Cây Chuỗi Ngọc - Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây - Eva

Mục Lục Cây chuỗi ngọc là cây gì? Đặc điểm và sinh trưởng Tác dụng của cây chuỗi ngọc trong đời sống hiện nay Ý nghĩa cây chuỗi ngọc Các loại cây chuỗi ngọc hiện nay Cách trồng cây chuỗi ngọc và biện pháp chăm sóc giúp cây xanh tốt 1. Phương pháp trồng 2. Thời vụ trồng 3. Đất trồng 4. Nước tưới 5. Nhiệt độ và ánh sáng 6. Cắt tỉa 7. Bón phân

Cây chuỗi ngọc là cây gì? Đặc điểm và sinh trưởng

Cây chuỗi ngọc có tên khoa học là Duranta repens, là loài cây thuộc vào họ Cỏ roi ngựa, dân gian ta hay gọi chúng là cây thanh quan, cây rìa xanh hoặc là cây chim chích. Đây là loài cây xanh rất hay được trồng trong những công viên để tô điểm cảnh quan hoặc trồng để trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian xung quanh.

Cây chuỗi ngọc là loài cây thân gỗ, có rất nhiều tán lá và cành, lá có hình bầu dục dài 3-5cm, mọc um tùm và xum xuê quanh năm. Lá cây có dạng răng cưa hoặc dạng thông thường, khi cây chuỗi ngọc vào độ phát triển nhất thì lá sẽ có màu vàng tươi cực kỳ rực rỡ và bắt mắt. Cây có thể ra lá quanh năm, cho nên rất phù hợp để trồng làm cây trang trí.

Hình ảnh cây chuỗi ngọc

Hình ảnh cây chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc có bộ rễ chùm lan rộng, nhờ vậy mà cây rất dễ sống và sinh trưởng tốt với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Hoa của cây có màu tím và mọc thành chùm ở đầu cành, mỗi bông có 5 cánh hoa. Ngoài ra loài cây này cũng có khả năng cho ra quả, quả của cây chuỗi ngọc có màu vàng khi chín và mọc thành chùm rủ xuống trông giống như với quả nho. Chính vì hình dáng và màu sắc của loại quả này mà cái tên “chuỗi ngọc” được ra đời.

Cây chuỗi ngọc nếu như không được cắt tỉa cẩn thận thì chúng có thể cao đến 5 mét. Do vậy mà người ta phải cắt tỉa loại cây này khá thường xuyên nếu như muốn trồng chúng để trang trí ở trong vườn nhà hoặc trong công viên, những công trình kiến trúc xung quanh,...

Tác dụng của cây chuỗi ngọc trong đời sống hiện nay

Cây chuỗi ngọc là loài cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, có thể mọc và phát triển quanh năm. Do vậy mà chúng rất được ưa chuộng để trồng làm hàng rào, làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, trồng tạo hình trong công viên, khu đô thị, hoặc đơn giản là làm hàng rào tự nhiên cho ngôi nhà của bạn.

Tuy là cây có khả năng chịu hạn tốt, lại ưa ánh sáng mặt trời, thế nhưng cây chuỗi ngọc cần được cắt tỉa thường xuyên để tránh chúng mọc quá nhanh có thể gây ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh. Bạn cũng có thể kết hợp trồng cây chuỗi ngọc đan xen với các loài cây hoa khác để tăng tính thẩm mỹ và làm phong phú thêm màu sắc cho cảnh quan nơi mà bạn sinh sống.

Cây chuỗi ngọc cũng thường được người dân tại một số địa phương nuôi trồng để đem bán cho những gia đình có nhu cầu mua cây để trồng trong vườn nhà. Với mức giá dao động từ 150.000 đến 300.000 đồng/cây, cây chuỗi ngọc góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân làm nông nghiệp.

Ý nghĩa cây chuỗi ngọc

Sự um tùm, phát triển dồi dào của cây chuỗi ngọc mang lại ý nghĩa trường tồn với thời gian, không thể bị mai một theo năm tháng. Ngoài ra, màu vàng ươm của cây còn tượng trưng cho một tình bạn đẹp đẽ, bền bỉ. Trong tình yêu lứa đôi cây chuỗi ngọc mang ý nghĩa cho sự thủy chung, son sắt, trong sáng. Do vậy đây là loài cây rất đáng để trồng phải không nào.

Các loại cây chuỗi ngọc hiện nay

Dựa vào màu sắc của hoa chuỗi ngọc mà chúng ta có cây chuỗi ngọc tím, cây chuỗi ngọc vàng và cây chuỗi ngọc trắng. Ngoài ra chúng còn có một số màu sắc khác nhưng đây là những màu nổi bật nhất thường thấy. Sau đây là một số hình ảnh về cây chuỗi ngọc để bạn có thể khám phá kỹ hơn về loài hoa này:

Cây chuỗi ngọc tím

Cây chuỗi ngọc tím

Hình ảnh cây chuỗi ngọc có hoa màu tím vô cùng đẹp mắt

Hình ảnh cây chuỗi ngọc có hoa màu tím vô cùng đẹp mắt

Hình ảnh cây chuỗi ngọc hoa trắng

Hình ảnh cây chuỗi ngọc hoa trắng

Cây chuỗi ngọc - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây - 5

Cách trồng cây chuỗi ngọc và biện pháp chăm sóc giúp cây xanh tốt

1. Phương pháp trồng

Để trồng cây chuỗi ngọc, người ta chủ yếu dựa trên hai phương pháp chính đó là gieo trồng bằng hạt giống hoặc là giâm cành.

- Đối với gieo bằng hạt: Chọn những hạt giống khỏe mạnh, không bị bệnh, sau đó đem ngâm với nước để ủ trong 12 tiếng đồng hồ. Kế đến đem hạt giống gieo vào trong chậu cây để trồng, đợi từ 1-2 tháng là hạt bắt đầu nảy mầm. Khi cây non đã đạt chiều cao từ 25cm trở lên thì có thể đem trồng trong vườn hoặc trong chậu lớn hơn.

- Đối với gieo bằng giâm cành: Lựa chọn cành giâm từ cây mẹ phát triển tốt và khỏe mạnh, cành giâm cần có chiều dài khoảng 30cm, đã được cắt bỏ bớt phần lá và đem ngâm trong dung dịch kích rễ. Sau đó, mang cành giâm vào trong bầu đất, sau khoảng 2-4 tuần thì cành sẽ bắt đầu ra rễ, sau đó khoảng 1-2 tháng thì có thể mang cành đi trồng trong vườn.

2. Thời vụ trồng

Do cây chuỗi ngọc có khả năng sinh trưởng tốt và phát triển quanh năm, cho nên bạn trồng cây vào thời điểm nào cũng đều có thể giúp cây sinh trưởng được. Tuy nhiên để thuận lợi nhất cho việc trồng cây, bạn nên trồng cây chuỗi ngọc vào thời điểm cuối mùa xuân, đầu mùa hạ để cây có thể sinh trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh.

3. Đất trồng

Bạn nên trồng cây chuỗi ngọc trong các loại đất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều mùn, có độ thông thoáng tốt để rễ cây phát triển mạnh và không lo bị ngập úng. Ngoài ra nếu như đất trồng của bạn thiếu dinh dưỡng, có thể bổ sung thông qua việc bón phân.

4. Nước tưới

Cây chuỗi ngọc là giống cây ưa nước ở mức trung bình khá, nghĩa là bạn chỉ cần tưới sao cho đất có đủ độ ẩm cần thiết là được, không nên tưới quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Nên tưới trung bình cho cây khoảng 2-3 lần/tuần, có thể gia tăng thêm lần tưới nếu như thời tiết nắng nóng kéo dài.

5. Nhiệt độ và ánh sáng

Cây chuỗi ngọc rất ưa ánh sáng và khí hậu ấm áp, do đó mà bạn nên trồng cây tại những nơi nhiều nắng gió để cây có thể sinh trưởng tốt hơn. Nhiệt độ lý tưởng để cây chuỗi ngọc có thể sinh trưởng tốt là từ 16-30 độ C, nếu như nhiệt độ ở mức thấp có thể ảnh hưởng đến sự ra lá và hoa.

Hàng rào hoa chuỗi ngọc được cắt tỉa gọn gàng

Hàng rào hoa chuỗi ngọc được cắt tỉa gọn gàng

6. Cắt tỉa

Cây chuỗi ngọc có khả năng phát triển rất nhanh và mọc vươn lên, do đó chúng cần được cắt tỉa thường xuyên để đảm bảo sự sinh trưởng được tốt nhất cũng như tạo nét đẹp cho không gian nơi bạn đang sinh sống và làm việc. Bạn có thể tỉa cành cây để tạo hình cho chúng thành hàng rào hoặc thành cụm tùy theo ý thích của mình.

7. Bón phân

Cây chuỗi ngọc khá dễ sinh trưởng và phát triển cho nên không cần bạn phải bón quá nhiều phân bón cho chúng. Chỉ cần đất có đủ lượng dinh dưỡng cần thiết là đã đủ cho sự phát triển của cây rồi. Tuy nhiên nếu như bạn muốn kích thích cây ra lá và hoa và đúng thời điểm, hãy tiến hành bón thúc các loại phân giàu dinh dưỡng, nhất là trong giai đoạn phát triển nhất của cây.

Ý nghĩa hoa Lay ơn, cách chọn và cắm hoa đẹp để vui đón Tết Ý nghĩa hoa Lay ơn, cách chọn và cắm hoa đẹp để vui đón Tết Cứ đến dịp Tết đến xuân về là mọi người lại đua nhau đi chọn và cắm hoa Lay ơn. Đây là loài hoa có dáng đẹp và có thể chơi được lâu suốt dịp Tết nên... Bấm xem >>

Từ khóa » Cây Mắt Ngọc Xanh