Cây Cỏ Xước Là Gì? Các Bài Thuốc điều Trị Xương Khớp Mới Nhất 2021
Có thể bạn quan tâm
Cây cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, hoài ngưu tất, là một trong những vị thuốc có công dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt bệnh khớp. Vậy loài cây dân dã này phân bố ở đâu, tác dụng và cách dùng ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
4.9/5 - (264 bình chọn)- 1. Cây cỏ xước là cây gì?
- 2. Phân loại cây cỏ xước
- 3. Thành phần
- 4. Thu hái và chế biến
- 5. Cây cỏ xước có tác dụng gì?
- 6. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước
- 6.1. Cây cỏ xước chữa sỏi thận, mật
- 6.2. Cây cỏ xước chữa tiết niệu
- 6.3. Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp
- Cỏ xước chữa viêm khớp dạng thấp
- Chữa đau nhức xương khi thời tiết thay đổi
- Cỏ xước chữa đau thần kinh tọa
- Cây cỏ xước trị bệnh gout
- 6.4. Cây cỏ xước chữa tai mũi họng
- 6.5. Cỏ xước chữa máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch
- 6.6. Một số bài thuốc khác từ cây cỏ xước
- 8. Mua cây cỏ xước ở đâu? Giá bao nhiêu?
- 9. Lưu ý khi sử dụng
- 9.1. Chống chỉ định
- 9.2. Thận trọng khi sử dụng
1. Cây cỏ xước là cây gì?
Cỏ xước là một trong những loại thực vật thường thấy ở đồng ruộng, bờ bụi, thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao khoảng 1m, có khi cao tới 2m. Lá mọc đối có cuống, dài từ 5-12cm, rộng 2-4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá.
Quả nang có lá bắc còn lại tạo thành hình gai nhọn, dễ mắc vào sớ vải khi chạm phải. Vỏ quả mỏng, dính vào hạt, hạt hình trứng dài, dày 1mm. Mùa hoa quả thường vào tháng 7-12.
Cỏ xước còn có tên gọi khác như hoài ngưu tất, ngưu tất nam, nhả khanh ngù (Tày), Cỏ nhả lìn ngu (Thái), Hà ngù.
Tên khoa học: Achyranthes aspera L., Họ Rau dền – Amaranthaceae
2. Phân loại cây cỏ xước
Theo cuốn “từ điển thảo mộc dược học”, cỏ xước thường chia làm 4 loại
- Cỏ xước lông trắng – tên khoa học là achyranthes aspera var. argentea.
- Cỏ xước Ấn Độ – tên khoa học là achyranthes aspera var. indica.
- Cây cỏ xước xám đỏ – tên khoa học là achyranthes aspera var. rubrofusca.
- Cỏ xước nguyên chủng – tên khoa học là achyranthes aspera var. aspera.
Ở các vùng trồng hiện trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc, có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang hay còn gọi là ngưu tất Việt Nam.
3. Thành phần
Trong thân cỏ xước có chứa:
- 81,9% nước
- 3,7% protid
- 9,2% glucid
- 2,9% xơ
- 2,3% tro
- 2,6% carotene
- 2,0% vitamin C
Trong rễ cỏ xước chứa:
- Acid oleanolic (sapogenin)
Trong hạt cỏ xước có:
- Hentriacontane và saponin 2%
- Acid oleanolic
- Saponin oligosaccharide
- Acid oleanolic 1,1%.
Cây cỏ xước có vị đắng, hơi chua, tính mát, không độc, quy vào 2 kinh can và thận
4. Thu hái và chế biến
Cỏ xước thường phân bố ở phía đông và nam châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam. Cũng có một số loài mọc ở châu Phi, châu Âu và Tây Nam Á. Thông thường, cây cỏ xước (ngưu tất Việt Nam) thường mọc ở độ cao 2.300m so với mực nước biển.
Ở Việt Nam, cỏ xước dễ dàng tìm thấy ở những nơi bỏ hoang, có ánh sáng đầy đủ và giàu chất dinh dưỡng trong đất.
Thu hái và chế biến cỏ xước bằng cách nhổ cả rễ cây sau đó rửa sạch, thái khúc cả thân, rễ, lá rồi phơi khô, buộc kín tránh mối mọt.
5. Cây cỏ xước có tác dụng gì?
Trong Đông y, cỏ xước dùng để hoạt huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt, tiêu ứ, điều kinh, thông tiểu, giải nhiệt. Cụ thể trong những bệnh lý như:
- Bầm máu
- Viêm gan
- Nhiễm trùng thận
- Tăng cholesterol trong máu
- Bệnh gout, đau nhức xương khớp
- Kinh nguyệt không đều
Trong y học hiện đại:
- Thúc đẩy khả năng tổng hợp protein trong cơ thể
- Hạ áp, làm hưng phấn cơ ở tử cung (thử nghiệm với ếch)
- Kích thích tiểu tiện, giảm đường và cholesterol
- Chống viêm, giảm đau, tăng cường sức đề kháng
- Hoạt động dược lý ở động vật cho thấy chống oxy hóa, hạ đường huyết, giảm lo âu, chống động kinh
6. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước
6.1. Cây cỏ xước chữa sỏi thận, mật
Cỏ xước giúp thúc đẩy quá trình bài tiết dịch mật, giảm đau cho đường mật đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do sỏi thận gây nên cũng như làm giảm hiện tượng vàng da ở người bệnh. Ngoài ra, đã có nghiên cứu cho thấy trong lá cây cỏ xước có tác dụng chống tăng sinh trên các tế bào ung thư, trong đó có ung thư tuyến tụy. Một số bài thuốc chữa các vấn đề sỏi mật như:
Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da
- Dùng 30g rễ cỏ xước sao vàng, 30g mã đề cả cây, 30g cúc bách nhật cả cây, cỏ mực 30g
- Sắc tất cả nguyên liệu trên sao cho được lượng nước vừa đủ
- Ngày uống 2-3 lần, mỗi ngày 1 thang
- Duy trì uống trong 7-10 ngày
Cỏ xước chữa phù thũng, vàng da
- Dùng cỏ xước, rễ cỏ tranh, bông mã đề, dây khố rách mỗi loại 20-25g
- Rửa sạch sắc nước uống
- Ngày uống 2 lần sáng tối
Chữa vàng da do tắc mật
- Cỏ xước 100g, 1 bộ gan lợn nấu chung với nhau cho thật nhừ
- Sau khi đun xong chắt lấy nước uống trong ngày
6.2. Cây cỏ xước chữa tiết niệu
Theo nghiên cứu tại Ấn Độ, cỏ xước có tác dụng trong việc ngăn chặn và giảm sự phát triển của sỏi oxalate canxi trong mô thận đồng thời giảm các tổn thương thận, giảm ure huyết thanh và creatinine huyết thanh. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng cỏ xước còn làm giảm những thay đổi trong cấu trúc mô thận và giảm kích thước của các tinh thể. Qua đó, làm giảm các triệu chứng của tổn thương thận như tiểu tiện đau buốt, đái đục….
Cây cỏ xước chữa đái ra máu
- Dùng 20g rễ cỏ xước, 40g củ mài sao vàng, 40g hạt sen sao vàng, bông mã đề lá trắc bách diệp sao cháy, cỏ nhọ nồi sao đen
- Tất cả tán thành bột mịn
- Có thể pha nước uống, ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g
Chữa tiểu tiện đau buốt
- Dùng cỏ xước một nắm (khoảng 20g); sắc nước uống (Nam dược thần hiệu)
Chữa đái đục
- Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài 20g, ý dĩ 40g, rễ cỏ tranh 12g, rễ bấn trắng 12g, bông mã đề (sao) 12g; sắc nước uống trong ngày.Chữa sốt nóng, sổ mũi
- Dùng cỏ xước, lá diễn, đơn buốt mỗi thứ 30g sắc nước uống
6.3. Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp
Dân gian dùng cây cỏ xước để điều trị các bệnh viêm khác nhau trong đó có viêm khớp. Theo nghiên cứu, cơ chế chống viêm của cỏ xước là nhờ vào hợp chất saponin làm giảm các cơn đau sưng và giúp cải thiện mức độ vận động của người bệnh. Ngoài ra, saponin trong cỏ xước còn giảm đáng kể sự tăng sản hoạt dịch thâm nhiễm tế bào viêm và phá hủy xương khớp.
Một số bài thuốc chữa xương khớp như:
Cỏ xước chữa viêm khớp dạng thấp
- Rễ cỏ xước tẩm rượu sao vàng 20g, độc hoạt 12g, tang sinh ký 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6 g
- Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ
- Chia nước sắc được uống 3 lần/ngày, mỗi ngày một thang, dùng trong 10 ngày
Chữa đau nhức xương khi thời tiết thay đổi
- Cỏ xước 15-20g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày; uống theo từng đợt (15 ngày cho 1 liệu trình);
- Rễ cỏ xước 40g, rễ lá lốt 20g, có thể thêm thân và rễ cây ké đầu ngựa 40g; sắc nước uống
Cỏ xước chữa đau thần kinh tọa
- Dùng rễ cỏ xước 20g, lá lốt 16g, thiên niên kiện 12g, củ ráy sao 12g, tô mộc 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 16g, ngải cứu 12g, ý dĩ 20g, lá thông 12g, nước 1000ml
- Sắc 1 lít nước đến khi còn 300ml; chia 2 lần uống trong ngày.
Cây cỏ xước trị bệnh gout
- Dùng cỏ xước, lá tất bát, rễ cây cẩu trùng vĩ, rễ bưởi bung mỗi vị 15g
- Thái mỏng, sao vàng các nguyên liệu trên
- Sắc 4 bát nước đến khi còn 2 bát, uống 3 lần trong ngày
- Kiên trì dùng từ 7-10 ngày
Thoái hóa xương khớp – Bệnh trẻ già đều dễ mắc
6.4. Cây cỏ xước chữa tai mũi họng
Trong cỏ xước có các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm như axit phenolic, ancaloit, tannin, tecpenoid và glycoside. Do đó, trường hợp bị viêm lở loét có thể sử dụng cỏ xước để làm giảm các tổn thương. Ngoài ra, trong cỏ xước được cho là có fructan và saponin có tác dụng điều hòa miễn dịch nhờ khả năng tăng cường các phản ứng miễn dịch có chọn lọc.
Một số bài thuốc chữa tai mũi họng bằng cỏ xước như:
Chữa miệng lưỡi lở loét
- Dùng 1 nắm cỏ xước tẩm rượu nhai nát và ngậm nuốt nước
- Có thể sắc nước hơi đặc và ngậm uống
Chữa hóc xương thông thường
- Dùng lá cỏ xước một nắm, nhai nuốt dần nước, bã đắp ở cổ.
Chữa viêm mũi dị ứng
- Rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước còn 100ml
- Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm
- Dùng trong 5 ngày
6.5. Cỏ xước chữa máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch
Đã có khảo sát trên chuột chỉ ra uống cỏ xước trong vòng 4 tuần có thể làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol và triglyceride, LDL cholesterol và tăng đáng kể HDL cholesterol ở chuột bị tăng lipid máu. Bên cạnh đó cỏ xước còn không ảnh hưởng đến chức năng gan.
Bạn có thể áp dụng một số cách chữa mỡ máu, xơ vữa bằng các cách sau:
Cách 1:
- Sao vàng 20g hạt muồng và 30g cỏ xước, sắc chung với ngưu tất
- Ngày uống 2-3 lần, mỗi ngày 1 thang
Cách 2:
- Cỏ xước, đương quy mỗi vị 16g, hạt lạc giời sao vàng, xuyên khung, cỏ cứt lợn mỗi thứ 12g, nấm mèo 10g, hạn liên thảo 20g
- Sắc tất cả nguyên liệu trên, chia thành 3 lần uống
- Kiên trì từ 20-30 ngày
Cách 3:
- Cỏ xước khô 6g sắc cùng 10 cây thành ngạch đến khi cạn còn 1/3
- Uống sau ăn 30 phút, duy trì trong 2 tháng
- Nếu chưa dứt thì nghỉ 3 ngày rồi dùng liệu trình tiếp theo
6.6. Một số bài thuốc khác từ cây cỏ xước
Ngoài những công dụng trên, cây cỏ xước còn là vị thuốc giúp cải thiện các tình trạng như kinh nguyệt không đều, quai bị, chướng bụng, trị mụn… Cụ thể:
Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư
- Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày.
Chữa quai bị
- Dùng rễ cỏ xước, thêm nước và giã nát hoặc xay nhuyễn
- Lấy phần nước súc miệng và uống trong, phần bã đắp lên chỗ sưng đau
Chữa chướng khí, mê man nguy cấp
- Dùng 1 nắm cỏ xước khoảng 30g sắc nước uống trong ngày
Cây cỏ xước trị mụn, đẹp da
- Cỏ xước rửa sạch với nước muối, xay nhuyễn
- Nước cốt dùng thoa lên da hoặc những nơi có mụn
- Mỗi lần đắp trong 30 phút, dùng 2 lần/tuần
8. Mua cây cỏ xước ở đâu? Giá bao nhiêu?
Để tìm mua cỏ xước, bạn có thể đến các hiệu thuốc Đông y hoặc những đơn vị bán dược liệu trên toàn quốc. Tùy vào từng thời điểm, mức giá cho một kg cỏ xước dao động từ 180.000đ – 200.000đ.
Đây là loại dược liệu không quá đắt, tuy nhiên cần tìm mua của những đơn vị uy tín trên thị trường để tránh tình trạng trộn các loại thực vật khác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo.
9. Lưu ý khi sử dụng
9.1. Chống chỉ định
Cỏ xước không nên sử dụng cho một số đối tượng như:
- Phụ nữ đang mang thai
- Người đang trong thời kỳ kinh nguyệt
- Nam giới bị di tinh, mộng tinh
- Người có vấn đề dạ dày, ruột vì có thể gây tiêu chảy, đau bụng
9.2. Thận trọng khi sử dụng
Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi nhận những tác dụng phụ từ cây cỏ xước. Tuy nhiên, để thấy được tác dụng, bạn cần thận trọng:
- Không nên dùng quá 100g cỏ xước/ngày
- Không dùng cho người dị ứng với các thành phần trong dược liệu
- Khi sử dụng cỏ xước chữa sỏi thận, nên dùng nước sạch, tốt nhất là nước lọc để tốt cho thận
Trên đây là một số thông tin về cây cỏ xước, công dụng và các bài thuốc điều trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- +12 bài thuốc chữa viêm khớp tại nhà – Hiệu quả dễ dùng
- Thuốc chữa xương khớp – Dùng trong trường hợp nào, cẩn trọng ra sao?
- [Top 10+] sai lầm điều trị bệnh xương khớp khiến bệnh càng nặng – Đừng để gối khụy lưng còng
Từ khóa » Cay Co Xuoc Chua Benh Gi
-
Tìm Hiểu Về Cây Cỏ Xước- Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cỏ Xước
-
Cỏ Xước Mọc Hoang Nhưng Lại Là Vị Thuốc Quý
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cỏ Xước - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Cỏ Xước: Công Dụng, Cách Dùng Trị Bệnh & Tác Hại
-
Cây Cỏ Xước: Thảo Dược Chữa Bệnh Phổ Biến Trong Đông Y
-
Cách Dùng Cây Cỏ Xước Chữa Bệnh Trĩ An Toàn Và Hiệu Quả
-
Cỏ Xước - Công Dụng, 20+ Bài Thuốc Quý & Lưu Ý Khi Dùng
-
Cây Cỏ Xước Chữa Bệnh Gì? Tác Dụng, Phân Loại Và Cách Dùng
-
Cây Cỏ Xước Có Tác Dụng Gì? Điều Cần Tránh Khi Dùng Cỏ Xước
-
Cỏ Xước: Loài Cỏ Chữa đau Nhức Khớp Hiệu Quả
-
Cây Cỏ Xước - Tác Dụng Chữa Bệnh Và Bài Thuốc Từ Dược Liệu
-
Cây Cỏ Xước Chữa Bệnh Gì? Tác Dụng Và Cách Dùng Trị đau Khớp
-
CÂY CỎ XƯỚC- DƯỢC LIỆU QUÝ đa Công Dụng Trong Chữa Bệnh ...
-
Cỏ Xước Chữa Bệnh Gì? Công Dụng Trong điều Trị Bệnh Gout Như Thế ...