Cây Chè Xanh: Nguồn Gốc & Cách Trồng Tại Nhà | Danh Trà

Cây chè xanh hiện nay rất được nhiều gia đình trồng ở vườn nhà. Mục đích là để hái lá chè xanh tươi rồi nấu nước uống. Việc uống nước đun lá chè xanh tưởng như mới nở rộ gần đây. Thế nhưng cha ông ta đã làm điều này từ hàng trăm năm trước.

NGUỒN GỐC CÂY CHÈ XANH

Cây chè xanh (hay cây trà xanh) có tên khoa học là Camellia Sinensis. Đây là loài cây gắn liền với lịch sử cũng như văn hoá lâu đời của đất nước Việt Nam chúng ta.

Việt Nam nằm trong khu ực những cây trà đầu tiên  hiện trên thế giới. Nếu bạn ghé các tỉnh biên giới phía Đông và Tây Bắc của nước ta. Thì bạn sẽ thấy những cây chè có tuổi đời hàng trăm năm tuổi được người dân bản địa chăm sóc và thu hái.

Những cây chè này chính là hậu duệ của những cây chè xuất hiện đầu tiên trên trái đất từ rất lâu rồi. Và văn hoá uống trà của người Việt cũng đã có từ hàng trăm năm nay.

trà bắc, trà bắc thái nguyên, trà bắc thái

Uống lá chè xanh đã là một thói quen của người Việt Nam từ nhiều đời trở lại đây. Cách uống chè xanh của chúng ta vốn dĩ không cầu kỳ trong chế biến lẫn thưởng thức như các quốc gia Đông Á khác.

Do là quốc gia nông nghiệp nên phần lớn người dân sống theo kiểu ‘tự cung, tự cấp’. Lá chè xanh tươi được hái từ cây chè có sẵn trong vườn nhà. Sau đó đun với nước và uống vậy thôi.

Nước chè vừa là thức uống để giải khát. Vừa là một phần không thể thiếu khi khách đến chơi nhà. Rồi đến mọi hoạt động văn hoá như lễ hội, cưới xin hay ma chay. Đều không thể thiếu ấm nước chè.

Cây chè vốn dĩ được sử dụng cho mục đích cá nhân là chính. Còn buôn bán chỉ là phụ mà thôi. Đến khi thực dân Pháp đô hộ nước ta thì cây chè mới trở thành loài cây công nghiệp thực sự. Phục vụ cho mục đích thương mại.

Trong thời kỳ Pháp Thuộc thì người Pháp bắt đầu mở nông trường trà đầu tiên của Việt Nam ở Phú Thọ vào năm 1890. Vào giai đoạn này thì lá chè khô là một dạng thực phẩm bán rất được giá ở Châu Âu. Thế nên cả Anh lẫn Pháp đều trồng cây chè quy mô lớn ở các thuộc địa của họ.

Không chỉ thay đổi cách trồng cây chè theo hướng công nghiệp. Người Pháp còn hiện đại hoá luôn cách chế biến chè ở Việt Nam. Và cách chế biến như vậy vẫn còn được giữ đến tận ngày nay.

cây chè xanh, cây trà xanh

Đến đầu những năm 1920s thì không chỉ Phú Thọ mà nhiều nơi khác của Việt Nam cũng trồng cây chè. Như vùng chè Thái Nguyên. Được xem là vùng chè xanh trung du tốt nhất của Việt Nam hiện nay.

Ở phía Nam thì vùng chè thương mại đầu tiên xuất hiện chính là ở Cầu Đất (thuộc Lâm Đồng). Từ Cầu Đất thì cây chè được trồng theo quy mô lớn ở khắp Lâm Đồng. Đặc biệt là thành phố Bảo Lộc.

Đến ngày nay thì Việt Nam nằm trong top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Và cây chè xanh cũng được nhiều người trồng ở nhà. Vừa để làm kiểng nhưng cũng vừa để hái lá để uống.

Xem thêm: Trà Lài: 5 Điều Nên Biết Về Trà Hoa Nhài

CÁCH TRỒNG CÂY CHÈ XANH Ở NHÀ

Nước chè xanh không chỉ thơm ngon. Mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Thế nên càng ngày càng có nhiều người bắt đầu ‘nghiện’ uống nước chè xanh.

Thông thường thì lá chè xanh tươi hay được bán ở chợ và siêu thị. Tuy nhiên, khi mua một bó chè tươi thì bạn phải dùng vai ngày mới hết. Mà lá chè tươi có nhược điểm là càng để lâu thì các thành phần catechin tốt cho sức khoẻ lại càng mất đi. cho dù được bảo quản trong tủ lạnh.

Thế nên tốt nhất là bạn trồng cây chè xanh ở ngay trong nhà. Khi nào muốn nấu lá chè xanh thì chỉ cần hái một ít lá, rồi nấu ngay thì bảo đảm giữ được hầu hết các chất có trong lá chè.

Để trồng cây chè xanh ở nhà thì bạn có thể làm theo những bước sau:

1. Mua cây giống

Bước đầu cho việc trồng cây chè xanh đó chính là mua cây giống. Chứ không nên nghe mấy trang hướng dẫn trên mạng là trồng từ hạt. Trồng từ hạt không hề dễ đâu. Cứ tin mình đi, gia đình mình trồng trà mấy đời rồi.

Bạn có thể mua cây trà giống ở các cửa hàng bán cây cảnh. Khi mua nhớ chọn cây khoẻ một chút. Tức là lá xanh tươi, không bị sâu bệnh. Cây đang ra búp non càng tốt. Vì cây trà sẽ ra búp nếu đang được chăm sóc tốt.

2. Mua đất và chậu

Ở nơi bán cây chè xanh thì họ cũng bán luôn cả đất và chậu. Bạn cần mua chậu lớn một chút vì cây trà khi lớn sẽ khá cao. Thường giống trà vườn có thể cao đến ngang thân người. Nên mua chậu chu vi tầm 30-40cm là đủ. Sau này cây lớn có thể chuyển chậu.

Đất thì bạn chỉ cần mua đất sách để trồng cây cảnh là đủ. Mua một ít sỏi hay đất sét nung để lót dưới đáy chậu để giúp thoát nước tốt hơn. Đất sạch thì nhà sản xuất đã trộn với tỷ lệ khá chuẩn rồi nên ban đầu không cần mua phân bón.

3. Trồng cây chè

Khi có đủ tất cả những thứ cần thiết đã nêu ở trên thì chúng ta bắt đầu trồng cây chè xanh. Bạn cần lót sỏi hoặc đất nung ở dưới đáy chậu. sau đó đổ đất gần đầy chậu.

Tiếp tục cho cây chè giống vào chính giữa chậu. Sau đó phủ đất sao cho vừa đầy chậu, lại vừa đủ để phủ hết bộ rễ của cây chè. Để cây chè ra nơi sẽ có nhiều nắng trong khu vực nhà của bạn.

4. Chăm sóc cây chè

Cây chè xanh là loài cây ưa nắng nên bạn cần đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng. Khi có nắng thì cây chè sẽ chuyển đổi thành phần amino acid sang catechin nhiều hơn.

Nói một cách đơn giản thì khi được quang hợp nhiều thì cây chè sẽ có nhiều thành phần chống oxy hoá hơn. Tức là lá chè xanh khi thu hoạch sẽ tốt cho sức khoẻ hơn.

Có một điều bạn cần lưu ý là không nên để nơi cây chè quang hợp cả ngày. Vì như vậy lá chè sẽ rất đắng và rất khó uống. Tốt nhất là để nơi mà cây chè quang hợp trong một buổi thôi là được.

Xem thêm: Các Loại Trà Cơ Bản Từ Cây Trà (Camellia Sinensis)

Một lý do khác khiến trà rất đắng đó chính là bón quá nhiều đạm. Nhiều người thấy cứ bón đạm nhiều thì cây nhanh ra lá thì lại càng bón cố thêm. Cây chè sai lá thật đấy nhưng nước chè sẽ rất khó uống.

Để bón phân cho cây chè ở nhà thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Vì cây chè là giống cây thích nghi với môi trường khá tốt nên rất dễ phát triển. Trồng để sản xuất thì mới cần cầu kỳ chứ để nhà dùng thì rất đơn giản.

Bên cạnh việc tưới nước hàng ngày. Thì lâu lâu bạn cần bón thêm phân hữu cơ, rẻ thì có phân bò. Lưu ý là khi bón phân thì không cho thẳng vào gốc và bỏ cách xa gốc một chút. Khi bón thì cho chừng nắm tay là đủ rồi.

Phân vô cơ thì dùng NPK là được. Cứ bón theo hướng dẫn trên bao bì là được. Nếu có thể thì dùng thêm phân bón lá. Nhưng lưu ý là không hái lá chè ngay sau khi bón lá. Đợi khoảng vài ngày rồi hẵng hái.

5. Thu hoạch lá chè xanh

Thu hoạch lá chè xanh thì đơn giản chỉ là hái lá mà thôi. Bạn cần dùng đến đâu thì hái đến đó. Những lá chè tốt nhất là những là ở phía trên của thân cây chè.

Vì những lá này không chỉ thơm ngon nhất. Mà còn đã quang hợp đầy nên chắc chắn thành phần tốt cho sức khoẻ sẽ có nhiều. Nước chè vừa thơm ngon lại vừa tốt cho sức khoẻ thì không có gì bằng.

HƯỚNG DẪN LÀM LÁ CHÈ XANH KHÔ TẠI NHÀ

Nếu bạn thích uống nước chè pha từ lá chè khô thì nên đi mua là tốt nhất. Vì chè ngon như chè xanh Tân Cương Thái Nguyên thì chắc chắn sẽ hơn chè ở nhà bạn trồng rất nhiều. Cây chè được người làm trà chăm bón rất kỹ, chè thành phẩm được chế biến theo bí quyết truyền lại từ nhiều đời.

Tuy nhiên, nếu bạn trồng nhiều cây chè trong vườn nhà. Và cũng không quá kén chọn về mặt hương vị. Đồng thời muốn trữ là chè khô để dùng dần. Thì có thể tham khảo hướng dẫn sau.

1. Hấp lá chè

Lá chè xanh khô cần phải được ‘diệt men’ để giữ được hương vị cũng như thành phẩn của lá chè tươi. Theo cách làm truyền thống thì lá trà sẽ được xao trên chảo để ‘diệt men’.

Thế nhưng bạn rất khó bắt trước cách làm này. Vì xao chè là công đoạn rất khó thực hiện nếu không có kinh nghiệm. Thế nên bạn có thể ‘diệt men’ lá chè tươi bằng cách hấp theo cách làm chè xanh của người Nhật.

Trước khi diệt men thì bạn cần để lá chè ‘héo’ đi. Bằng để lá trà ở nơi thoáng mát trong 3-4 tiếng cho lá trá là khô héo đi một chút. Điều này giúp lá chè giảm trọng lượng nước và dẻo dai hơn khi chế biến.

Bạn cần chuẩn bị một xửng hấp. Cho một ít nước vào nồi. Sau đó đun cho đến khi nước sôi thì cho lá chè tươi vào. Sau đó hấp lá trà trong thời gian khoảng từ 2-3 phút.

Khi lá trà vừa chuyển từ màu xanh sẫm sang màu xanh nõn lá chuối thì bạn cần gắp lá chè ra đĩa. Để lá trà nguội rồi chúng ta sẽ bước đến công đoạn vò.

Xem thêm: Thành phần hoá học của trà

2. Vò lá chè

Vò lá trà là công đoạn mà bạn cho vài lá trà vào lòng bàn tay. Sau đó miết 2 lòng bàn tay lại với nhau để lá chè xoăn lại. Lúc này lá chè sẽ bị dập nhẹ và cuộn tròn lại.

Hoặc bạn có thể cho lá chè lên một chiếc khay lớn. Dùng 2 tay lăn lá trà giống như lăn bột làm bánh vậy. Lăn tới lăn lui cho đến khi lá trà thật nát và thật xoăn là được. Từ trong lá trà tiết ra một thứ ‘nhựa’ ươn ướt bám ở tay là được.

Cây Chè Xanh: Nguồn Gốc & Cách Trồng Tại Nhà 2

Mục đích của công đoạn này đó là phá vỡ lớp biểu bì cũng như các tế bào bên trong lá chè. Nhờ vậy mà thành phần tạo hương vị sẽ được tiết ra và hoà quyện vào với nhau.

3. Sấy khô

Để lá trà khô thì bạn cần trải đều lá trà lên khay. Sau đó phơi nắng tầm 1-2 tiếng để cho lá trà khô lại. Rồi tiếp tục để trong bóng râm để lá trà tiếp tục khô đi.

Lưu ý là bạn nên phơi nắng vào buổi sáng chứ không nên phơi nắng chiều. Trong thời gian phơi thì trở lá chè chừng 1-2 lần để lá trà khô đều. Không nên phơi nắng quá lâu nếu không nước trà sẽ có màu nâu đỏ không đẹp.

lá chè xanh khô, lá trà xanh khô, bancha

Nếu nhà bạn có lò nướng hay máy sấy thì lại càng tuyệt. Thay vì phơi thì chúng ta có thể sấy chè nhanh hơn. Để nhiệt độ lò nhẹ tầm 100 độ C rồi trải đều lá chè lên khay rồi sấy trong khoảng 10 đến 15 phút.

Cứ 5 phút bạn dùng đũa trở đều lá chè để cho lá khô đều. Sấy đến khi lá chè khô hoàn toàn là được. Lá chè khô sẽ có màu xanh đen. Dùng tay bẻ sẽ thấy lá giòn giống như rong biển khô vậy.

4. Bảo quản

Để bảo quản lá chè xanh khô tốt nhất thì bạn nên cất lá trong hũ kín. Không nên dùng hũ thuỷ tinh hay nhựa trong. Lá trà cần trữ ở hũ đục để ánh sáng không lọt vào được. Cất hũ đựng trà ở nơi thoáng mát.

5. Thưởng thức

Đối với là chè xanh khô thì bạn có thể pha trong ấm . Hoặc nấu như lá chè xanh tươi cũng được. Hương vị ngon hay không thì tuỳ theo cách bạn chăm cây chè và cách bạn chế biến lá chè khô.

Tất nhiên là chè khô tự làm không thể nào so được với chè đặc sản mà các nhà sản xuất làm rồi. Như cây chè Thái Nguyên được chăm sóc rất kỹ. Chưa kể vi khí hậu ở Thái Nguyên cũng rất tốt cho cây chè. Người làm chè cũng có biết bao nhiêu bí quyết và kinh nghiệm riêng.

Nhưng tự trồng cây chè rồi tự làm lá chè xanh khô cũng có cái vui của nó. Chè mình tự làm thì chắc chắn là sạch rồi. Không sợ dư lượng thuốc trừ sâu hay lạm dụng phân hoá học.

Nếu bạn có nhu cầu mua lá chè khô Thái Nguyên thì có thể đặt hàng từ Danh Trà. Chè của chúng tôi là tựu gia đình làm nên đầu tiên chắc chắn là trồng sạch và làm sạch. Và điều thứ hai đó là chính gốc chè Thái Nguyên nên bảo đảm đúng hương vị truyền thống.

Từ khóa » Chè Xanh Là Cái Gì