Cây Cao Su Quang Hợp Như Thế Nào? Cây Cao Su Có Thải Ra Khí CO2?
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu, cây cao su đã được biết đến là một loài cây độc hại. Hầu hết các loài động vật không loài nào có thể sống trong rừng cao su. Vậy cây cao su quang hợp như thế nào? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay thôi nào.
Cây cao su quang hợp như thế nào?
Quá trình quang hợp của cây cao su cũng giống như quá trình quang hợp của những loại cây khác. Trong quá trình quang hợp, dưới ánh sáng mặt trời, cây cao su hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2.
Những cây cao su có kích thước càng lớn thì tích trữ lượng Carbon càng nhiều. Điều này giúp cây cao su có khả năng hấp thụ khí CO2 nhiều hơn những loại cây khác.
Vòng đời của cây cao su từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 30 năm. Đây là khoảng thời gian cho phép cây cao su tích tụ được một lượng lớn CO2.
Cây cao su có thải ra khí CO2 không?
Cây cao su sẽ thải ra khí CO2 khi không có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên cây cao su hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 với hàm lượng thấp. Mặc dù, cũng có giai đoạn cây cao su hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 nhưng quá trình này không giống như hoạt động hô hấp của con người.
Cây cao su là một loài cây dễ thích nghi và có thể phát triển trên những vùng đất khó khăn, cằn cỗi. Chúng có tốc độ phát triển rất nhanh. Sau khi trồng khoảng từ 5 – 6 năm là có thể cho khai thác mủ. Thời gian có thể khai thác mủ cây cao su kéo dài khoảng 20 năm.
Tác hại của cây cao su
Cây cao su rất có hại cho sức khỏe của con người. Cụ thể là trong mủ của cây cao su có hợp chất hữu cơ là Mercaptan và khí Hydro Sulfua (H2S). Nếu không may tiếp xúc với những chất này sẽ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng con người.
Mủ cao su có thể gây kích ứng với da, niêm mạc (mắt, mũi,…), buồn nôn, đau đầu, bất tỉnh, mạch đập nhanh. Nặng hơn nữa có thể gây tổn thương gan, phù phổi và dẫn đến tử vong.
Nếu con người hít phải khí Hydro Sulfua ở nồng độ cao có thể bị ngạt, viêm màng kết. Không những thế, loại khí này còn tác động đến đường hô hấp của con người. Chất độc trong mủ cao su có thể gây các bệnh về phổi, thở gấp. Nặng nhất là khiến chúng ta ngừng thở bởi vì khí này có tính oxi hóa mạnh khi vào trong cơ thể.
Rừng cao su thuộc về loại rừng nào?
Rừng cao su thuộc loại rừng sản xuất. Bởi vì, người dân trồng rừng cao su chủ yếu để lấy mủ cao su và lấy gỗ để chế biến lâm sản. Nếu hiệu quả kinh tế cây cao su mang lại không cao thì người dân có thể chuyển đổi sang trồng cây khác.
Theo giáo sư Vương Văn Quỳnh: Rừng cao su cũng như các rừng trồng khác. Rừng cao su trồng thuần loài, không có cây nhỏ và cây bụi thảm tươi. Vì vậy, các hạt nước mưa rơi trực tiếp hoặc đọng trên lá rồi rơi xuống mặt đất nên gây ra xói mòn mạnh. Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ lớp đất tơi xốp trong rừng trồng cao su để phát huy hiệu quả giữ nước và giữ đất nước của rừng.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, cây cao su có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái nói chung. Trong lâm nghiệp cây cao su được xem là loài cây đa mục đích.
Ngụ ý thực sự sau phát ngôn “Cây cao su thải khí CO2” là gì?
Ngụ ý của câu nói “Cây cao su thải khí CO2” có nghĩa là cây cao su, cà phê, tiêu không thể được được tính vào tỷ lệ cây phủ rừng. Vì đây không phải là những loài cây có lợi cho môi trường.
Tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội Quốc hội, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (tỉnh Gia Lai) cho rằng “Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra O2, nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2. Không có một con gì sống được ở trong rừng đó”.
Một số chuyên gia đã lên tiếng về vấn đề này. Cụ thể là:
Ông Bùi Hồng Quân cho rằng bà Ksor H’Bơ Khăp nói như vậy là hoàn toàn chính xác. Các loại cây như cao su, cà phê, tiêu… đều là rừng trồng, với mục đích khai thác kinh tế. Rừng trồng không có độ ổn định, do thuộc sở hữu của người dân, nên người dân có quyền tự quyết định việc duy trì hay chặt bỏ, không cần xin phép chính quyền.
Do đó, Cơ quan quản lý cần định nghĩa rõ ràng hơn về các loại rừng, về độ che phủ. Có định nghĩa rõ ràng thì mới có thể lên kế hoạch khắc phục hiện trạng.
Theo ông Ngô Sỹ Hoài: Cây cao su vốn là cây rừng, có xuất xứ từ các khu rừng rậm Amazon của Nam Mỹ, được người Pháp nhập nội vào nước ta từ đầu thế kỷ XX. Ở những nơi đất trống, đồi trọc, dù chúng ta có tính hay không tính đến thì cây cao su khi trồng với mật độ dày vẫn tạo ra tàn che. Còn đối với cây cà phê và tiêu, tôi chưa nghe ai nói là được tính vào độ che phủ của rừng.
Các nước xung quanh như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ còn trồng nhiều cao su hơn Việt Nam, không thấy họ lên án cây cao su. Điều chúng ta cần lên án ở đây là lạm dụng chủ trương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo để chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp.
Giờ thì GiaiNgo tin chắc rằng bạn sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi cây cao su quang hợp như thế nào rồi đúng không? Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết đến kiến thức này nhé!
Từ khóa » Cây Cao Su Hút 02 Thải Co2
-
Cây Cao Su Có Thải Khí CO2 Hay Không? - Tiền Phong
-
ĐBQH Tỉnh Gia Lai Nói Cây Cao Su Thải Khí CO2, Chuyên Gia Lên Tiếng
-
Cây Cao Su Có Thải Khí CO2 Như Nữ đại Biểu ... - Báo Người Lao Động
-
Nghiên Cứu Từ Indonesia: Cây Cao Su Giúp Tăng O2 Và Giảm CO2
-
Cây Cao Su Có Thải Khí CO2? - VOVTV
-
Đại Biểu Quốc Hội Gia Lai Nói Cây Cao Su Thải Khí CO2 ... - Dân Việt
-
Đại Biểu Quốc Hội Gia Lai Nói Cây Cao Su Thải Khí CO2, Chuyên Gia ...
-
Đại Biểu Quốc Hội Tỉnh Gia Lai Nói Cây Cao Su Thải Khí CO2, Chuyên ...
-
Cây Cao Su Có Thải Khí CO2 Như Nữ đại Biểu Quốc Hội Ksor H'Bơ ...
-
Cây Cao Su Có Hấp Thụ O2 Thải Co2 Như ĐBQH Ksor H'Bơ Khăp Nói?
-
Cây Cao Su Nhả CO2, Không Con Nào Sống được?| VTC14 - YouTube
-
Cây Cao Su Có Thải Khí CO2 Như Nữ đại Biểu Quốc Hội Ksor H'Bơ ...