Cây Cỏ Mực: Vị Thuốc Tự Nhiên Có Lợi Cho Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cây cỏ mực
Cây cỏ mực
Đặt lịch
Cây cỏ mực được xem là một trong những dược liệu chủ trị trong việc kích thích mọc tóc và ngăn ngừa tóc bạc sớm. Bên cạnh đó, loại cây cỏ hàng năm này còn được dùng như bài thuốc cầm máu, điều trị nhiều chứng bệnh liên quan như rong kinh, xuất huyết dạ dày – hành tá tràng, tiểu có máu,…
Thông tin chung về cây cỏ mực
Cây cỏ mực có những thông tin cơ bản sau:
1. Cây cỏ mực là cây gì?
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo, mặc liên thảo,… Đây là một loại cây thuộc họ nhà cúc Asteraceae, có tên khoa học là Eclipta alba Hassk. Sở dĩ cỏ mực được gọi bằng cái tên như vậy là vì khi vò nát, nước cây có màu đen như mực.
Ở Ấn Độ và Java, dược liệu này thường được người dân dùng làm nguyên liệu trong chế tạo chất nhuộm đen tóc hoặc làm mỹ phẩm bôi da.
2. Mô tả đặc điểm
Cỏ mực là loại cây cỏ sống một năm hoặc nhiều năm. Cây thường mọc thẳng đứng hoặc mọc bò với chiều cao trung bình từ 0.2 – 0.4m, thậm chí có cây cao đến 0.8m. Có thể nhận biết cây cỏ mực thông qua những đặc điểm nhận dạng sau:
- Thân cây có màu lục nhạt hoặc nâu, hơi đỏ tía và có lông thưa
- Lá mọc đối, gần như không có cuống. Hai mặt lá có lông và các phiến lá hẹp và dài khoảng 2.5cm x 1.2cm
- Hoa có màu trắng, hình đầu và mọc ở ngọn thân hoặc kẽ hở lá. Thông thường, hoa gồm hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái nằm ở ngoài
- Quả bế có hình dẹt hoặc cụt đầu, thường có 3 cạnh màu đen dài khoảng 3mm x 1.5cm (rộng)
3. Cây cỏ mực phân bố chủ yếu ở đâu?
Cây cỏ mực được tìm thấy nhiều ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Pakistan và một số nước khác thuộc vùng Nam Á. Ở mỗi nước, loại cây cỏ hàng năm này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể:
- Ấn độ: Cây thường được sử dụng như vị thuốc quý giúp trị gan, vàng da, chảy máu miệng, ăn khó tiêu. Bên cạnh đó, chúng còn dùng để làm thuốc nhuộm tóc, làm thuốc bổ tổng quát, trị nấm lác đồng tiền hoặc chữa bị bọ cạp cắn,…
- Trung Quốc: Dùng cây cỏ mực để kích thích mọc tóc và điều trị chứng tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da,… Ngoài ra, lá cây cỏ mực tươi có thể dùng để bảo vệ tay, giúp phòng nhiễm độc, sưng mỗi khi làm đồng áng.
- Pakistan: Thường được sử dụng như vị thuốc bổ tổng quát, trị nhức đầu, hói tóc, các bệnh lý ngoài da, hen suyễn,..
- Việt Nam: Cây cỏ mực dùng chữa xuất huyệt ruột, nướu răng, chảy máu, sưng bàng quang, mụn nhọt đầu đinh hoặc dùng băng bó ngoài giúp xương mau liền.
4. Tác dụng của cây cỏ mực
Theo Y học cổ truyền, cây cỏ mực có tính mát, vị chua pha lẫn ngọt, tác dụng chính vào 2 kinh can thận, giúp thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng và các triệu chứng sưng tấy, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, trong cuốn sách Thần nông bản thảo và Điền nam bản thảo có ghi, cây cỏ mực có thể dùng để đắp và bôi lên tóc giúp làm đen và mượt.
Không chỉ riêng Đông Y, Y học hiện đại cung chỉ ra, trong cây cỏ mực chứa nhiều tinh dầu, Carotene và các Alcaloid có tác dụng tăng tốc độ đông máu, giúp cầm máu và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, một vài thí nghiệm về tính độc của cây nhọ nồi trên chuột nhắt trắng với liều lượng độc tố tăng gấp 5 – 80 lần. Và kết quả, không thấy bất kỳ tác dụng phụ hay xuất hiện độc tính nào trên cơ thể. Vì vậy, có thể sử dụng cây cỏ mực để chữa bệnh.
Một số tác dụng tuyệt vời của cây nhọ nồi đối với sức khỏe:
- Cầm máu
- Diệt khuẩn và tiêu viêm
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch, ức chế tế bào ung thư biến tính
- Dưỡng da
- Làm đen tóc
- Điều trị chảy máu cam hoặc nôn máu từ dạ dày
- Chữa tiểu hoặc tiêu ra máu
- Điều trị râu tóc bạc sớm
- Chữa chảy máu dạ dày – hành tá tràng
- Trị trĩ ra máu và vết đứt nhỏ
- Chữa rong kinh
- Điều trị chứng tưa lưỡi ở trẻ
- Trị loét ống tiêu hóa
- Suy nhược cơ thể, ăn kém ngon
- Cải thiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt do can thận âm hư tổn
- Chữa ho ra máu
- Điều trị và phòng ngừa viêm da
- Trị hảy máu tử cung
- Chữa sỏi thận
- Điều trị sốt xuất huyết
- Chữa ngứa âm đạo
Cách sử dụng cây cỏ mực làm bài thuốc chữa bệnh
Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời nêu trên, dược liệu này thường được người dân sử dụng để điều trị các bệnh lý dưới đây. Tùy thuộc vào bệnh tình mà liều lượng cỏ mực dùng ở mỗi bài thuốc không giống nhau.
1. Chữa chảy máu cam và thổ huyết, di mộng tinh
Đối với trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một cành cỏ mực bao gồm cành và lá tươi đem đi rửa sạch và giã lấy nước uống.
2. Tiểu ra máu
Người bệnh đem cây cỏ mực rửa sạch để ráo nước và nướng trên miếng ngói sạch cho đến khi khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 8g bột cỏ mực hòa tan với nước cơm và uống. Thực hiện bài thuốc này vài lần, triệu chứng tiêu ra máu sẽ thuyên giảm.
3. Tiểu ra máu
Dùng mã đề và cây cỏ mực với trọng lượng bằng nhau, rửa sạch. Sau đó, người bệnh giã nát và vắt lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 3 chén hỗn hợp thuốc vào lúc đói, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu ra máu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng 100g cây nhọ nồi nấu cháo với 3 lát gừng và ăn mỗi ngày, bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm sau đó.
4. Chảy máu dạ dày – hành tá tràng
+ Nguyên liệu cần có
- Cây cỏ mực: 50 gram
- Đại táo: 4 quả
- Bạch cập: 25 gram
- Cam thảo: 15 gram
+ Cách làm như sau
Mỗi ngày sắc một thang thuốc với 4 bát nước cho đến khi cạn còn 2. Chia đều ra uống 2 lần trong ngày.
5. Trĩ ra máu
Người bệnh sử dụng một nắm cây cỏ mực còn nguyên rễ đem rửa sạch, giã nát và cho vào chén rượu trắng nóng. Sau khi thuốc thành hỗn hợp dịch đặc, bệnh nhân sử dụng phần nước uống và phần bã đắp ngoài.
6. Chữa tưa lưỡi ở trẻ
Sử dụng 4 gram lá mực tươi với 2 gram hẹ tươi đã được rửa sạch, để ráo và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt và hòa chung với một ít mật ong. Sử dụng dung dịch thuốc này thoa lên lưỡi trẻ. Cứ cách 2 giờ bôi một lần. Thực hiện thường xuyên cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
7. Rong kinh
Bệnh nhân có thể sử dụng cỏ mực tươi, giã nát và vắt lấy nước uống để điều trị chứng rong kinh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách sắc nước cỏ mực khô. Trong trường hợp, máu ra nhiều, ngoài cỏ mực, bệnh nhân nên thêm vào một vài vị thuốc tự nhiên khác như cây huyết dụ hoặc cây trắc bá diệp để làm tăng công dụng đông máu.
8. Chữa râu tóc bạc sớm
Hái một lượng cỏ mực vừa đủ, rửa sạch rồi tiến hành nấu cô đặc thành cao. Tiếp đó, cho thêm mật ong và nước gừng vào rồi cô lại. Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh dùng dần.
+ Cách dùng
Mỗi lần dùng, bệnh nhân nên lấy 1 – 2 thìa canh cao cây cỏ mực rồi hòa tan với nước đun sôi và ít rượu gạo rồi uống. Để bài thuốc phát huy tác dụng cao, người bệnh nên dùng 2 lần mỗi ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng
Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu cho biết, cây cỏ mực có tác dụng cầm máu, trị hói, làm chắc răng và tóc. Bên cạnh đó, cây cỏ mực cũng không gây hạ huyết áp hoặc giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có thai, đặc biệt những chị em mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng vì hoạt chất trong loại cây này có thể gây sảy thai.
Dược liệu nên kết hợp
- Cây huyết dụ: công dụng, cách dùng, bài thuốc & những lưu ý
- Cây phèn đen: Tác dụng dược lý, Cách dùng và Bài thuốc
Từ khóa » Cay Co Muc Phoi Kho Co Tac Dung Gi
-
Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Cỏ Mực - Sở Y Tế Nam Định
-
12 Tác Dụng Của Cây Cỏ Mực (nhọ Nồi) - Hello Bacsi
-
Cỏ Mực: Tác Dụng Chữa Bệnh "diệu Kỳ" Từ Loài Cỏ Mọc Hoang
-
Cỏ Mực: Vị Thuốc Tuyệt Vời - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tác Dụng Của Cây Cỏ Mực Trị Bệnh Gì? Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cỏ Mực.
-
Cách Sử Dụng Cây Cỏ Mực Trị Bệnh Và địa Chỉ Mua Uy Tín
-
Tác Dụng Và Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Cỏ Mực.
-
Top 7 Cách Dùng Cây Cỏ Mực Chữa Suy Thận Hiệu Quả Nhất 2022
-
Cỏ Mực (Nhọ Nồi): Vị Thuốc ở Nông Thôn Có Tác Dụng Chữa Bệnh ...
-
Cỏ Mực - Vị Thuốc Hữu Hiệu Và Những Công Dụng ít Ai Biết Tới
-
Cây Cỏ Mực Có Tác Dụng Trị Bệnh Gì? Mua ở đâu Tại TP HCM Uy Tín?
-
CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CÂY CỎ MỰC
-
Tác Dụng Của Cây Cỏ Mực Chữa Suy Thận Rẻ Tiền Mà Hiệu Quả
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Cỏ Mực... CỎ MỰC (nhọ Nồi) GIÃ NÁT ...