Cây Cảnh Phong Thủy: Ý Nghĩa Và Cách Phân Loại
Có thể bạn quan tâm
Cây cảnh phong thủy là một trong những lựa chọn phổ biến ở rất nhiều môi trường hiện nay, từ nhà ở đến văn phòng, công sở,... Sử dụng các loại cây phong thủy mang đến những giá trị lớn về thẩm mỹ và tinh thần.
Yếu tố phong thủy trong môi trường sống và làm việc đóng vai trò quan trọng đối với nhiều người. Trong xây dựng nhà ở, các kiến trúc sự luôn tính toán kỹ lưỡng về hướng gió, hướng khí, mạch nước,... để đảm bảo sự cân đối, hài hòa, tương hợp với gia chủ hoặc người sử dụng. Không dừng lại ở đó, phong thủy còn được điều chỉnh, hỗ trợ bởi rất nhiều yếu tố khác, bao gồm vật phẩm phong thủy và các đồ vật, cây cối mang ý nghĩa tác động tích cực đến nguồn năng lượng.
Ngày nay, đi cùng với xu hướng sống xanh trở nên thịnh hành, cây cảnh phong thủy trở thành lựa chọn được ưu ái hàng đầu. Không chỉ mang lại cảnh quan tươi mát, đẹp mắt mà với từng gia chủ, từng môi trường, việc đặt cây cảnh cũng có tác động không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của họ. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng có sự am hiểu về cây phong thủy, ý nghĩa thực sự, cách phân loại và chăm sóc chúng.
Bài viết này sẽ chỉ ra những vấn đề cơ bản nhưng cốt lõi nhất cho ai có ý định trồng hoặc trưng bày cây cảnh phong thủy, cải thiện năng lượng cho môi trường sống, không gian làm việc,...
Cây cảnh phong thủy là gì?
Cây cảnh phong thủy là thuật ngữ chung chỉ cây cảnh mang đến ý nghĩa tốt đẹp, có khả năng bổ trợ về công danh, tình cảm, tài lộc cho gia chủ.
- Dưới góc nhìn phong thủy, chọn được cây hợp mệnh, hợp tuổi sẽ giúp chủ nhân có được cuộc sống may mắn, tinh thần phấn chấn, công việc suôn sẻ như mong đợi.
- Dưới góc nhìn thẩm mỹ, cây cảnh phong thủy vẫn làm tốt nhiệm của cây cảnh - trang trí, tô điểm thêm sự tươi mát cho không gian sống. Bản chất chúng vẫn là cây xanh, giúp không gian có bầu không khí trong lành hơn.
Ý nghĩa của cây phong thủy
Các chuyên gia cho biết, mỗi loại cây phong thủy đều mang 1 ý nghĩa riêng, không phải cây phong thủy nào cũng có ý nghĩa giống nhau. Thông thường, mọi người nghĩ rằng cứ trồng cây trong nhà là sẽ đem lại may mắn, tiền tài; còn trồng cây ngoài trời chủ yếu để trấp áp ma quỷ, ngăn chặn nguồn năng lượng xấu.
Thực tế không phải như vậy, có những cây mang nghĩa may mắn, có những cây mang nghĩa tài lộc nhưng cũng có những cây lại dùng để ngăn khí xấu vào nhà và chúng không hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí được trồng. Vì vậy, khi trồng cây phong thủy, gia chủ cũng cần tìm hiểu và biết được ý nghĩa của từng loại cây cũng như đặc điểm sinh trưởng.
Ngoài ra, cây cảnh phong thủy cũng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung, ý nghĩa của cây cảnh phong thủy đều có điểm chung là đem lại may mắn cho gia chủ và mang đến vượng khí cho bất kỳ không gian nào.
Xét về ý nghĩa của cây phong thủy, có thể nhắc đến 5 ý nghĩa lớn sau đây:
- Mang lại những điều may mắn: Khi sử dụng cây phong thủy theo tuổi sẽ giúp chủ nhân tránh được những điều xui xẻo, tăng tài vận cùng sức khỏe dồi dào. Đồng thời chúng cũng giúp giữ của cải và tạo ra không gian trang nhã. Những loại cây phong thủy để bàn, cây nhỏ để ở gần nơi làm việc còn giúp tinh thần minh mẫn, tăng khả năng tập trung, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Thậm chí, khi kết hợp cây và mệnh, hướng bàn làm việc còn có thể tạo ra vận may mang tới cơ hội thăng tiến về công danh, sự nghiệp, tiền tài.
- Tránh được tà khí: nếu trang trí cây cảnh phong thủy theo đúng tuổi của mình hoặc các loại cây “mạnh” về trấn áp nguồn năng lượng âm, chủ nhân sẽ cảm thấy an tâm, tinh thần ổn định, ngủ sâu giấc và không còn gặp những giấc mơ gây mệt mỏi, lo sợ.
- Khơi thông cho dòng tài chính: khi chọn cây cảnh phong thủy theo đúng mệnh, đúng tuổi sẽ giúp những người quản lý tài sản chưa tốt tránh hao hụt không đáng có. Hoặc ai chưa kiếm được nhiều tiền sẽ nhanh chóng nắm bắt vận may thu hút lộc tài.
- Tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan, khơi dậy nguồn cảm hứng cho cuộc sống: cây phong thủy trồng trước nhà hoặc trong nhà đều tạo nên không gian thoáng mát tràn đầy sức sống. Qua cách lựa chọn và bài trí, thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ cũng như làm đẹp cho kiến trúc khuôn viên. Ngắm nhìn cảnh quan hài hòa đẹp mắt, không chỉ gia chủ mà ngay cả khách đến chơi cũng cảm thấy dễ chịu, vui vẻ.
- Đuổi côn trùng cho không gian sống trong lành: ngoài thanh lọc, điều hòa không khí thì một số loại cây cảnh phong thủy còn có khả năng xua đuổi côn trùng. Điều này sẽ tạo ra mảng xanh thân thiện, tốt cho sức khỏe con người, hạn chế khả năng lây nhiễm nguồn bệnh, nhất là với môi trường có trẻ em và người già.
Các loại cây phong thủy
Để phân loại cây cảnh phong thủy hiện nay có rất nhiều cách cũng như tiêu chuẩn khác nhau, tùy vào góc nhìn của mỗi người. Việc phân loại chủ yếu dựa trên đặc tính môi trường sống, ý nghĩa phong thủy và sự tương hợp với tuổi, mệnh của người sử dụng. Dưới đây là một cách thức phân loại phổ biến.
Theo vị trí đặt cây, đặc điểm môi trường sống
- Cây cảnh phong thủy đặt trong nhà: là những loại cây giúp điều hòa tốt không khí, cân bằng môi trường sống, có kích thước nhỏ gọn, sống được ở môi trường mát mẻ.
- Cây phong thủy đặt trong nhà còn được phân loại thành những mảng nhỏ hơn, như cây cảnh phong thủy để bàn, cây phòng thủy đặt phòng khách, phòng ngủ hoặc bếp, phòng sinh hoạt chung. Đặc điểm chức năng của mỗi phòng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn cây cảnh phong thủy để giúp phát huy tốt nhất công dụng.
- Cây cảnh phong thủy trồng ngoài trời: là những cây chịu được nắng, bền bỉ dưới tác động của thời tiết, kích thước cũng có phần lớn hơn và thích hợp để kết hợp cùng tiểu cảnh.
Theo tuổi và mệnh của gia chủ
- Cây cảnh phong thủy theo tuổi: mỗi tuổi tương ứng với một loại cây phong thủy cho riêng mình. Tuy nhiên, cũng tùy theo mục đích để có thể lựa chọn thêm các cây phong thủy khác.
- Cây cảnh phong thủy theo mệnh: khi chọn cây cảnh phong thủy theo mệnh, đa phần dựa trên màu sắc và một số đặc điểm nổi bật của thân, lá.
- Mệnh Kim: những cây thuộc màu Kim và màu Thổ như cây kim ngân, sen đá đô la trắng, kim tiền, cây hoa ngọc lan, cây mễ lan, cây cửu lý hương, cây kim bách hợp, cây hàm tiếu, cây kim quế…
- Mệnh Mộc: sẽ hợp với màu như đen, xanh đen, xanh lá, xanh lam, xanh nước biển, tím với một số loại cây: Sen đá Bông Hồng Đen, Nhung Viền Đen, cỏ Đồng Tiền, Đế Vương, Trầu Bà, Thạch Bích Cánh Bướm, Kim Ngân thủy sinh, Cau Tiểu Trâm
- Mệnh Hỏa: Màu đại diện cho mệnh Hỏa là: đỏ, cam, hồng và xanh lá cây cũng là màu tương sinh. Một số loại cây phù hợp với người mệnh Hỏa: Cẩm Nhung đỏ, Cẩm Nhung hồng, cây Phú Quý, Trạng Nguyên, Thanh Thiên, Hồng môn, sen đá Tứ Phương, sen đá 3 màu, sen đá Hồng, sen đá Hường…
- Mệnh Thủy: hợp màu đen, xanh và trắng; một số loại cây phù hợp với người mệnh Thủy mang đến sức khỏe, tiền tài và may mắn: Cây Kim Ngân, Cây Kim Tiền, Cau Tiểu Trâm, Cẩm Nhung Trắng, sen đá Bông Hồng Đen, cây Nhất Mạt Hương, Lan Hồ Điệp, Dương Xỉ, cây Liêm Hồ Đằng, Trúc Phú Quý, cây Ngọc Kỳ Lân, cây hoa Trà, cây Thường Xuân, cây Mẫu Tử, hoa Đại Tướng Quân…
- Mệnh Thổ: các loại cây tượng trưng cho Hỏa và Thổ có màu đất, nâu, vàng, đỏ, hồng, cam, tím như cây xương rồng tuyết, hoa trạng nguyên, cây phú quý, hồng môn, thanh thiên, thịnh vượng, cây vạn lộc… Những cây có sắc đỏ rất nhiều, dễ lựa chọn.
Theo ý nghĩa cụ thể của cây cảnh phong thủy
Như đã đề cập, mỗi cây đều mang một ý nghĩa riêng. Trong đó có những loại cây cùng hướng về một mục đích nhất định, ví dụ như nhóm cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc. Vì vậy, có thể phân loại dựa trên yếu tố, theo các nhóm về tiền bạc, sức khỏe, tình cảm hoặc vận may,... Ví dụ:
- Cây Kim Ngân, cây Kim Tiền: Ý nghĩa về tiền bạc.
- Cây Trường Sinh: Ý nghĩa về sức khỏe.
- Cây Phú Quý: Ý nghĩa về sự giàu sang.
- Cây Nhất Mạt Hương: Ý nghĩa về giữ tiền.
- Cây Sen Đá: Ý nghĩa cho một tình yêu vĩnh cửu bền mãi với thời gian.
- Cây Hạnh Phúc: Ý nghĩa về hạnh phúc.
- Cây Phát Tài: Ý nghĩa giàu có.
- Cây May Mắn, cây Cau Tiểu Trâm, cây Cẩm Nhung: Ý nghĩa may mắn.
- Cây Ngọc Ngân: Ý nghĩa tình yêu.
Bí quyết để có chậu cây cảnh phong thủy đẹp
Cây cảnh phong thủy mang lại nhiều giá trị cho chủ nhân và không gian sử dụng. Tuy nhiên, đặc tính của mỗi loại cây không giống nhau và cần có sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng, dù là cây cảnh nhỏ hay lớn, đặt trong nhà hay ngoài trời. Dưới đây là một số bí quyết mà người chơi cây cảnh phong thủy cần lưu ý để luôn duy trì được vẻ đẹp cũng như nguồn năng lượng tích cực từ chúng.
Cần chọn chậu thật phù hợp với cây
Việc chọn chậu cho cây cảnh là yếu tố quan trọng đầu tiên đối với trồng cây phong thủy, đảm bảo sự phát triển tốt nhất về lâu dài. Nguyên tắc chọn chậu là phải có đường kính đảm bảo khoảng cách từ vành chậu đến bầu cây ít nhất từ 10cm - 15cm. Với khoảng cách này, cây khi mới trồng vào chậu sẽ không bị sức ép quá lớn, động vào rễ cây, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng.
Ngoài ra, khoảng cách này cũng giúp việc chăm sóc cây sau này dễ dàng hơn, dù cây có phát triển thêm nữa vẫn đủ diện tích và không gian. Nếu chọn chậu quá nhỏ, có thể gia chủ phải thay chậu mới liên tục gây tốn kém và khiến cây có thể trở nên yếu đi. Trong quá trình thay chậu, trồng cây vào chậu cũng cần nhẹ nhàng, cẩn thận.
Một lưu ý khác, dù là chọn cây trồng sẵn trong chậu hay tự thay chậu theo sở thích, cũng cần xem xét tính phù hợp giữa kích thước chậu và vị trí đặt cây. Nếu là cây cảnh phong thủy ngoài trời, nên chọn những chậu làm bằng chất liệu bền bỉ, có độ chắc chắn cao. Ngược lại, nếu là cây phong thủy trong nhà, bàn làm việc, cần đề cao tính thẩm mỹ, gọn nhẹ và an toàn.
Lựa chọn hoặc trộn đất trồng tốt cho sự phát triển của cây
Đất dùng để trồng cây nên là đất đã qua xử lý, trộn sẵn bao gồm xơ dừa, phân bò, vỏ tro trấu,... và dùng lượng vừa đủ với kích thước cây, kích thước chậu. Hỗn hợp trộn sẵn kể trên đảm bảo dinh dưỡng cho cây phát triển trong thời gian đầu khi mới thay chậu. Nếu là cây có sẵn chậu, sau một thời gian cũng nên thay đất nếu không sẽ rất cằn cỗi. Ngoài ra, còn có thể bổ sung thêm các loại phân hóa học khác, tác dụng dưỡng thân, lá và rễ. Nhưng lưu ý cần sử dụng theo đúng liều lượng được hướng dẫn.
Kỹ thuật tưới nước cho cây sau khi thay chậu
Nếu là chậu cây cảnh phong thủy đặt ngoài trời thì có thể tưới nhiều nước, tùy kích thước nhưng đảm bảo nước thấm toàn bộ chậu. Nên tưới từ trên lá xuống để cây được sạch sẽ, tăng độ quang hợp cho cây.
Sau khi trồng hoặc thay chậu, thay đất, việc tưới nước nhằm mục đích đảm bảo độ ẩm cho cây. Tuy nhiên, các loại cây khác nhau sẽ có mức độ “ưa” nước hoặc nhu cầu về lượng nước không giống nhau. Ví dụ như cây phong thủy trong nhà hay văn phòng thì phải để cây rút ráo nước rồi mới mang vào trong không gian muốn trưng bày. Với những chậu cây này, nên kèm theo đĩa lót chậu để đảm bảo vệ sinh, nước không bị tràn ra sàn nhà.
Trang trí, làm đẹp cho chậu cây cảnh phong thủy
Có rất nhiều cách để tăng tính thẩm mỹ cho chậu cây xanh phong thủy. Đơn giản nhất là thay áo bằng những màu sơn mới, hoa văn họa tiết trang trí tự sáng tạo. Hoặc phổ biến hơn, có thể rải một ít sỏi trên mặt chậu, tùy chọn sỏi trắng hoặc sỏi màu. Các chậu cây phong thủy trong nhà sau khi rải sỏi đều mang tới cảm giác sạch sẽ, tươi mới và tinh tế hơn.
Có các lưu ý quan trọng đối với việc rải sỏi lên chậu cây cảnh như sau:
- Cần tinh toán vị trí đặt chậu cây. Nếu chậu đặt ở nơi có nắng thì không nên rải sỏi thì chính lớp sỏi này sẽ hấp thụ nhiệt và gây ảnh hướng đến sự phát triển của cây. Cách khắc phục là thay sỏi bằng việc trồng những cây bụi nhỏ xung quanh, giá trị thẩm mỹ cũng được tăng lên đáng kể mà cây vẫn sinh trưởng bình thường.
- Tuy nhiên, sỏi trắng cũng có nhược điểm sẽ bị ngả màu theo thời gian. Vì vậy muốn duy trì tính thẩm mỹ, cần thường xuyên theo dõi và thay sỏi hoặc xử lý bằng cách ngâm chúng trong dung dịch tẩy trắng, rửa sạch rồi để ráo và tái sử dụng.
Ngoài ra, nên thường xuyên theo dõi, chăm sóc cho cây như tỉa cảnh, tỉa lá dọn lá vàng, lá úa, vệ sinh chậu,... để cây cảnh phong thủy luôn có môi trường sạch - đẹp để phát triển.
Chọn vị trí đặt cây cảnh phong thủy
Vị trí đặt chậu cây cảnh phong thủy không chỉ mang tính thay đổi đối với thẩm mỹ không gian mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của cây xanh. Tùy từng loại cây, đặc tính sinh trưởng để lựa chọn điểm đặt phù hợp.
Thứ nhất, các yếu tố như chiều cao chậu, tán lá cây, chiều cao của cây, màu sắc lá có giúp không gian nổi bật hay không, chúng có bị che khuất hay vướng víu, gây bất tiện trong sinh hoạt hay không.
Thứ hai, xác định xem loại cây thuộc nhóm ưa mát hay ưa nắng, điều này giúp chọn ra môi trường sống phù hợp và giúp chúng phát huy tác dụng, giá trị của mình.
Thứ ba, những chậu cây đặt ở phòng họp, phòng làm việc thường sẽ ít khi được chăm sóc, cửa đóng kín thường xuyên, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, lá cây dần có hiện tượng nhạt, yếu đi gây kém thẩm mỹ. Vì vậy, khi cần thiết, hãy linh động thay đổi vị trí, đặt ở nơi tốt hơn và cho chúng thời gian để phục hồi, tăng cường bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc cho cây.
Thay chậu mới và bón phân theo định kỳ
Kích thước cây luôn có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy việc thay chậu là điều tất yếu để đảm bảo cây có ngôi nhà phù hợp để phát triển. Có những loại cây khá dễ sống, không cần đầu tư chăm sóc quá kỹ lưỡng, chỉ cần theo dõi và quan tâm vừa đủ. Khi cây triển mạnh thì cần thay chậu mới lớn. Bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây bằng cách phun thuốc dưỡng cây, bổ sung thêm đất vào chậu cây,...
Tìm mua cây cảnh phong thủy ở đâu?
Với sự phát triển của xu hướng sống xanh và mạng xã hội, các phương tiện truyền thông như hiện nay, việc tìm mua cây cảnh phong thủy có khá nhiều sự tiếp cận đa dạng. Người mua có thể đến trực tiếp tại cửa hàng hoặc mua online, tùy theo loại cây, kích thước cây,...
Tuy nhiên, lời khuyên vẫn nên là đến tận nơi các cửa hàng chuyên về cây phong thủy, cây cảnh để lựa chọn được cây phong thủy đẹp. Ngoài ra, có thể tham khảo giá ở nhiều nơi để cân nhắc lựa chọn. Những nơi bán kèm các vật dụng liên quan như chậu, sỏi trang trí, phân bón, đất trộn sẵn,... cũng rất đáng để cân nhắc.
Cây cảnh phong thủy mang đến rất nhiều giá trị tích cực cho không gian sống và những người sinh hoạt, làm việc trong môi trường đó. Việc hiểu về ý nghĩa, cách phân loại cũng như chăm sóc chúng sẽ giúp cá nhân có nhu cầu khai thác đúng mục đích mà cây phong thủy mang lại, khơi dậy nguồn năng lượng tích cực, thúc đẩy quá trình sống và phát triển.
Nguồn: Trần Anh Group
Nguyễn HằngXem thêm:
- Top 15 cây phong thủy để bàn theo mệnh để công việc hanh thông
- 11 cây phong thủy hợp mệnh Thổ & những lưu ý khi bài trí
- Bí quyết chọn cây phong thủy theo tuổi (Đầy đủ cho 12 con giáp)
Nguyễn Hằng được biết đến là tác giả của nhiều bài viết giá trị nghiên cứu, tổng hợp về dự án bất động sản, thị trường bất động sản cũng như phân tích các vấn đề quy định trong Luật bất động sản hiện hành. Nguyễn Hằng tên thật là Nguyễn Thị Thúy Hằng (Nick name: Nae Hang Nguyen) tốt nghiệp cử nhân ngành Luật trường Đại học Luật Quốc Gia TP. HCM. Hiện cây bút Hang Nguyen đang công tác tại Trần Anh Group với vai trò là biên tập nội dung (senior editor) & video editor đa năng.
Đánh giá của bạn
Gửi đánh giáTừ khóa » Cây Cảnh Và Phong Thủy
-
TOP 99+ Cây Phong Thủy Trồng Trong Nhà Hợp Tuổi Hợp Mệnh Hút Tài ...
-
Top 99 Cây Cảnh Phong Thủy Theo Tuổi, Theo Mệnh Trong Nhà
-
Tổng Hợp Các Loại Cây Phong Thủy Theo Mệnh Và Tuổi Mang Lại ... - Eva
-
10 Cây Cảnh Phong Thủy Cần Có Trong Năm 2022 để Tài Vận Hanh Thông
-
35 Loài Cây Phong Thủy Trồng Trong Nhà Giúp Gia Chủ Hút Tài Lộc
-
Top 20 Cây Trồng Trong Nhà Theo Phong Thủy để Hút Tài Lộc - CafeLand
-
Những Cây Cảnh Phong Thuỷ Hợp Với Các Mệnh Trong Ngũ Hành
-
Gợi Ý 30 Loại Cây Phong Thủy Hợp Tuổi, Mệnh Mang May Mắn, Tài ...
-
Bật Mí 5 Loại Cây Phong Thủy Trong Nhà Giúp Gia Chủ May Mắn
-
35+ Cây Phong Thủy Theo Mệnh, Hợp Tuổi Hút Nhiều Tài Lộc, May Mắn
-
TOP 50 Cây Phong Thủy Theo Tuổi Phù Hợp Nhất Với 12 Con Giáp
-
Top 20 Loại Cây Trồng Trong Nhà Có ý Nghĩa Phong Thủy Tốt Nhất
-
9 Loại Cây Phong Thủy Trồng Trong Nhà Mang Lại Tài Lộc Và Sức Khỏe