Cây Cọ: Đặc điểm, Phân Loại, Công Dụng Và Cách Trồng - Elead
Có thể bạn quan tâm
Cây cọ là loại cây được trồng nhiều ở nước ta với công dụng che bóng mát, làm cây công trình và lấy gỗ. Những cây có kích thước nhỏ được sử dụng làm cây cảnh trang trí cho không gian sống. Vậy đặc điểm cây cọ cảnh ra sao, phân loại, công dụng và cách trồng như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
Đặc điểm cây cọ cảnh
Cây cọ có kích thước lớn, tán lá tỏa rộng, thuộc họ Cau, thân gỗ, được trồng nhiều trong sân vườn, công viên, dọc trên các trục đường quốc lộ để lấy bóng mát. Khác với cây cọ lấy bóng mát, cây cọ cảnh là kết quả của quá trình lai giống tự nhiên, cây có kích thước vừa phải, chỉ cao trung bình từ 0.5 – 2m. Cây sinh trưởng chậm, thân gỗ nhỏ, tán rộng, dáng cột, thân màu xám trắng, có nhiều vết sẹo do cành già rụng đi để lại. Lá cây cọ cảnh màu xanh nhạt, xòe rộng thành hình cánh quạt, cây phân nhánh ở phần ngọn, lá mọc tập trung ở trên cao.
Cây cọ cảnh có kích thước nhỏ gọn, hình dáng độc đáo đang dần trở thành loại cây cảnh trong nhà phổ biến, được yêu thích tại Việt Nam. Mép lá cọ cảnh có hình răng cưa, bề mặt xếp thành nhiều nếp gấp, cuống lá cứng, thon dài và có nhiều gai. Cọ cảnh cũng là loại cây cho hoa, hoa thường mọc ở nách lá, mọc tập trung thành chùm lớn, có hình dạng giống hoa cẩm tú cầu. Quả cọ có hình tròn, màu xanh, khi chín sẽ có màu nâu sẫm. Cây cọ có tốc độ sinh trưởng ở mức bình thường, thích hợp trồng ở nhiều môi trường sống. Cây ưa ánh sáng tự nhiên, chịu bóng được trong một thời gian ngắn, ưa ẩm nhưng lại chịu ngập úng kém.
Trong phong thủy, cây cọ tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui và sự hy vọng. Với tán lá xòe rộng như hình cánh quạt, cây có thể xua đuổi được vận xấu, mang lại nhiều điềm lành và tài lộc về cho người sở hữu. Phần lá lọ có tác dụng thanh lọc không khí, cung cấp nhiều oxy cho không khí, loại bỏ formaldehyde, giảm chất độc do hiệu ứng nhà kính mang lại. Một số người còn trồng cây cọ xung quanh nhà như một cách để xua đuổi côn trùng.
Nguồn gốc cây cọ ở đâu?
Cây cọ đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, nhưng ít ai biết về nguồn gốc, xuất xứ cây cọ ở đâu? Cay cọ có nguồn gốc từ Florida, nơi đây là cái nôi của ít nhất 13 loại cọ bản địa phổ biến nhất trên thế giới thời điểm hiện tại. Một loại cọ phổ biến ở đây đó chính là cọ bắp cải, cọ gia cao và cây dừa. Cả ba loại cọ này hiện đang có trữ lượng lớn ở nhiều nơi trên thế giới và xuất hiện ở cả Việt Nam.
Các loại cây cọ tại Việt Nam
Hiện tại trên thế giới có hơn 2500 loại cọ khác nhau, mỗi loại cọ lại mang trong mình một đặc tính sinh trưởng và hình dáng khác nhau. Các loại cây cọ hiện đang sinh sống tại Việt Nam gồm cây cọ ta, cây cọ dừa và cây cọ Nhật.
Cây cọ ta
Cây cọ ta còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây cọ lùn, cây cọ Trung Quốc,… Đây là loại cây được trồng phổ biến nhất tại nước ta, cây thích hợp phát triển ở nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, thường sống ở gần nguồn nước, nơi có nhiều độ ẩm, ánh sáng tự nhiên. Loại cây này cũng được trồng nhiều trong nhà với chức năng làm cây cảnh trang trí. Cây có thể sống trong nhiệt độ phòng một thời gian dài, có sức sống tốt, xanh tốt quanh năm. Vẻ đẹp của cây được nhiều nhà phong thủy học nhận xét là vẻ đẹp pha trộn giữa sự cổ kính và sang trọng. Cây thường xuyên được trang trí trong những ngôi nhà có thiết kế cổ kính, màu xanh bóng bẩy là điểm nhấn khiến cho không gian sống của chúng ta trở nên sang trọng và đầy tính thẩm mỹ.
Cây cọ dừa
Cây cọ dừa là loại cây có chiều cao lớn, có những cây có kích thước lên tới 30m, cây thuộc thân gỗ, có nhiều gai nhọn ở phần thân. Cây còn được biết tới với tên gọi là cây cọ Mỹ, lá cây có hình quạt, kích thước lớn, nhiều nếp lá, mép lá có nhiều răng cưa. Đây là loại cây được trồng với mục đích che bóng mát cho khuôn viên, vườn nhà, những con đường quốc lộ, ven biển, làm cây công trình. Cây chịu hạn tốt, thường ít khi phải tưới nước, thân cây có kích thước lớn, xù xì, có nhiều vết sẹo dài do lá già rụng đi để lại. Người ta quan niệm rằng, khi trồng loại cây này có thể mang lại cho người trồng được nhiều sự may mắn, tài lộc và những năng lượng tích cực, có thể xua đuổi được ma quỷ.
Cây cọ Nhật
Cây cọ Nhật có hình dáng vừa phải, chiều cao trung bình từ 1 – 1,8m, thân cây có màu xám xanh, lá xòe dạng lông chim. Mép lá có hình răng cưa, cây phân nhánh ngay từ gốc, mỗi nhánh mọc một lá cây, tán lá xòe rộng trông rất đẹp mắt. Cây cọ Nhật có nét đẹp sang trọng, cuốn hút, được dùng làm cây cảnh bonsai trang trí trong nhà.
Công dụng của quả cây cọ
Ngoài công dụng che bóng mát và trang trí cho không gian sống thì cây cọ còn được ứng dụng nhiều trong ẩm thực và y tế. Quả cây cọ có vị bùi, chát nhẹ, thường được dùng để nấu chung với cá, muối chua và ăn sống. Người ta thường thu hoạch quả cọ vào tháng 10 và tháng 11, có màu xanh đậm, hình tròn, vỏ bóng bẩy, phần thịt chứa nhiều tinh dầu được sử dụng để chiết xuất dầu cọ. Khi chín quả chuyển dần từ màu xanh sang màu nâu, khi quả cọ chuyển thành màu đen là lúc thu hoạch cho chất lượng tốt nhất.
Bên trong quả cọ có chứa nhiều hợp chất như: Vitamin E, vitamin A, este, axit lauric, capric, squalene, phenolic, axit oleic, elaeis guineensis, hydrogenated palm,… Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có tác dụng phòng ngừa oxy hóa, làm đẹp da, tiêu diệt các gốc tự do, kháng khuẩn, khử trùng. Một số công dụng của quả cây cọ đối với sức khỏe con người đó là hỗ trợ điều trị ung thư mũi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, ổn định huyết áp và duy trì sự ổn định của hệ thần kinh. Ngoài ra, hàm lượng vitamin có trong quả cọ nhiều gấp 15 lần so với cà rốt, 18 lần so với cà chua, 28 lần so với táo, giúp tăng cường sức khỏe và thị lực cho đôi mắt.
Chính bởi công dụng của quả cây cọ đối với sức khỏe là vô cùng to lớn nên quả cọ thích hợp sử dụng cho người bị ung thư, người đang điều trị các bệnh về mắt, phục hồi sau khi ốm dậy và nhiễm trùng.
Cách trồng cây cọ ta luôn xanh tốt
Cây cọ là loại cây dễ tính nên chúng ta có thể trồng loại cây này ở trong nhà và ngoài trời đều được. Cây dễ sống ở nhiều môi trường và điều kiện thời tiết khác nhau nên không cần tốn quá nhiều công chăm sóc. Cách trồng cây cọ ta cũng rất đơn giản, bạn cần thực hiện theo một số tiêu chí sau:
- Ánh sáng: Nếu trồng ngoài trời cần đặt cây ở nơi có nắng nhẹ, trồng trong nhà cần mang cây ra ngoài nắng định kì 4 tháng/1 lần.
- Nhiệt độ: Cây cọ ưa thích khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong khoảng 18 – 28 độ C.
- Nơi trồng: Cần lựa chọn nơi trồng rộng rãi, thoáng mát, đất hữu cơ hoặc đất thịt màu mỡ. Nếu trồng trong chậu cần lựa chọn loại chậu có kích thước phù hợp, dễ thoát nước, khi trồng trong chậu cần thay đất 3 năm/1 lần.
- Nước: Cây có kích thước lá lớn nên cần tưới nước thường xuyên cho cây, mùa hè cần tăng cường lượng nước gấp đôi. Trên gốc cần ủ thêm rơm, rạ để tránh hiện tượng bay hơi nước.
- Chăm sóc: Bón phân chuồng định kỳ cho cây khoảng 3 lần/1 năm.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây thường gặp bệnh héo lá, vàng lá, sâu ăn lá. Cần quan sát thường xuyên, nếu cây có nhiều biểu hiện lạ cần phun thuốc phòng trừ ngay lập tức.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cọ, đặc điểm, nguồn gốc, phân loại, công dụng và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chuối: Đặc điểm, vòng đời, nguồn gốc công dụng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây chuối: Đặc điểm, nguồn gốc, công dụng và hình ảnh
Cây bồ đề: Đặc điểm, phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây xương khỉ: Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây bạc hà: Phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây tre: Nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh
Cây vạn niên thanh hợp mệnh gì? Tuổi gì? Phân loại và tác hại
Cây thông, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trang trí
Từ khóa » Cây Cảnh Họ Cọ
-
Cây Cọ Cảnh – Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Nhận Biết Và Chăm Sóc
-
Cây Họ Cọ(Palms) - Cây Xanh Đức Lộc
-
Cây Cảnh Họ Cọ Dừa, Dương Xỉ Và Họ Dứa (Phần 1
-
Cây Cọ Có Bao Nhiêu Loại? Cách Trồng Và Chăm Sóc ... - Xanh Bonsai
-
Tổng Hợp Những điều Nên Biết Về Cây Cọ Cảnh Nhật
-
Cây Cọ Cảnh: Đặc điểm, ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cho ...
-
Cây Cọ Cảnh: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Cọ Có Những Loại Nào Và Cách Trồng Ra Sao Tốt Nhất - An Phú Pet
-
Cây Cọ Cảnh Trồng Trong Nhà Có ý Nghĩa Gì? đặc điểm, Giá
-
Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Cọ
-
Tìm Hiểu Về Cây Cọ Cảnh: ý Nghĩa Phong Thủy, đặc điểm, Chăm Sóc Và ...
-
Cây Cọ Cảnh: Đặc điểm, Cách Trồng, Giá Bán Và Mệnh Hợp Phong Thủy
-
Đặc điểm Cây Cọ Cảnh Và Cách Chăm Sóc Mang Về Tài Lộc