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có thể gây dị ứng trên một số cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, trong lần đầu tiêu sử dụng, bạn nên ưu tiên dùng nước cần tây loãng, uống thành từng ngụm nhỏ. Một số phản ứng phụ không mong muốn có thể là buồn nôn, ngứa họng, sưng mặt, phát ban…
- Cần tây có khả năng điều hòa huyết áp mạnh mẽ nên người bị huyết áp thấp không phù hợp sử dụng loại rau này.
- Khi sử dụng cần tây trong làm đẹp da, bạn nên chú ý sử dụng kết hợp với các biện pháp bảo vệ khỏi tia cực tím như kem chống nắng, mũ, áo. Vì các thành phần có trong loại rau này khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Rau cần tây có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố, giúp giảm mụn và các dấu hiệu do nội tiết tố gây ra trên da của bạn chứ không có tác dụng trị mụn.
- Phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ tuyệt đối không nên sử dụng rau cần tây để tránh hiện tượng lưu thai.
- Không nên kết hợp rau cần tây với các món hải sản như sò, hàu có tính hàn cao dễ gây thiếu dương khí, suy giảm sức đề kháng.
- Loại rau này không thích hợp sử dụng cho người có tỳ vị hư nhược, cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa vì có thể làm ảnh hưởng tới trung dương.
- Khi mua rau cần tây để xay sinh tố nên ưu tiên các loại cây có kích thước lớn, thân mọng nước và lá xanh non. Tuy nhiên bạn nên tới các địa chỉ uy tín để tránh mua phải các sản phẩm có sử dụng chất kích thích độc hại.
- Người sử dụng nước ép cần tây nhiều buổi trong ngày có thể vắt thêm chanh để giảm tốc độ oxy hóa của nước ép và bảo quản trong chai thủy tinh, đậy nắp kín. Như vậy chất lượng của thành phẩm sẽ được giữ nguyên vẹn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cần tây
Kỹ thuật trồng rau cần tây
Để trồng được rau cần tây cho năng suất và chất lượng cao thì bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề liên quan đến điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất trồng và thời vụ trồng. Vì vậy điều đầu tiên cần phải chú ý đến một số điều sau:
Rau cần tây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên rau cần tây thường sinh trưởng tốt vào mùa lạnh với điều kiện thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thích hợp để rau cần sinh trưởng tốt là từ 15 – 20° C. Thời gian thích hợp để trồng rau cần tây là vào vụ đầu xuân và cuối hè.
Cần tây sinh trưởng và phát triển tốt trên các loại đất có nhiều dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, đất có độ pH từ 5,8 – 6,8, cần tây rất khó sống nếu trồng ở loại đất phèn hay đất nhiễm mặn.
Rau cần tây cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được úng vì vậy cần chú ý ở khâu làm đất, hạn chế tối đa việc đất bị ngập nước.
Chọn địa điểm trồng rau cần tây
Rau cần tây được trồng nhiều trên các cánh đồng có diện tích rộng, hoặc nếu trồng với quy mô nhỏ hay trồng cần tây tại nhà thì bạn có thể trồng cần tây trong các thùng xốp, xô chậu. Loại rau này chỉ phát triển tốt tại nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, thoáng mát và cũng cần có đủ ánh sáng nhẹ.
Làm đất trồng cần tây
Trước khi trồng khoảng 10 ngày thì nên bón lót vôi bột , cày xới kỹ và dọn sạch cỏ rác, phơi ải để loại bỏ mầm bệnh có trong đất. Nếu trồng trực tiếp ở ruộng đất thì cần lên liếp rộng 1 – 1,5m và cao 20cm để gieo trồng rau cần tây.
Bước 1: Ngâm và ủ hạt rau cần tây
Ngâm hạt giống cần tây vào nước ấm khoảng 35 – 45°C từ 15 – 20 giờ, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 25 – 30°C trong vòng 1 ngày. Sau đó kiểm tra thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì để hạt giống ráo khô nước rồi đem gieo. Bước 2: Gieo hạt rau cần tây
Trước khi gieo hạt thì cần chú ý làm đất thật kỹ, tơi xốp. Đất phải được trộn với các loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng, tưới nước vào đất để tạo độ ẩm. Nên chọn thời điểm có thời tiết mát mẻ để gieo hạt.
Rạch hàng đều nhau với độ sâu 1cm rồi gieo hạt xuống đất thẳng theo hàng đã rạch, gieo mỗi hạt cách nhau 5cm,
Dùng đất mịn phủ một lớp mỏng khoảng 2cm lên trên, tro trấu, rơm rạ hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lấp lên hạt, rải Basudin hạt phòng trừ côn trùng và sâu đất gây hại cho hạt. Sau khi gieo thì tưới nước lên mặt đất để tạo ẩm cho hạt nảy mầm.
Thời gian hạt rau cần tây nảy mầm khoảng từ từ 12 – 14 ngày. Thường thì cây cà chua con được 1 tháng là đạt tuổi để mang đi trồng. Nên trồng cây cà chua vào buổi chiều thì sẽ tốt hơn.
Trong vòng 2 tuần sau khi gieo hạt cần che đậy tạo độ râm mát để thúc đẩy việc nảy mầm. Tưới đủ nước 1 ngày 2 lần vào sáng và tối.
Lưu ý thời gian hạt rau cần nảy mầm
Sau khoảng 12 – 14 ngày sau khi gieo, hạt rau cần tây sẽ nhú mầm nảy cây, lúc này mở lớp che đậy để cây có thể hấp thụ được ánh sáng. Tuy nhiên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nhiệt độ thích hợp để rau cần nảy mầm thuận lợi là từ 15 – 20° C, nhiệt độ và độ ẩm mát mẻ.
Lưu ý trong tuần thứ 2 – 4 sau khi gieo hạt, cây cao được 2 – 3 cm thì vun gốc để giữ cho rễ cây con bám đất tốt hơn. Thời điểm này cần bón một lượng phân super lân pha loãng với nước tưới cho cây mầm để phát triển bộ rễ.
Sau khoảng 5 – 6 tuần sau khi gieo thì cây rau cần non lớn và cao khoảng 8cm với 4 – 6 lá non. Đây là thời điểm để bứng từng bầu cây ra trồng riêng vào thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn, hoặc trồng trực tiếp vào ruộng đất.
Bước 2: Trồng rau cần tây
Một số lưu ý trước khi trồng cây con:
Trước khi tiến hành trồng bầu cây non 1 tuần thì chú ý bón lượng phân NPK pha loãng với nước để tưới vào gốc cây non.
Trước 10 ngày trồng cây thì cần làm đất kỹ, bón thêm hân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học vào đất sau đó xới lại để phân ngấm vào đất nhằm làm tăng độ pH cho để cung cấp dinh dưỡng cho cây thời kỳ đầu khi trồng.
Lên luống cao rộng 1 – 1,5m và cao 20cm. Trồng cây với khoảng cách các hàng cách nhau 60cm và khoảng cách các cây trong hàng cách nhau 20cm. Mỗi hàng chỉ nên trồng 10 cây, không nên trồng khoảng cách các cây cần tây gần nhau sẽ khiến cây ốm và còi cọc.
Tiến hành trồng cây con
Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây vùi kín xuống hố đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây, sau đó tưới nước để tạo độ ẩm cho cây.
Nên trồng vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Trong vòng 2 – 3 ngày sau khi trồng cây con thì nên che phủ, tạo bóng râm để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào để cây con hồi sức.
Chăm sóc rau cần tây
Tưới nước
Rau cần tây ưa ẩm nên cần thường xuyên tưới nhiều nước cho rau, thiếu nước sẽ làm chậm quá trình tăng trưởng và khiến thân cây trở nên còi cọc.
Đặc biệt là vào mùa khô nắng, mỗi ngày cần tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Không nên tưới nước cho rau vào giữa trưa nắng.
Tuy nhiên vào mùa mưa thì chỉ cần tưới nước 1 ngày 1 lần và cần che phủ cho rau để hạn chế nước mưa làm dập nát và hư thối rau.
Bón phân
Trồng rau cần tây ít sâu bệnh, chủ yếu cần tưới nước và bón phân định kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây rau cần phát triển tốt. Trồng rau cần chủ yếu bón các loại phân hữu cơ, phân chuồng đã được ủ mục, các loại hỗn hợp phân ure, super lân và NPK.
Sau khi trồng rau con 1 tuần thì nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học để giúp cây hồi sức và kích thích cây mọc rễ, cứng cáp hơn.
Thời điểm mới trồng cây cầy tây con từ 15 – 20 ngày thì cần bón phân cho rau bằng cách pha một lượng phân lân và urê rồi tưới đều trên rau vào buổi chiều mát vào buổi sáng hôm sau cần tưới xả lại.
Bón phân lần 2 cách lần 1 từ 20 – 25 ngày, pha lượng phân NPK hoặc phân DAP với nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát. Bón phân lần 3 và lần 4 với thời gian và liều lượng tương tự như lần 2.
Phòng trị sâu bệnh ở rau cần tây
Rau cần tây ít bị dịch bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên rau cần có thể bị tấn công bởi các loại sâu bọ ăn lá và ốc sên mà bạn cần chú ý:
Các loại sâu xanh, sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn lá, ốc sên… nếu phát hiện các loại sâu này thì bạn sử dụng một trong các loại thuốc để phun như Aztron, Biocin 16 WP, Dipel 6.4 WP,… Nên sử dụng luân phiên các thuốc trên để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.
Vào mùa khô nắng rau cần tây dễ bị rầy xám gây hại, để phòng trừ bệnh thì bạn dùng thuốc Bassa 50ND, Cyperan 25EC… phun kỹ trên toàn bộ cây.
Vào mùa mưa thì rau cần tây dễ bị bệnh rỉ trắng gây dịch hại, để phòng bệnh này thì bạn cần chú ý lên liếp cao cho rau để thoát đất nước tốt. Khi phát hiện bệnh thì sử dụng các loại thuốc như Score 250 EC, Sherpa 20EC, Regent 80WG, Dithane 80WP, Sumicidin 10EC, thuốc sinh học NPV để phun cho rau.
Ngoài ra, tùy điều kiện thời tiết, độ ẩm và quá trình chăm sóc mà cây cần tây cũng có khả năng bị bệnh thối hồng, thối đen và bạc lá, vấn đề này khắc phục bằng cách tăng cường chất dinh dưỡng cho đất với các loại phân hữu cơ sinh học, chú ý đến việc tưới nước và cắt tỉa bớt nếu cây mọc quá dày.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Cần Tây do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Cần Tây là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.
Xem thêm:- Cá Ngọc Trai Đen – Kỹ thuật nuôi cá ngọc trai đen
- Cây Quế Chi – Những bài thuốc chưa bệnh thần kỳ từ cây quế chi có thể bạn chưa biết
- Cá mắt xanh – Thông tin về cá mắt xanh
- 5 lý do khiến chung cư quận Tân Bình ngày càng được giá
- Cá Trắm Cỏ – Thông tin cần biết về đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá Trắm Cỏ hiệu quả
Từ khóa » Hình ảnh Lá Cần Tây
-
Rau Cần Tây - Vị Thuốc Lợi Tiểu, Giúp Hạ Huyết áp
-
Cần Tây Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khoẻ Ngoài Giảm Cân
-
Cây Cần Tây - Tác Dụng Và Cách Dùng Cần Tây Có Lợi Cho Sức Khỏe
-
Tìm Hiểu Về Rau Cần Ta, Cần Ta Khác Cần Tây Như Thế Nào?
-
Cần Tây Có Phải Là Cần Tàu? Cách Phân Biệt Cần Tây Và Cần Ta Chính ...
-
Rau Cần Tây: 6 Tác Dụng Chữa Bệnh Không Ngờ Của Cần Tây
-
Rau Cần Tây: Cây Thuốc Quý Sau Vườn Với Công Dụng Không ...
-
Hình ảnh Cần Tây PNG Và Vector, Tải Xuống Miễn Phí - Pngtree
-
Cần Tây: Cực Tốt Và Cực độc, Biết Mà Tránh Kẻo Rước Họa Vào Thân
-
Hình ảnh Bó Cần Tây Lớn, Màu Xanh Lá Cây Trên Nền Trắng Bức ... - IStock
-
Cần Tây: Loại Rau Quen Thuộc Có Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Rau Cần Tây Và Tác Dụng Của Rau Cần Tây Với Cách Dùng Hiệu Quả Ra ...
-
Ăn Rau Cần Tây Có Tác Dụng Gì? | Vinmec