Cây Chanh Leo: Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khỏe Ra Nhiều Quả

Mục Lục Đặc điểm của cây chanh leo Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả chanh leo Kỹ thuật trồng cây chanh leo tại nhà tốt nhất Cách chăm sóc cây chanh leo giúp sinh trưởng tốt và năng suất

Đặc điểm của cây chanh leo

Cây chanh leo có tên khoa học là Passiflora edulis, là loài cây ăn trái vô cùng phổ biến và hấp dẫn hiện nay. Cây chanh leo còn được người dân gọi với nhiều cái tên như cây chanh dây, cây Lạc Tiên,... Đây là loại cây trồng thuộc họ Lạc Tiên, rất phổ biến ở khu vực các tỉnh thành phía Bắc nước ta. Thực ra, cây chanh leo vốn có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới khu vực châu Mỹ và được du nhập vào nước ta thông qua nhập khẩu cách đây nhiều năm về trước. Dần dần, bà con thấy đây là loài cây hấp dẫn, cho ra năng suất cao nên tích cực trồng và nhân giống rộng rãi như ngày nay.

Hình ảnh cây chanh leo

Hình ảnh cây chanh leo

Cây chanh leo đúng với tên gọi, là loài thực vật dạng dây leo, có khả năng phát triển rất nhanh và mạnh. Thân cây có màu xanh sẫm, có các tua cuốn để giúp cây có khả năng leo bám tốt. Lá mọc xen kẽ, xung quanh mép lá có răng cưa, màu xanh lục. Quả chanh leo có dạng hình cầu, có màu xanh khi còn non và dần chuyển sang màu đỏ tím khi đã chín hoàn toàn. Bên trong quả chanh leo chứa rất nhiều hạt, bao bọc ngoài hạt là lớp thịt quả dạng nhầy và có màu vàng. Hương vị chanh leo tuy chua nhưng thanh mát, vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả chanh leo

Với 100g chanh leo sẽ mang tới hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú bao gồm:

- Calo: 28 kcal

- Lipid: 0,3g

- Cholesterol: 0 mg

- Natri: 2 mg

- Kali: 138 mg

- Cacbohydrat: 9g

- Chất xơ: 2,8g

- Đường: 2,5g

- Protein: 1,1g

- Vitamin C: 53 mg

- Sắt: 0,6 mg

- Canxi: 26 mg

- Vitamin B6: 0,1 mg

- Magie: 8 mg

Chanh leo là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao

Chanh leo là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao

Kỹ thuật trồng cây chanh leo tại nhà tốt nhất

1. Thời vụ trồng chanh leo

Cây chanh leo lý tưởng nhất nên được trồng vào cuối tháng 11 cho đến đầu tháng 1 sang năm. Như vậy cây sẽ có thể cho năng suất tốt và sinh trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên chúng vẫn có thể trồng quanh năm tại bất kỳ thời điểm nào mà bạn muốn.

2. Phương pháp trồng cây chanh leo bằng hạt

Bạn có thể tìm mua dễ dàng hạt giống của cây tại bất kỳ tiệm bán nông sản và hạt giống nào trên toàn quốc. Khi mới mua hạt giống về, các bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm ít nhất từ 24 tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu gieo trồng. Để có thể trồng cây chanh leo bằng hạt giống, hãy tham khảo các bước thực hiện như sau:

- Sử dụng chậu đất có đường kính trung bình khoảng 30cm, kế đến bạn đổ đất trồng cây sao cho đầy chậu. Dùng dụng cụ để làm tơi xốp phần đất cho vào chậu.

- Tiếp theo, hãy lấy hạt giống vùi xuống chậu đất, rồi lấp một lớp đất mỏng khoảng 2-3cm lên trên.

- Cuối cùng, tưới nước thường xuyên cho chậu cây chanh leo ít nhất từ 2 lần/ngày để hạt có thể nảy mầm và sinh trưởng. Chỉ sau khoảng 2-3 tuần là hạt bắt đầu nảy mầm và chỉ đến tuần thứ 6 là có thể mang ra trồng trên giàn leo.

3. Phương pháp trồng cây chanh leo bằng cành

Với phương pháp này, bạn cần lựa chọn cành cây khỏe mạnh từ cây mẹ để có thể nhân giống cây non. Hoặc đơn giản hơn, hãy tìm những nơi có bán cây non chanh leo để trồng sẽ giúp cho bạn tiết kiệm kha khá thời gian chăm sóc. Khi mua cây non về, hãy trồng chúng trong chậu như bình thường, chăm sóc tưới nước thường xuyên. Sau khoảng 2-3 tháng thì cây sẽ phát triển chiều cao tương đối, đủ để bạn mang ra giàn leo để trồng tiếp.

4. Làm giàn leo cho cây

Hiện nay có một vài cách làm giàn leo cho cây chanh dây mà bạn có thể tham khảo:

- Giàn truyền thống: Bạn dùng cọc tre cắm đan xen với cọc bê tông cốt thép, sau đó dùng dây thép đan thành các lưới hình vuông để cố định các cọc với nhau, từ đó tạo thành giàn leo cho cây chanh leo, tương tự như với làm giàn cho cây bí, cây mướp vậy.

- Giàn chữ T: Sử dụng các cọc tre và cắm thành từng đôi với nhau mỗi 1m một, bên trên cọc đặt thêm một thanh ngang dài từ 2,5-3m. Cứ mỗi đôi cọc như vậy lại cách nhau khoảng 5m, mỗi hàng cọc cách nhau 3-4m. Sau đó bạn dùng dây thép để cố định các cọc và thanh ngang với nhau, đan chúng thành một lưới để cho cây chanh leo có thể leo lên.

Làm giàn chữ T cho cây chanh leo

Làm giàn chữ T cho cây chanh leo

5. Đất trồng

Cây chanh leo không hề kén đất trồng và rất dễ để sinh trưởng. Bạn chỉ cần chọn lựa loại đất có nhiều dinh dưỡng, pha cát và mùn, khả năng thoát nước tốt và có độ tơi xốp ổn định.

Cách chăm sóc cây chanh leo giúp sinh trưởng tốt và năng suất

1. Ánh sáng

Do là cây dây leo cho nên cây chanh leo rất cần ánh sáng tự nhiên để có thể gia tăng khả năng leo bám của chúng. Vậy nên bạn đừng che chắn gì cả mà hãy để cho cây phát triển thật tự nhiên.

2. Nước tưới

Do là loại cây ăn trái có nguồn gốc từ nhiệt đới cho nên cây chanh leo rất cần được tưới nhiều nước để có thể phát triển tốt hơn. Có như vậy chúng mới leo bám mạnh mẽ và cho năng suất trái được nhiều hơn. Hãy định kỳ tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối để cây không bị thiếu nước, có thể tăng số lần tưới trong ngày nếu như thời tiết nắng nóng gay gắt.

3. Cắt tỉa

Cây chanh leo có tốc độ phát triển và leo bám rất nhanh, do đó bạn cần thường xuyên chú ý quan sát để có thể cắt tỉa giúp cho cây có thể phát triển một cách tốt nhất, loại bỏ cành lá khô héo cũng như tăng tính thẩm mỹ cho vườn cây chanh leo của bạn.

4. Bón phân

Ngoài việc bạn chăm sóc cho cây chanh leo thường xuyên như tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa,... Thì bạn cũng cần phải bón thêm phân cho cây sau mỗi đợt thu hoạch và lại tiến hành tỉa bớt cành lá nhằm tạo điều kiện cho cây chanh leo nhanh chóng hồi phục và đủ dinh dưỡng cần thiết cho một đợt ra cành lá mới.

Theo kinh nghiệm của các nhà vườn hiện nay, bạn nên bón các loại phân giàu đạm và kali để khiến cây chanh leo xanh tốt, leo bám mạnh và tạo nhiều qua, cho ra năng suất tốt nhất. Cứ từ 15-20 ngày bạn nên bón thúc một lần, trung bình khoảng 20 lần bón/năm. Mỗi năm chỉ bón hết từ 1-1,5kg phân đạm và kali cho mỗi cây chanh leo mà thôi.

Những kinh nghiệm vàng khi xây nhà cấp 4 mái bằng rẻ, đẹp và hiện đại Những kinh nghiệm "vàng" khi xây nhà cấp 4 mái bằng rẻ, đẹp và hiện đại Nhà cấp 4 mái bằng có ưu điểm là thiết kế đơn giản, gọn gàng, thời gian thi công nhanh, chi phí thấp, khả năng chịu gió bão cao; tuy nhiên, cần lưu ý... Bấm xem >>

Nhà đẹp mỹ mãn

Từ khóa » Hình ảnh Lá Chanh Leo