Cây Cát Lồi Và Các Công Dụng Chữa Bệnh Tốt Nhất - Thuốc Thang

Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.

Cây Cát Lồi Và Các Công Dụng Chữa Bệnh Tốt NhấtCây Cát Lồi Và Các Công Dụng Chữa Bệnh Tốt Nhất

Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.

CÂY CÁT LỒI LÀ CÂY GÌ ?

Cát lồi hay còn gọi là mía dò, đọt đắng, đọt hoàng, tậu chó (Lạng Sơn), củ chóc, (danh pháp hai phần: Costus speciosus) có lẽ là loài thực vật phổ biến nhất thuộc chi Costus (chi Mía dò) của họ Costaceae

Cây cát lồi phân bố từ Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia đến Malaysia. Cây cát lồi ở việt nam thường mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở trong các lùm bụi, trên các gò đất, nơi ẩm mát. Do đó nhiều người bỏ qua các tác dụng của nó.

CÁCH NHẬN BIẾT CÂY CÁT LỒI

Đây là loài thân thảo thuộc họ gừng, mọc thẳng, có 50–60 cm. Thân mềm, mọc ngang, có thân rễ nạc phát triển thành củ. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông, đáy là tròn, đầu phiến nhọn, nhẵn.

Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn thân, màu trắng, không cuống, hình trứng, mọc rất sít, lá bắc xếp cặp đôi không đối xứng, màu đỏ.

Quả nang, chứa nhiều hạt nhẵn, màu đen, bóng. Mùa ra hoa khoảng tháng sáu đến tháng tám, ra quả khoảng tháng chín đến tháng mười.

Thành Phần Hóa Học:

Thân rễ cây chứa tới 87% nước: Trong rễ khô có 5,5% nước. 0,75% chất tan trong etê. 6,75% chất anbuminoit. 66,65% hydrat cacbon. 10,65% xơ và 9,70% tro.

Năm 1970 nhà khoa học Pandey V.B và B. Dasgupsta đã chiết được 2,12% dios – genin tinh khiết trong rễ cây cát lồi. Ngoài ra còn có tigogenin và một số saponin khác.

TÍNH VỊ VÀ BỘ PHẬN SỬ DỤNG CÂY CÁT LỒI LÀM THUỐC:

- Cây cát lồi vị chua, đắng, tính mát, hơi có độc vào kinh can, tâm, tỳ, thận.

Bộ phận có thể dùng được của cây cát lồi là: thân rễ, được thu hái quanh năm, thường cất giữ bằng cách phơi hoặc sấy khô. Cát lồi còn dùng được cả ngọn và cành non. Thân và lá thường dùng làm thuốc, đọt có thể ăn được.

CÔNG DỤNG DÙNG LÀM THUỐC TRONG ĐÔNG Y

Theo kinh nghiệm dân gian, một số nơi như Lạng Sơn dùng ngọn cây hay cành non nướng nóng lên vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay tai chữa đau mắt và đau tai giữa. Dùng thân rễ phơi khô đun nước chữa sốt, ra máu, ra mồ hôi hay làm thuốc mát, giải nhiệt.

Theo Đông Y cây có vị chua, hơi đắng, cay, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng lợi thuỷ, tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ấn Ðộ, rễ cây được xem như có tác dụng thuốc xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun.

Công Dụng Chính Trong Đông Y Sử Dụng Cây Cát Lồi Là:

+ Điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp

+ Viêm thận thuỷ thũng, xơ gan.

+ Cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu.

+ Ho gà.

+ Giảm niệu.

+ Ðái buốt, đái dắt.

+ Cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều.

+ Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, mát gan Củ cát lồi

+ Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh

CÔNG DỤNG LÀM THUỐC CỦA CÁT LỒI THEO TÂY Y

1. Tác dụng gây thu teo tuyến ức

Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực còn non, cao cát lồi tiêm dưới da với liều 0,3g/kg và 0,5g/kg làm giảm trọng lượng tuyến ức 34,5% và 49,7% so với lô đối chứng.

2. Tác dụng chống viêm

Ở cả hai giai đoạn viêm cấp tính và mạn tính, cao cát lồi đều có tác dụng chống viêm rõ rệt. Trên các mô hình viêm cấp như gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng carragenin (0,8%). cây cát lồi với liều 0,15g/kg và 0,25g/kg ức chế phù đạt 32% và 58,5%. Trên mô hình gây phù bằng kaolin với những liều dùng trên mức độ ức chế phù đạt 49,7% và 52%;

Trên mô hình gây viêm nội khớp thực nghiệm trên chuột cống trắng. Cao cát lồi với liều 0,25g/kg ức chế hiện tượng sưng khớp đạt 55,6%.

Ở giai đoạn viêm mạn tính với mô hình gây u hạt thực nghiệm trên chuột trắng. Cao cát lồi với liều 0,75g/kg và 1,25g/kg làm giảm trọng lượng u hạt 29,5% và 47,2%.

3. Ảnh hưởng của cao mía dò đối với sự sinh sản

Thí nghiệm được tiến hành trên chuột cống trắng cả đực và cái. Cao cát lồi dùng liều hàng ngày 0,7g/kg trong 10 ngày liên tục. Khi bắt đầu dùng thuốc cho chuột giao phối. Theo dõi tỷ lệ chuột có chửa, tình hình sinh đẻ, số lượng và quá trình phát triển của chuột con. Kết quả cho thấy so với lô đối chứng, cao cát lồi không ảnh hưởng đến sự sinh sản của chuột.

4. Tác dụng giảm đau

Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, gây đau nội tạng (douleur viscérale) bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch acid acetic. Cao cát lồi với liều 0,17g/kg và 0,25g/kg có tác dụng làm giảm số lần quặn đau 48,8% và 60% so với lô đối chứng.

5. Về độc tính của cây

Đã tiến hành xác định độc tính cấp và mạn của cao cát lồi. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng đường uống, cao cát lồi có LD50 = 7,28g/kg (5,38 – 9,82g/kg). Về độc tính mạn, liều dùng hàng ngày 0,3g/kg trong 30 ngày liên tiếp. Được tiến hàng trên thỏ không ảnh hưởng đến cân nặng các chỉ số huyết học và công năng gan, thận.

Theo tài liệu nước ngoài (Pandey V.B), hỗn hợp saponin chiết được từ cát lồi có tác dụng chống viêm rõ rệt. Tương đương với tác dụng của b – methason. Thí nghiệm trên chuột cống cái đã cắt buồng trứng. Hỗn hợp này làm tăng trọng lượng tử cung một cách có ý nghĩa.

CÁCH DÙNG CÂY CÁT LỒI CHỮA BỆNH

Ngoài việc sử dụng làm rau ăn hàng ngày, củ cát lồi còn mang lại nhiều hiệu quả điều trị bệnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách dùng cây cát lồi hiệu quả sau đây nhé!

  • Chữa Bệnh Ho Gà

Tác dụng đầu tiên của cây cát lồi trong điều trị bệnh đó chính là việc sử dụng cho bệnh ho gà. Bệnh ho gà xảy ra do đường hô hấp bị nhiễm khuẩn nặng, trong cát lồi có thành phần kháng khuẩn rất tốt, sử dụng cát lồi sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng các vi khuẩn có hại.

Cách làm: 100g cát lồi kết hợp với 100g rau sam đem sắc lấy nước dùng liên tục hằng ngày, chỉ sau 4-5 ngày chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả mà nó mang lại.

  • Chữa Bệnh Cảm Sốt

Một trong những công dụng của cây cát lồi đó chính là chữa bệnh cảm sốt. Nếu cảm sốt không nhanh hạ nhiệt sẽ làm ảnh hướng lớn tới não thậm chí là dẫn tới tử vong. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, cát lồi có thành phần hạ nhiệt, trị sốt dứt điểm rất nhanh.

Cách làm: Bạn cần chuẩn bị 100g cát lồi, 20g lá tre tươi, 15g gừng tươi đem đun lấy nước dùng dần. Đây là một bài thuốc chữa sốt rất hiệu quả mà ít người biết đến.

  • Điều Trị Chứng Viêm Tai

Viêm tai nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm, có thể khiến bạn điếc không nghe thấy gì, theo phương pháp đông y, cát lồi là một bài thuốc cực kì hiệu nghiệm mà bạn không thể bỏ qua.

Cách làm: Dùng ngọn cây cát lồi tươi nướng cho nóng lên rồi ép lấy nước nhỏ trực tiếp vào tai hoặc vào mắt. Làm liên tục cách trên khoảng 3 đến 4 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ có hiệu quả ngay.

  • Chữa Mẩn Ngứa Mề Đay

Nóng trong người sẽ là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mẩn ngứa mề đay, để trị bệnh này bạn làm theo cách sau:

Đem phơi khô tầm 1 nắm lá cây cát lồi sau đó đem sắc lên lấy nước, dùng nước đó tắm hoặc bôi trực tiếp nên vùng mẩn ngứa, kiên trì sử dụng trong 5-7 ngày là khỏi hoàn toàn.

  • Chữa Phù Thũng, Lợi Tiểu

Mách bạn một bài thuốc chữa khỏi từ cây cát lồi.

Cách làm: Bạn cần chuẩn bị 20g lá cây cát lồi phơi khô hoặc 40g lá tươi đem đun với 1l nước, uống trong ngày.

  • Chữa Xơ Gan Cổ Trướng

Đây là một căn bệnh của xơ gan, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.

Cách 1: sử dụng cây cát lồi hỗ trợ trị bệnh cổ trướng ( bụng thũng nước to như cái trống, do viêm thận hoặc xơ gan gây nên ) có rất nhiều phương pháp. Dùng rễ củ cát lồi tươi, giã nát, bọc trong vải lụa, buộc lên rốn, tiểu tiện được bệnh sẽ khỏi dần. Hay dùng vị thuốc cát lồi tươi 30-60g, nấu cùng với 100g gan lợn thành món ăn bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe, chia ra ăn trong ngày. Thêm một phương pháp nữa chính là dùng củ khô sắc nước uống, tùy theo chứng trạng và cơ địa mỗi người để kết hợp với các vị thuốc khác.

Cách 2: Bạn cần chuẩn bị các thảo dược sau : Cây cát lồi khô 10g, nhân trần 15g, hạt dành dành 10g, lá bồ công anh 10g sắc với 4 bát nước, sắc cạn còn 1,5 bát nước, chia làm 2 lần sáng và tối. Uống sau bữa ăn 15 phút.

  • Trị Thấp Khớp, Đau Lưng, Đau Dây Thần Kinh

Để hỗ trị điều trị căn bệnh này bạn làm theo cách sau:

Lấy 10-15g cát lồi khô rửa sạch, sao vàng hạ thổ đun sôi với 400ml nước, sắc cạn 100ml rồi làm nước uống hằng ngày. Tình trạng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện rõ ràng nếu bạn kiên trì sử dụng.

  • Chữa Bệnh Viêm Thận Cấp

Bệnh có thể thuyên giảm đi rất nhiều nhờ việc sử dụng bài thuốc đông y từ cây cát lồi.

Cách làm rất đơn giản như sau: 30g lá cát lồi phơi khô đem nấu cùng 20g rễ tranh, dùng để uống mỗi ngày. Tình trạng bệnh của bạn sẽ được cải thiện lên rất nhiều đấy.

  • Trị Viêm Đường Tiết Niệu ( Tiểu Buốt, Tiểu Dắt)

Viêm đường tiết niệu gây ra rất nhiều bất tiện khi đi vệ sinh. Thậm chí bạn có thể đi vệ sinh liên tục, tiểu dắt, đau buốt, thậm chí là đi vệ sinh ra máu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Việc sử dụng cây cát lồi mang lại hiệu quả tích cực.

Bạn chuẩn bị 10g củ cát lồi khô, 10g râu ngô, 10g lá mã đề, 10g rễ cỏ tranh sắc với 1,5l nước uống trong ngày.

  • Hỗ Trợ Trị Mụn Nhọt Do Nóng Trong Người

Việc bạn cần làm giã nát phần lá cây cát lồi sau đó đắp trực tiếp lên vùng bị mụn, một cách khác bạn có thể dùng 100g cát lồi đem sắc nước uống hằng ngày. Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt chỉ sau 7 ngày.

# Lưu Ý Khi Sử Dụng:

Phụ nữ đang có thai khi sử dụng cây cát lồi nên thận trọng, nếu sử dụng nhất định phải tham khảo ý kiến của Bác sỹ người có chuyên môn.

Kiêng kỵ: Không ăn rau muống khi sử dụng sản phẩm, vì rau muống sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Các thực phẩm đồ uống có gas hoặc các loại gia vị sống như mắm tôm mắm tép không nên sử dụng cùng.

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về cây cát lồi. Vì loại cây này có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, do đó bạn có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc này cho bản thân.

Mrs.Nguyễn Ngọc

Từ khóa » Cây Cát Lồi