Cây Cỏ Bàng Và Nghề Từ Cây Cỏ Bàng - Hương Sắc Miền Tây
Có thể bạn quan tâm
Cây cỏ bàng
Bông xanh mà lá cũng xanh
Em đi cấy lúa cho anh nhổ bàng…
….
Đêm đêm trong ánh trăng mờ,
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
Nóp này em gửi tặng anh
Xuồng em bơi tận trong kinh tháp mười
Cây cỏ bàng – loài cỏ dại mọc hoang có tự bao giờ không ai biết, chỉ biết nó đã đi vào thơ ca miền Tây Nam Bộ, gắn bó trong đời sống hàng ngày, trong tình hậu phương cho tiền tuyến những năm kháng chiến gian lao:
Cảm ơn cô gái giã bàngĐêm khuya thức dậy lao xao giã bàngChiều hôm nghe tiếng giã bàngThương anh vệ quốc hàng hàng quân đi”Mời bạn cùng Hương Sắc Miền Tây khám phá những thông tin cơ bản về loài cỏ đặc biệt này và những nghề từ cây cỏ bàng.
Sơ lược thông tin về cây cỏ bàng
Cây cỏ bàng là một loại cỏ năn, người miền Tây thường gọi nó đơn giản là cây bàng. Cây cỏ bàng có tên khoa học là Lepironia articulate, có nhiều nhất ở các tỉnh như Tiền Giang (Phú Mỹ, Tân Phước), Long An (Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Thủ Thừa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng…), An Giang, Kiên Giang…
Đặc điểm nổi bật của cây cỏ bàng: là loài thuộc thân cỏ, mình tròn, rỗng ruột, có rễ chùm, mình đo gần bằng đầu đũa, cao từ 1.3-2m, trông giống y hệt cây lác (cói) hoặc cây cỏ năn, nhưng cỏ bàng mình lớn, cứng, dài hơn. Cây bàng trổ bông quanh năm.
Gắn liền với cây tràm, nó thích nghi tốt nhất ở vùng đất sình lầy, phèn chua của vùng Đồng Tháp Mười. Từ ngày xưa, không biết cỏ bàng có từ khi nào, chỉ biết nó mọc lên tự nhiên thành từng cánh đồng ở những vùng đất chưa được khai hoang ở miền Đồng Tháp Mười.
Cây bàng thuận mùa nhất vào mùa nước nổi. Cứ vào mùa khô. Cây thường khô rụi, chỉ còn lại cái gốc nằm sâu với bùn đất, chờ đến mùa mưa, nó bắt đầu chu kỳ sinh trưởng mới, đến khi mùa nước nổi dâng cao cũng là lúc cây bàng vừa đủ chiều cao cho người dân đến nhổ về sử dụng.
Nghề từ cây cỏ bàng
Cây bàng được người dân miền Tây Nam Bộ sáng tạo những sản phẩm độc đáo từ cây cỏ bàng như tấm đệm ngủ, cái nón bàng, giỏ xách bàng, cái nóp ngủ…Từ đó cây bàng hình thành nên cái nghề nhổ cỏ bàng, hay nghề đan nón đan đệm vẫn còn lưu truyền đến ngày nay.
Đến nay vẫn còn nhiều câu ca dao xưa về cây cỏ bàng vẫn còn được lưu truyền lại. Những câu ca dao gắn liền với những cái nghề từ cây cỏ bàng.
1. Nghề nhổ bàng
“Trắng da vì bởi mẹ cưng
Đen da vì bởi lội bưng nhổ bàng”
Nhờ tính tiện dụng, đa năng, giúp làm nên nhiều sản phẩm có ích trong cuộc sống hàng ngày của người dân mà nghề cỏ bàng ngày càng phát triển. Muốn có bàng để làm ra nhiều tấm đệm, cái nóp, cái giỏ, cái nón… người nông dân càng ngày càng phải đi xa hơn, đến những cánh đồng hoang vu hơn để nhổ được nhiều bàng. Khiến nhổ bàng dần dà cũng trở thành một cái nghề. Người ta bảo rằng, chỉ có người không ruộng đất, và không có việc gì để làm mới gắn mình vào cái nghề cực nhọc, không vốn liếng như nghề nhổ cỏ bàng này.
Tham khảo chi tiết: Nghề nhổ bàng theo lời kể của những lão nông xưa
2. Nghề đươn đệm – tót bàng, giã bàng…
Nghề nhổ cỏ bàng chính là nghề cung cấp nguyên liệu cho nghề đương đệm này. Mà cây bàng nhổ về, còn trải qua mấy công đoạn nhọc nhằn nữa mới đương đệm, đương nóp được… Những công đoạn ấy là tót, giã và phơi.
- Tót bàng: là công đoạn để phân loại bàng theo chiều cao, để làm ra vật phẩm có kích thước như ý tương đương chiều dài cây bàng. Tót bàng bằng cách dựng cái cọc đứng cao bằng đầu người lớn, rồi đem bàng nhổ về dựng vào cọc thành bó lớn, vòng tròn quanh cọc, dùng dây cột giữ lại. Tiếp đến dùng tay rút bàng phân loại từ cao tới thấp, cột lại thành từng bó gọi là “neo bàng” với chiều dài khác nhau đã được phân loại đồng đều nhờ công đoạn tót bàng. Công đoạn tót bàng này còn giúp người mua bàng có thể chọn được neo bàng kích thước theo đúng nhu cầu, mà cũng giúp cho người bán phân loại, định giá những neo bàng theo kích thước.
- Phơi bàng: Bàng nhổ về, tót xong phải đem phơi ngay để giữ được màu đẹp tươi, chứ để lâu là ngả màu sậm ngay, vừa xấu không dùng được, vừa không giữ được lâu. Phơi bàng có 2 cách là trải thành hình rẻ quạt xuống sân đất rộng hoặc làm giàn như sào phơi đồ, rồi mắc neo bàng trên đó phơi. Khi bàng phơi được 1 nắng (khoảng 4 5 tiếng đồng hồ), người ta cầm lấy cả neo bàng đập cái gốc vào gốc cây lớn nào đó cho mấy phao bàng dưới gốc bong ra.
- Giã bàng: Sau tót, sau phơi bàng còn phải trải qua công đoạn giã. Ngày xưa người ta giã bàng bằng: mục bàng và chày. Mục bàng là tấm gỗ dày khoảng trên 10cm, rộng khoảng 30-40cm, dài khoảng 2m, nặng 5-7kg. Chày thì có hình dáng như chiếc chày đâm tiêu nhưng to và cao ngang đầu người. Mục bàng lẫn chày giã bàng đều làm bằng gỗ sao. Khi giã bàng, người ta đặt neo bàng lên mục bàng, rồi đứng lên nó, hai tay nắm chặt chày nện đều xuống. Vì giã bàng là công đoạn nặng nhọc, tốn sức nhất, nên người ta thường thực hiện vào ban đêm hay giữa khuya. Tiếng giã bàng cùm cụp nhịp nhàng ấy đã vang vọng khắp xóm làng, đi vào thơ ca mamg đậm nét chân quê:
“Cảm ơn cô gái giã bàng
Đêm khuya thức dậy lao xao giã bàng
Chiều hôm nghe tiếng giã bàng
Thương anh vệ quốc hàng hàng quân đi
Gió ơi, gió thổi làm cho,
Cho ai lạnh lẽo những khi chiều tàn
Cùm cum…em gái giã bàng,
Đương nhanh chiếc nóp vội vàng gởi theo…
(Theo Trầm Hương, Đất và Người Nam Bộ)
- Đương đệm
Bàu Gõ trên cỏ, dưới bưng.
Nhổ bàng đươn đệm, em đừng đi đâu!
Giống như sự ra đời và phát triển của cây cỏ bàng, nghề đương đệm có tự bao giờ cũng chẳng ai biết. Nghề đương đệm này cũng chẳng có tổ nghề. Chỉ biết nó đã gắn liền với đời sống người dân Nam Bồ từ rất lâu rồi. Những tấm đệm, cái giỏ xách, cái nóp, cái nón bàng được làm nên như một tác phẩm nghệ thuật dân gian thông dụng trong đời sống Nam Bộ.
Ngày nay, những đồng cỏ bàng tự nhiên không còn nhiều, những vật dụng làm từ cỏ bàng được thay thế đi bằng nilong, nhựa… Đêm đêm đã không còn nghe tiếng giã bàng cùm cum…Vì nghề từ cây cỏ bàng đã không còn nhiều người làm nữa, công đoạn giã bàng đã được thay bằng máy ép. Hình ảnh người nông dân lom khom nhổ bàng đội về cũng hiếm khi nhìn thấy… Tuy nhiên ký ức về cây cỏ bàng, những đồng cỏ bàng hoang dại vẫn còn mãi trong ký ức của những thế hệ trước. Họ lúc nào cũng hào hứng, sẵn sàng chia sẻ lại cho lớp trẻ những ký ức – mà nhắc đến đâu thấy bồi hồi đến đó trong ánh mắt.
Tuy vậy, cây cỏ bàng vẫn mạnh mẽ như chính cách nó sống. Hiện nay, cây cỏ bàng và nghề cỏ bàng không mai một. Nó phát triển song song trong thời kỳ hội nhập. Nghề đương nón, đương đệm, đương giỏ xách bàng vẫn còn tồn tại ở một số vùng quê. Các sản phẩm rất tiềm năng cho thị trường xuất khẩu lẫn trong nước.
Đặc biệt, còn có sản phẩm mới nổi những năm gần đây là ống hút cỏ bàng – thu hút thị trường trong nước lẫn ngoài nước.
Những cánh đồng cỏ bàng tự nhiên không còn nhiều, thay vào đó, những người nông dân tự trồng những cánh đồng cỏ bàng, chăm bón nó như trồng lúa. Cây cỏ bàng, sản phẩm từ cỏ bàng vẫn là loại cỏ lạ – không gây hại ruộng đồng mà đem cuộc sống ấm no đến cho người dân vùng Đồng Tháp Mười.
Phan Thùy Linh (Nắng)
(Biên tập và tổng hợp từ nhiều nguồn)
Mời bạn theo dõi Fanpage: Hương Sắc Miền Tây
XEM THÊM:
- Chuyên mục: Văn hóa Miền Tây
- Chuyên mục: Ẩm thực Miền Tây
- Chuyên mục: Du lịch Miền Tây
Từ khóa » Cây Lác Dùng để Làm Gì
-
Cây Lác (cây Cói): Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Cói (cây Lác) Và 2 Bài Thuốc Chữa Thông Tiểu, Trẻ Con Gầy Yếu ...
-
Thương Về đồng Lác - Báo Bạc Liêu Online
-
Ngôi Làng Miền Tây Bỏ Lúa, Trồng Lác Thu Nhập Cao Hơn Năm Lần
-
Nóp Cỏ Bàng Và Chiếu Lác - Văn Hóa & Phát Triển
-
Không Ngờ Thứ Cỏ "ngoại Cỡ", Mọc Hoang ở đầm Lầy Này Lại Có Giá Cao
-
Cây Cói - Dieutri.Vn
-
Khám Phá Mùa Thu Hoạch Lác Hè ở Càng Long | VIETRAVEL
-
Lác U Du Có đốt Là Thảo Dược Gì? Công Dụng
-
Nghĩ Về Nguồn Tài Nguyên Cây Lác ở Vũng Liêm
-
Từ Trồng Lác đến Nghề Dệt Chiếu - Báo Đồng Khởi Online
-
Họ Cói – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mùa Thu Hoạch Lác Hè ở Càng Long - Du Lịch