Cây Cỏ Trường Sinh Thảo - Cây Cảnh Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
- Cây trường sinh thảo là gì?
- Tổng quan về cây cỏ trường sinh thảo
- Cây trường sinh thảo mọc ở đâu tại Việt Nam?
- Đặc điểm của cây cỏ trường sinh thảo
- Một số hình ảnh cây trường sinh thảo
- Ý nghĩa cây trường sinh thảo
- Cây trường sinh thảo hợp mệnh gì?
- Công dụng cây trường sinh thảo
- Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh thảo
- Cách trồng cây trường sinh thảo
- Cách chăm sóc cây trường sinh thảo
- Mua cây trường sinh thảo ở đâu tại Hà Nội?
Cây trường sinh thảo là gì?
Cây trường sinh thảo wiki tổng hợp là loài cây mọc hoang dại ngoài tự nhiên, tuy nhiên lại có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh, là một loại thuốc quý trong trông y. Cây còn được biết đến với tên gọi quyển bá, chúng được dùng làm cây cảnh trang trí còn được dùng phổ biến trong chữa các chứng chảy máu hay các bệnh viêm gan cấp tính, vàng mắt, vàng da…
Tổng quan về cây cỏ trường sinh thảo
Tên thường gọi: cây cỏ trường sinh thảo ; cây cỏ trường sinh ; cây trường sinh thảo ; cây cảnh trường sinh thảo ; …
Tên gọi khác: Quyển bá , Hồi sinh thảo , Hoàn dương thảo, Móng lưng rồng , Vạn niên tùng, Cây chân vịt…
Tên khoa học: Elaginella Tamariscina
Họ thực vật: Quyển bá (Selaginellaceae)
Nguồn gốc cây trường sinh thảo: Cây trường sinh thảo là loại ưa sáng và chịu hạn rất tốt, thường mọc bám trên đá hay ở những vùng thổ nhưỡng khô cằn lẫn nhiều sỏi đá.
Cây trường sinh thảo mọc ở đâu tại Việt Nam?
Cây cỏ trường sinh thảo thường mọc bám trên đá hay ở những vùng thổ nhưỡng khô cằn, nhiều sỏi đá. Ở nước ta, trường sinh thảo mọc hoang ở nhiều vùng đồi hay núi thấp ở các tỉnh ven biển như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,…
Đặc điểm của cây cỏ trường sinh thảo
Cây cỏ trường sinh thảo là một loại cây thân thảo có rất nhiều rễ, và phần rễ này sẽ bện lại với thân thành 1 búi có hình trụ, cao khoảng 10cm. Cành cây thường dài khoảng 5 – 12cm, mang khá nhiều lá xếp lớp.
Trường Sinh Thảo rất đa dạng, các lá ở bên ngoài có hình giáo và có lông, các lá ở kẽ có hình tam giác thuôn và có mép rộng, lá ở trong cùng thì có mép không đều. Khi trời nắng nóng, cành và lá sẽ cuộn tròn vào trong như một túm cây khô và mọc vươn ra ngoài khi trời mưa hay thời tiết ẩm ướt.
Hoa cây trường sinh thảo là đơn sinh bào tử, mọc ở đầu cành, có hình bốn cạnh. Đối với lá bào tử nhỏ thì có màu vàng nhạt, còn bào tử lớn lại có màu trắng, tất cả đều có hình tam giác và phần mép rộng.
Một số hình ảnh cây trường sinh thảo
Ý nghĩa cây trường sinh thảo
Cây trường sinh thảo trong phong thủy tượng trưng cho những điều tươi đẹp, mới mẽ, thể hiện sức sống mãnh liệt và phát triển. Bên cạnh đó loại cây này còn đại diện cho sự sum vầy, ấm no và hạnh phúc, giá đình sum vầy hòa thuận.
Cây trường sinh thảo hợp mệnh gì?
Cây trường sinh thảo toàn thân có màu xanh lá nên theo phong thủy ngũ hành loài cây này thuộc hành mộc. Vì vậy loại cây này rất phù hợp với người mệnh mộc và người mệnh hỏa, vì mộc sinh hỏa. Loài cây này sẽ giúp cho người mệnh mộc và mệnh hỏa có công việc, làm ăn thuận lợi, ít gặp trắc trở, con đường công danh, kinh doanh, buôn bán thuận lợi; luôn có sự trợ giúp để hoàn thành công việc dễ dàng.
Công dụng cây trường sinh thảo
Cây trường sinh thảo có hình dạng rất đẹp mắt, thường được nhiều người yêu nghệ thuật trồng thành các cây bon sai, đặt ở bàn làm việc, nội thất sang trọng… Bên cạnh đó, cỏ trường sinh còn có công dung trong y học điều trị và chữa trị một số bệnh…
Vậy, Cây trường sinh thảo chữa bệnh gì? Cây trường sinh thảo trị bệnh gì?
Cây cỏ trường sinh có vị cay, hơi đắng, có tác dụng tan huyết, cầm máu. Do đó, quyển bá (trường sinh thảo) thường được dùng để điều trị ho ra máu, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, trĩ ngoại, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều. Ngoài ra, còn được dùng để chữa bỏng…
Bên cạnh đó, cây quyển bá còn có thể chữa trị tốt bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt, tắc mật, hủy hoại tế bào gan. Ngoài ra cây cũng có tác dụng bổ máu…
Cụ thể tác dụng của cây trường sinh thảo trong ý học
*** Theo y học cổ truyền:
Trường sinh thảo tươi có tác dụng hoạt huyết nhưng khi sao lên thì có tác dụng chỉ huyết. Chuyên trị các triệu chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu hay kinh nguyệt quá nhiều cùng một số chứng chảy máu khác. Ngoài ra, dược liệu còn dùng để chữa bỏng, viêm gan cấp tính, viêm tụy cấp, vàng mắt, vàng da…
*** Theo y học hiện đại:
Trong cây trường sinh thảo có chữa các chất có tiềm năng cho 1 số bệnh liên quan đến phản ứng dị ứng, đồng thời cây có biflavonoid, amentoflavone trong cây trường sinh thảo có thể giúp thư giản những cơ trơn qua lớp nội mạc nhiều nghiên cứu đã cho thấy điều này.
Hơn nữa, trích xuất từ dược liệu này còn có vai trò quan trọng với quá trình viêm cũng như quá trình tự hủy tế bào và hoại tử. Tuy không thể ngăn chặn sự hình thành khối u ác tính, nhưng lại cung cấp sức mạnh ức chế sự tăng trưởng ung bướu của khối u.
Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh thảo
Cách trồng cây trường sinh thảo
Cây trường sinh thảo được trồng bằng cây con, cách trồng khá đơn giản, bạn có thể tự trồng cỏ trường sinh. Cây trường sinh thảo trồng trong nhà và ngoài trời nơi râm mát đều được. Tuy nhiên, đất trồng cây trường sinh thảo cần phải tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng cần cân đối, phân giải từ từ và cung cấp liên tục cho cây, đặc biệt đất phải sạch mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật có lợi.
Nếu muốn đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng thì chỉ cần sử dụng các loại đất sạch hữu cơ đã trộn sẵn. Vì loại đất này đã được phối trộn đầy đủ nên bạn không cần phải trộn thêm bất cứ phân bón, giá thể tơi xốp nào cả.
Cây trường sinh thảo trồng trong nhà thường bằng phương pháp tách gốc khi thay chậu. Ban đầu, lấy bớt phần đất trong chậu ra, cầm sát gốc cây rồi nhẹ nhàng nhấc cây khỏi chậu. Tách bỏ hết phần đất dính ở gốc và rễ cây, tách bỏ phần gốc đã hỏng thối, bị nấm sâu bệnh, các lá úa, lá già cắt bỏ hết. Cách trồng cây trường sinh thảo trong chậu thực hiện dưới đây.
Chọn cây có 1 chút bầu đất, cây sẽ nhanh hồi phục hơn. Sau đó phủ 1 lớp sơ dừa khoảng 3cm dưới đấy chậu. Có thể thêm 1 lớp đất phía trên cho cây hoặc không cần cũng được. Lưu ý, lớp đất này phải thoát nước tốt, sau đó đặt cây vào trồng.
Cách chăm sóc cây trường sinh thảo
Cách chăm cây trường sinh thảo sinh trưởng và phát triển tốt cần cũng rất đơn giản chỉ cần chú ý đến một số yếu tố sau:
Cây trường sinh thảo khi mới trồng nên để trong mát 5 – 7 ngày sau đó đem ra ngoài. Sau khi cây phục hồi thì có thể mang cây đến nơi trang trí theo ý muốn ( phòng khách, vườn, sân…)
Trong khoảng 1 tháng đầu tiên có thể tưới thêm thuốc kích rễ, trường sinh thảo sẽ nhanh đâm rễ và hồi phục hơn. Đồng thời cũng không nên tưới nước cây nhiều, nên tưới đủ ẩm cho cây là được, tốt nhất là dùng bình phun sương chỉ cần tưới ướt cho lá. Mỗi ngày nên tưới tối đa 1 – 2 lần.
Lưu ý, cây đủ nước lá sẽ căng và xanh không nên tưới nước nữa. Khi cây bắt đầu héo hoặc chuyển sang màu vàng mới tưới nước. Cây trường sinh thảo thường bị chết do tưới quá nhiều nước.
Mua cây trường sinh thảo ở đâu tại Hà Nội?
Bạn đang muốn tìm nơi bán cây trường sinh thảo, bạn không biết mua cỏ trường sinh ở đâu tại Hà Nội… thì hãy ghé ngay các cửa hàng của Cây Cảnh Hà Nội nhé, bạn sẽ tìm thấy cây có trường sinh thảo đấy và bạn hoàn toàn có thể yên tâm về giá cây trường sinh thảo tại đây, Cây Cảnh Hà Nội đảm bảo giá chúng tôi bán ra các loại cây hoa cảnh nói chung và cây có trường sinh thảo nói riêng luôn cạnh tranh so với thị trường.
Còn chần chờ gì nữa mà không ghé ngay các của hàng của chúng tôi để lựa chọn những loại cây mà bạn yêu thích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm thông qua website: caycanhhanoi.vn hoặc hotline: 088.66.22.088
Cây Cảnh Hà Nội – caycanhhanoi.vn
5/5(1 Review)Từ khóa » Cây Cỏ Sính
-
Uống Cây Cỏ Máu Có Tác Dụng Gì? Có Tăng Cân Thật Không?
-
Cây ích Mẫu - Vị Thuốc Của Quý Bà
-
Tác Dụng Cây Cỏ Máu Với Phụ Nữ Sau Sinh - Dược Liệu Hòa Bình
-
Tác Dụng Của Cây Cỏ Máu Tốt Bất Ngờ Cho Làn Da Của Mẹ Sau Sinh
-
Mẹ Sau Sinh Uống Nước Cây Cỏ Máu Và Những Tác Dụng Bất Ngờ
-
Cây Cỏ Máu - Kê Huyết đằng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Cỏ Sữa Lá Nhỏ Có Công Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Cỏ Máu: Hỗ Trợ Tăng Cân, Phụ Nữ Sau Sinh Và Bao Nhiêu Tiền 1kg
-
Cây Cỏ Sữa: Những Tác Dụng Quý Của Loài Cỏ Dại Và Cách Dùng
-
Cây Cỏ Sữa Lá Nhỏ: Thảo Dược Dân Gian Cho Phụ Nữ Mới Sinh
-
Cỏ Hôi - Kháng Sinh Thảo Dược Trị Bách Bệnh
-
Tìm Hiểu Về Cây Cỏ Xước- Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cỏ Xước
-
Tác Dụng Của Cây Cỏ Máu đến Phụ Nữ Sau Khi Sinh Là Như Thế Nào