Cây Chuối Cảnh - Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Cây chuối đã từ lâu thân thuộc với người dân ta. Quả chuối để ăn, lá để gói bánh, thân có thể làm thức ăn cho heo, gà,… Tuy nhiên ít ai đem trồng nó với mục đích làm cây chuối cảnh trong nhà.
Trong bài viết sau đây, nuoitrong.vn xin giới thiệu cây chuối cảnh tạo không gian xanh mát và trong lành được nhiều người quan tâm.
Xu hướng trồng cây trong nhà đang dần phát triển do chất lượng cuộc sống được nâng cao. Bên cạnh các cây đang rất chuộng như phát tài, lan quân tử… thì chuối cảnh đang nổi lên bởi sự giản dị, quen thuộc mà cũng rất sang trọng của chúng.
Nội dung
Giới thiệu cây chuối cảnh
Chuối cảnh có thể được coi là phiên bản thu nhỏ của cây chuối ta. Tuy nhiên phần thân chuối cảnh không mọc dài như chuối ta. Chúng có rất nhiều lá tách ra ngay từ gốc, vươn ra để đón ánh sáng.
Còn một cây khác cùng chi với nó cũng được trồng phổ biến là thiên điểu cam. Những cây này mọc với những chiếc lá thẳng đứng trồi lên ngay từ đất; không có thân cây.
Các lá lớn dài từ 30 – 45 cm, và chúng có thể bị tưa (rất dễ rách) khi tiếp xúc với điều kiện gió to hoặc khi đặt trong hành lang bị va quệt nhiều.
Ý nghĩa cây chuối cảnh
Theo như tên gọi, loại chuối này được trồng làm cảnh không phải để lấy quả. Chúng giúp tạo ra không gian xanh mát, gần gũi cho ngôi nhà cũng như nơi làm việc. Chắc chắn chúng cũng có tác dụng lọc không khí và giảm căng thẳng với màu xanh của tự nhiên.
Thêm đó thì chuối cảnh cũng có nhiều hàm ý. Có một cây chuối cảnh sẽ đem lại nhiều may mắn, tốt đẹp và tiền tài. Chuối cảnh trong vườn giúp tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Đồng thời cụm hoa chuối giống như chùm pháo giúp xua đuổi tà khí.
Hướng dẫn trồng cây chuối cảnh tiêu chuẩn
Chuối cảnh có thể trồng từ hạt hoặc từ cây con. Tuy nhiên thì các bước chuẩn bị chậu trồng và đất trồng cũng tương tự nhau. Sau đây là các lưu ý để trồng chuối cảnh tiêu chuẩn.
Đất trồng
Chuối là loại thực vật ưa đất mềm và nhiều mùn. Do vậy nếu tại nhà, bạn nên xử lý đất trước để cây mọc tốt. Với đất vườn thì xới lên và đập nhỏ, trộn với phân chuồng đã ủ hoai mục.
Tốt nhất là các loại đất thịt, đất cát pha, khả năng giữ ẩm thoát nước tốt. Nếu trồng ở chậu trong nhà, có điều kiện hơn thì các bạn có thể mua đất mùn tại các cửa hàng.
Chậu trồng
Mặc dù cây chuối cảnh có thể có kích thước lớn. Ban đầu cũng chỉ cần chọn chậu vừa phải, không quá to. Để có thể hãm cây lớn, đỡ tốn diện tích, có thể thay chậu nếu muốn sau này.
Nên chọn các chậu tròn, đường kính ít nhất 30 cm. Tương đối cao để rễ chuối cảnh có thể ăn sâu xuống giúp cây đứng vững. Đồng thời cũng để hợp với chiều cao của cây. Quan trọng có lỗ thoát nước.
Về màu thì nên chọn loại màu trắng hoặc nâu sữa, họa tiết đơn giản hoặc không có cũng được. Tùy theo bạn muốn cây có vẻ sang trọng hay mộc mạc, gần gũi.
Xem thêm Cách chăm sóc Lan Đai Châu và tuyệt chiêu giúp cây ra hoaGieo hạt
Ngâm hạt giống 48h trong nước bình thường để kích thích nảy mầm. Cho đất đã chuẩn bị vào trong chậu. Khi hạt giống đã sẵn sàng, ta đem trồng sâu vào trong đất từ 1 – 2 cm.
Tưới nước hàng ngày giữ ẩm. Cần ít nhất 1 tháng để cây con lên mầm. Khi cây lên mầm thì chuyển vị trí ra những chỗ có nhiều ánh sáng tự nhiên. Tạo điều kiện tốt nhất để cây con phát triển.
Trong khoảng thời gian đầu thì nên để cây con ngoài trời, thích nghi với điều kiện tự nhiên bình thường. Đến khi cây lớn một chút thì mới đưa vào trong nhà. Tưới nước đủ ẩm cho cây. Thông thường hai ngày một lần.
Đối với trồng chuối cảnh từ cây con thì bạn cũng cần phải chọn cây con trước khi trồng. Mua cây con ở chợ cây hoặc các nhà vườn, mua bầu cây con về trồng lại. Chuẩn bị và trồng cũng như trên.
Quan trọng sau khi trồng, cũng để cây bên ngoài từ 1 – 2 tuần để cây làm quen với môi trường sau đó mới mang vào nhà.
Vị trí trồng cây chuối cảnh
Chuối cảnh (Tên la tinh Strelitzia nicolai) bệ vệ với tán rộng của những chiếc lá to. Ở ngòi tự nhiên chuối cảnh cao tới 2 m! Mặc dù chiếm không gian tương đối lớn, nhưng chuối cảnh vẫn nhận được sự quan tâm của những người muốn trồng cây cảnh.
Ở không gian trong nhà hoặc chậu ngoài trời, chúng được đặt ở bất cứ nơi nào, cao đến 1 mét.
Mẹo: Cắt bỏ những chiếc lá già trên cây chuối cảnh, vì chúng rũ xuống theo thời gian và bị rách nhiều hơn. Các lá mới luôn nhô ra từ giữa cây và giữ cho cây luôn đầy đủ và cân đối.
Chọn một vị trí cho cây chuối cảnh của bạn cách xa lỗ thông hơi và gió lùa. Ở ngoài trời thì cách xa cục nóng điều hòa. Đảm bảo cây sẽ tiếp xúc ánh sáng tự nhiên ít nhất bốn giờ mỗi ngày.
Mặc dù chúng có thể chịu được điều kiện ánh sáng trung bình, nhưng chuối cảnh sẽ không sinh trưởng lâu dài nếu không có đủ sáng. Vì vậy khuyên bạn nên đặt chúng ở vị trí đón được ánh sáng mạnh.
Nếu không chắc chắn về điều kiện ánh sáng trong nhà hoặc văn phòng của mình, các bạn sẽ phải tiến hành cho cây tắm nắng. Mỗi tuần định kỳ cho cây ra ngoài trời một ngày để đảm bảo không bị thiếu ánh sáng.
Chăm sóc định kỳ
Luôn đánh giá nhu cầu tưới nước của cây chuối. Trước lúc tưới cho cây, tốt nhất bạn nên kiểm tra độ ẩm của đất trước để đảm bảo rằng đất không bị ẩm ngay dưới bề mặt. Ngoài ra, thỉnh thoảng làm thoáng đất cho cây bằng cách xới đất ở phần trên.
Cây chuối cảnh thích đất ẩm (không sũng nước), để hơi khô giữa các lần. Cố không để đất khô hoàn toàn trong chậu. Để cho khoảng 5 cm đất trên cùng khô ráo giữa các lần tưới, nhưng bên dưới phải giữ ẩm.
Xoay cây chuối định kỳ để đảm bảo cây lớn đồng đều ở tất cả các mặt và thường xuyên quét bụi lá để cây có thể quang hợp hiệu quả. Khi lau bụi trên lá, hãy tận dụng cơ hội để kiểm tra mặt dưới và để ý sâu bệnh.
Xem thêm Cách trồng cây phát tài trong nước "hiệu quả" chỉ qua 2 bướcCắt tỉa
Để giữ dáng cho cây thì cũng nên cắt tỉa thường xuyên. Cắt bỏ các lá già ngả sang màu vàng ở ngoài cùng.
Mỗi loài thực vật là một sinh vật sống độc nhất và có thể có những nhu cầu khác nhau, đặc biệt là ở những vị trí riêng của chúng. Chú ý đến tình trạng của chuối cảnh và nhu cầu tưới nước của nó. Bạn sẽ có một khóm chuối cảnh tươi tốt.
Mẹo: Vào những tháng mùa đông khi ít ánh sáng mặt trời hơn, chuối cảnh trải qua giai đoạn “nghỉ ngơi” và cần ít nước hơn. Nhiệt độ tăng thì cây thoát nước nhiều hơn.
Tháng 4 – tháng 10, bạn có thể quay trở lại lượng nước tưới bình thường miễn là bạn không để cây gần nguồn nhiệt khô. Nói chung, tốt hơn hết là nên điều chỉnh lượng nước mỗi lần tưới hơn là tần suất tưới.
Sâu bệnh hại
Theo dõi cây trồng để tìm rệp, vảy. Nếu bạn nhìn thấy chúng, hãy sử dụng xà phòng diệt côn trùng để kiểm soát, nhớ bôi vào mặt dưới của lá. Chuối cảnh cũng dễ bị nhiễm nấm Botrytis cinerea (mốc xám).
Hoa và lá với tình trạng này sẽ phát triển các đốm đen, sau đó là một lớp nấm mốc xám. Cắt bỏ các bộ phận bị ảnh hưởng của cây và đưa cây ra nơi có ánh sáng mặt trời, thông khí tốt.
Các câu hỏi thường gặp
Tại sao lá chuối cảnh lại bị tưa ra (rách)?
Việc tách lá ở chuối cảnh là hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Các phần lá tách là một sự thích nghi của thực vật cho phép gió đi qua lá. Theo thời gian, những chiếc lá già sẽ tách ra nhiều hơn và có thể cắt tỉa bỏ những chiếc lá mới xuất hiện và nhanh chóng thế chỗ.
Nếu thấy cây bị rách lá nhiều, đảm bảo cây không đặt ở những chỗ gió lùa mạnh. Hay hành lang nơi đông người qua lại va quệt lá. Đồng thời chắc chắn cây đang nhận đủ ánh sáng và nước.
Cây chuối cảnh có ra hoa không?
Thường chuối cảnh sẽ không có hoa nếu ở phòng. Trong tự nhiên và ánh sáng mới là thích hợp để chúng có hoa.
Giống chuối cảnh hay trồng trong nhà có hoa màu trắng. Chúng có những lá lớn hơn và ấn tượng hơn nhiều so với lá của thiên điểu cam cùng chi – loài ra hoa phổ biến hơn.
Ngọn mọc ra từ giữa cây là gì?
Đó là một chiếc lá mới! Những chiếc lá mới luôn xuất phát từ trung tâm của cây và chồi ra giống như một mũi giáo được quấn chặt. Trong một vài tuần, chiếc lá sẽ từ từ bung ra và để lộ ra một chiếc lá mới màu xanh non, sáng bóng và rực rỡ.
Mặc dù có vẻ thú vị, nhưng không nên giúp lá mở ra vì điều này có thể làm hỏng lá.
Nên bón phân bao lâu một lần?
Nói chung, cây trồng trong nhà sẽ lớn mạnh khi chúng được bón phân từ mùa xuân đến mùa thu. Bón phân mỗi tháng một lần bằng phân bón hữu cơ cho cây trồng theo hướng dẫn trên bao bì để pha loãng và sử dụng.
Xem thêm Cách ghép lan rừng vào thân cây & Mẹo giúp lan "nở rộ" hiệu quảHoặc đơn giản hơn là bổ sung phân trùn quế. Khi trồng có hỗn hợp phân ủ hữu cơ với phân bón tan chậm trong đất, vì vậy cây của bạn sẽ không cần phân bón trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi trồng. Nên nhớ quan trọng nhất là độ xốp của đất.
Làm cách nào để biết cây chuối cảnh có đủ ánh sáng hay chưa?
Chuối cảnh thích nhiều ánh sáng gián tiếp và một số ánh sáng trực tiếp. Một số đặc điểm của cây thiếu ánh sáng là lá bị chẻ ngọn, lá rũ xuống, lá mới không mở ra và lá có màu nâu.
Bạn cũng có thể thấy cây gặp khó khăn trong việc hấp thụ nước qua rễ và do đó sẽ dễ bị ngập úng hơn nếu không nhận đủ ánh sáng.
Làm cách nào để biết cây chuối cảnh đang bị tưới thừa nước?
Với ánh sáng thích hợp, chuối cần nhiều nước. Mặc dù nó cần một thời gian khô và dễ bị thối rễ nếu đất vẫn quá ẩm. Nếu không nhận đủ ánh sáng, nó sẽ dễ bị tưới quá mức.
Một số dấu hiệu cho thấy cây của bạn có thể bị úng là lá rũ xuống, ngả màu nâu và tách ra. Lá cũng có thể bị chẻ ngọn quá nhiều, viền chuyển sang màu nâu và vàng lá.
Lá con cũng chuyển sang màu nâu và vàng khi nó vẫn còn cuộn tròn, và khi bung ra có thể bị biến màu và hư hại.
Nếu rễ bị tổn thương do đất quá ướt, các mép lá cũng có thể quăn lại, màu nâu ở mép ngoài cùng. Sau đó đến một đường vàng mỏng ở mặt trong của lá.
Làm cách nào để cây chuối cảnh không được cung cấp đủ nước?
Các biểu hiện thường gặp nhất là các đầu hoặc mép lá khô giòn, lá bị tách hoặc gãy với các cạnh giòn và các lá ở gốc nhăn nheo màu nâu. Hãy xác định xem nên tăng số lượng hoặc tần suất tướ để giúp cây của bạn khỏe mạnh trở lại.
Nên thay chậu bao lâu một lần?
Đối với cây chuối lớn nhanh, bạn nên thay chậu hoặc thay đất sau mỗi 18 – 24 tháng. Không cần thay chậu trong 28 tháng nếu cây ở tình trạng khỏe mạnh.
Thông thường, nên chọn một bình bầu có đường kính to hơn chậu cũ để cho phép phát triển. Không chọn chậu bé hơn vì có thể làm gãy rễ cây. Nếu bạn muốn duy trì kích thước hiện tại của cây, giữ nguyên chậu, thay đất mới đồng thời cắt bớt rễ và tán lá.
Mùa xuân hoặc mùa hè là thời điểm lý tưởng để thay chậu khi cây đang ở thời kỳ sung sức nhất.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn có thêm sự lựa chọn về cây cảnh trồng trong nhà. Với cách trồng và chăm sóc trên đây, các bạn chắc chắn có thể gây được một chậu chuối cảnh ưng ý. Tạo ra không gian sống xanh cho gia đình mình. Chúc các bạn thành công.
Theo: Thủy Tiên
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Cây Chuối Nước Cảnh
-
Có Nên Trồng Cây Chuối Cảnh Trong Nhà? Cách Trồng Và Chăm Sóc để ...
-
Cây Chuối Cảnh: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Chuối Cảnh - Ý Nghĩa & Cách Trồng "hiệu Quả Nhất" - .vn
-
Đặc điểm, Cách Trồng Và ý Nghĩa Cây Chuối Rẻ Quạt - Chơi Cây Cảnh
-
Các Loại Cây Chuối Cảnh - Cây Cảnh Việt
-
Đặc điểm Cây Chuối Cảnh Trồng Trong Nhà Và Cách Chăm Sóc
-
Cây Chuối Cảnh: Đặc điểm, Phân Loại, ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách ...
-
Cây Chuối Cảnh: đặc điểm, ý Nghĩa Khi Trồng Trong Nhà
-
Top 6+ Các Loại Cây Chuối Cảnh Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay ...
-
Các Loại Cây Chuối Cảnh - Chợ Hoa Online
-
Có Nên Trồng Cây Chuối Cảnh Trong Nhà Không?
-
Bán Cây Chuối Cảnh Trồng Trong Nhà - Mang Tài Lộc Cho Gia đình Bạn !
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Chuối Cảnh: Cây Mang Tài Lộc Cho Gia Chủ