Cây Chiêu Liêu

Cây Chiêu Liêu hay còn gọi là cây Kha tử, Chiêu liêu xanh, cây Tiếu, cây Sang hay cây Cà lích (Bana).

Tên khoa học: Terminalia nigrovenulosa

Họ: Thuộc họ Bàng – Combretaceae.

Tên thương phẩm: Chebulic myrobalan.

Chiêu Liêu có nguồn gốc từ Singgapo và Indonesia

Chiêu Liêu được trồng chủ yếu ở Nam Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ.

Ở Việt Nam, Chiêu Liêu được trồng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên. Ngoài ra còn được trồng ở các tỉnh miền Nam như  Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang.

Đặc điểm

Cây chiêu liêu

Mô tả cây chiêu liêu.

Chiêu Liêu là cây gỗ trung bình, có thể cao tới 15-20m, đường kính thân cây chỉ từ 15-40cm.

Tán cây chiêu liêu

Tán cây chiêu liêu.

Tán cây phân làm nhiều tầng và nhiều cành lá giống với cây Bàng. Cành non nhẵn.

Vỏ cây màu nâu nhạt, có vết nứt dọc theo thân cây tạo thành hình chữ nhật không đều nhau. Lớp vỏ dày 1-2cm. Khi mới chặt lớp vỏ sẽ có ít dịch nhựa màu đỏ nhạt, vị chát.

Lá cây Chiêu Liêu thuộc dạng lá đơn nguyên, mọc đối xứng hoặc gần đối xứng nhau. Lá có hình trứng ngược, to bản, dài 10-20cm, rộng 5-10cm. Cuống lá ngắn từ 1-5cm. Lá non có lông mịn, lá già nhẵn.

Hoa Chiêu Liêu mọc thành cụm dạng bông nhiều hao nhỏ như hoa sữa dài khoảng 5-10cm, trục cụm hoa có lông mịn. Hoa mọc ra từ các kẽ lá gần đầu cành, màu trắng xanh. Cây ra hoa vào tháng 5-6, thường xuất hiện cùng lúc khi cây ra lá non

Quả hạch hình trứng nhọn 2 đầu có 5 cạnh dọc. Dài 3-5cm, đường kính 2-3cm. Màu xanh nhạt, cùi quả nạc, dày, vị chua chát, có hạt cứng. Quả chín vào tháng 8-9, sau khi ra hoa được khoảng 6 tháng, thường rụng nagy sau khi quả chín.

Chiêu Liêu là cây ưa bóng khi còn non, và khi trưởng thành cây ưa sáng.

Chiêu Liêu thường mọc ở địa hình phẳng, quanh sông suối, dọc đường đi, chân núi ở độ cao dưới 1.200m.

Chiêu Liêu có khả năng chịu lạnh, khô và chịu lửa do có 1 lớp vỏ dày bao bọc bên ngoài. Có thể sống được trên cả đất pha sét và đất cát. Cây Chiêu Liêu sinh trưởng khá chậm, cây non năm đầu tiên chỉ cao 10-20cm, đến năm thứ 2 đạt chiều cao 20-25cm, về sau tốc độ sinh trưởng cũng khá chậm.

Có khả năng tái sinh bằng chồi mạnh.

Công dụng:

Cây chiêu liêu cho loại gỗ tốt, thớ mịn. Dùng đóng đồ đạc, làm nhà, làm cột, đóng trục bánh xe, làm các bộ phận nẹp cong của tàu thuyền.

Ngoài chức năng làm đẹp quang cảnh và lấy gỗ, cây Chiêu liêu còn là 1 vị thuốc quý:

Trong thịt quả Chiêu Liêu có chứa 51,3% Tanin có tác dụng kháng sinh, trị nhiễm khuẩn, co thắt cơ trơn.

Chiêu Liêu có vị chua, chát, đắng có tác dụng làm sạch phổi, chữa ho khản tiếng do khí hư hay chữa bệnh đau bụng, chữa tiêu chảy mãn tính, ngộ độc thức ăn, mồ hôi trộm, trĩ.

Một hợp chất được chiết xuất từ cây có hoạt tính chống ung thư là chebulanin.

Chiêu Liêu được coi là 1 cây thuốc cổ truyền, quả chiêu liêu được phơi sấy khô hoặc ngâm vào nước để taạo thành các vị thuốc hữu hiệu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Vườn ươm cây chiêu liêu

Vườn ươm cây chiêu liêu.

Đào hố trồng cây sao cho hố lớn hơn kích thước bầu 30-40cm. Đặt cây đứng, tiến hành lấp đất kín rễ bầu và vun lên cổ rễ để giữ cho cây không bị đổ.

Chiêu Liêu được trồng thích hợp nhất vào đầu hoặc cuối mùa mưa, cần phải che bóng cho cây non mới trồng. Tưới nước giữ ẩm cho cây, có thể cắt tỉa cành cho phù hợp với không gian trồng.

Chiêu liêu không mất nhiều công chăm sóc, chú ý thường xuyên chăm sóc cây trong 3 năm đầu tiên.

 

 

Chủ đề liên quan:

cây đô thị

Từ khóa » Cây Liêu Chiêu