Cây Cỏ Xước Với 17 Bài Thuốc Chữa Xương Khớp, Thận Yếu, Thận Hư ...
Có thể bạn quan tâm
Cỏ xước từ lâu đã được biết đến là một thảo dược quý hiếm chữa được nhiều bệnh. Nhiều tài liệu cho biết, cỏ xước có thể hỗ trợ điều trị chứng suy thận, hỗ trợ chức năng thận và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Tên gốc: Achysanthes aspera L
- Tên gọi khác: Nam Ngưu tất, Ngưu tịch, Hà ngù, Thín hồng mía, Co nhả lìn ngù, hoài ngưu tất, hồng ngưu tất, cây bách bội…
- Tên khoa học: Achysanthes aspera L
- Tên tiếng anh: Achysanthes aspera L
Đặc điểm nhận dạng cây cỏ xước (ngưu tất nam)
1. Mô tả cây cỏ xước
Cỏ xước là cây thân thảo mọc hoang và sống lâu năm. Thân cây có nhiều lông mềm, có thể cao đến 1m. Lá cỏ xước mọc đối, có hình trứng và ở mép có lượn sóng. Cỏ xước có nhiều hoa, mọc nhiều ở ngọn, hoa có thể dài 20 – 30cm.
2. Quả của cây cỏ xước
Quả theo dạng nang, có 1 túi, thành mỏng, bên ngoài có lá bắc nhọn, dễ cắm vào quần áo nếu đụng phải. Hạt cỏ xước hình trứng dài, thường được sử dụng làm thuốc
3. Khu vực phân bổ, tính vị, quy kinh
Cỏ xước phân bố ở hầu khắp các nước phía Đông và Nam châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Malaysia, Nepal, Bhutan,… và một số vùng lãnh thổ ở châu Âu và châu Phi. Ở Việt Nam, cỏ xước là cây mọc hoang ở những bờ sông, sườn đồi (vùng có khí hậu mát mẻ) như: Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên,…
Cỏ xước có tính mát, vị chua, đắng đi vào kinh gan, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Vì thế, cây này được sử dụng làm thuốc chữa bệnh liên quan đến xương khớp.
4. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế, bảo quản
Dùng cỏ xước chữa bệnh người ta có thể lấy cả thân, lá, rễ. Sau khi thu hái mang về, cỏ xước sẽ được rửa sạch, hong khô, cắt khúc nhỏ và bảo quản.
Cỏ xước có thể thu hái quanh năm nhưng với phần rễ thì mùa đông là mùa thu hoạch chính (vì khi đó thân, lá đang khô và rễ phình to). Khi rễ cỏ xước được đào lên, người ta sẽ cắt bỏ phần rễ nhỏ, rửa sạch rồi mang đi hun khói cho săn lại. Sau đó, cỏ xước khô sẽ được cho vào túi bóng và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt.
5. Thành phần hoá học
Có xước được nghiên cứu và chứng minh bên trong có các thành phần hóa học như: nước (81.9%), protid (3.7%), glucid (9.2%), chất xơ (2.9%), tro (2.3%), caroten (2.6%), vitamin C (2.0%). Ngoài ra, trong rễ cỏ xước có acid oleanolic, trong hạt có acid oleanolic, hentriacontane và saponin 2%, saponin oligosaccharide và acid oleanolic 1.1%.
Tác dụng dược lý của cây cỏ xước
1. Công dụng trong Đông y
Theo Y học cổ truyền, cỏ xước có tính mát, vị chua, đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, lưu thông khí huyết, bổ gan, bổ thận, tốt cho gân cốt. Vì thế, Đông y thường sử dụng cỏ xước để chữa các bệnh về xương khớp, phụ nữ sau sinh máu không sạch, bệnh tăng huyết áp, người bị xơ vỡ động mạch,…
2. Công dụng trong hiện đại
Y học hiện đại chứng minh trong cỏ xước có nhiều thành phần hóa học nên có tác dụng đẩy mạnh khả năng tổng hợp protein cho cơ thể, giảm hạ áp, làm hưng phấn cơ ở tử cung, kích thích co bóp cơ trơn tử cung, nâng cao chức năng hoạt động của gan, kích thích tiểu tiện, giảm đường trong máu. Ngoài ra, cỏ xước còn giúp chống đau, giảm viêm, giảm mỡ.
3. Đối tượng sử dụng cây cỏ xước
- Người bị đau lưng, mỏi gối, đau nhức xương khớp
- Người bị thận yếu, chức năng thận kém, mắc các vấn đề về thận
- Người máu nhiễm mỡ cao, người cần đề phòng biến chứng tim.
Các loại cỏ xước thường gặp
Cỏ xước là cây thân thảo thường gặp và nó mang đến những tác dụng bất ngờ trong việc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Chính vì thế, nó không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe mà còn mang lại lợi ích về kinh tế khi nhiều địa phương có kế hoạch trồng và sản xuất thành dược liệu.
Theo ghi nhận từ các nhà nghiên cứu thì cỏ xước gồm có 4 loại chính gồm:
- Cỏ xước lông trắng
- Cỏ cước xù xì
- Cỏ xước Ấn Độ
- Cỏ xước màu xám đỏ
Tuy nhiên, loại phổ biến nhất ở Việt Nam và cũng là loại được sử dụng làm thuốc chữa bệnh đó là cỏ xước trắng. Thậm chí, cỏ xước trắng còn được trồng ở nhiều vườn dược liệu để phục vụ cho việc chữa bệnh.
Bài thuốc chữa xương khớp bằng cây cỏ xước
1. Bài thuốc chữa thấp khớp đang sưng, viêm khớp dạng thấp, chữa phong thấp
Bài thuốc thứ nhất
Nguyên liệu: rễ cỏ xước, hi thiêm, nhọ nồi (mỗi loại 16gr); phục linh (20gr); ngải cứu, thương nhĩ (mỗi loại 12gr).
Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi sắc với nước cho đến khi cô đặc. Chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày.
Bài thuốc thứ hai
Nguyên liệu: Cỏ xước (20gr); dây đau xương, tang kí sinh (mỗi loại 16gr); tục đoạn, độc hoạt, thục địa, đương quy, đảng sâm, bạch thược, tần giao (mỗi loại 12gr); xuyên khung, quế chi (mỗi loại 8gr); tế tân, cam thảo (mỗi loại 6gr); rượu gạo.
Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, để ráo nước, tẩm với rượu rồi cho lên ấm sắc với nước. Chia nước thuốc làm 3 phần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 10 ngày.
2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Nguyên liệu: Cỏ xước, dền gai, tầm gửi, lá lốt, cây cỏ ngươi (mỗi loại 20gr); chìa vôi (30gr).
Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống trong ngày.
3. Bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước, đương quy, sinh địa, ý dĩ nhân, tì giải, tiên linh tì, đỗ trọng (mỗi loại 30gr); phụ tử, kim anh, sơn thù, đan sâm, phòng phong, thạch hộc (mỗi loại 15gr); hồ cốt (45gr); rượu gạo (3 lít).
Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo, giã nát rồi cho vào 1 túi vải, đặt trong bình thủy tinh, đổ rượu vào ngâm trong 7 – 9 ngày. Mỗi ngày lấy ra 2 li nhỏ uống khi đói bụng.
4. Chữa bệnh Gout
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước, lá lốt, rễ vòi voi, rễ bưởi bung (mỗi loại 15gr)
Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, thái khúc, để ráo, sao vàng, rồi sắc lấy nước uống. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng cây độc hoạt
Bài thuốc chữa thận hư, thận yếu
1. Bài thuốc chữa viêm thận, viêm cầu thận
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước (30gr); rễ cỏ tranh, mộc thông, mã đề, lá móng tay, huyết dụ, huyền sâm (mỗi vị 15gr).
Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo, cho vào nồi đun với nước, đến khi nước cạn chỉ còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc bổ thận bằng cây cốt toái bổ
2. Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước, cúc bách nhật, mã đề, cỏ mực (mỗi loại 30gr).
Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo, cho vào ấm sắc nước uống. Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày.
Video chia sẻ cây cỏ xước chữa các bệnh về thận
Bài thuốc trị mỡ máu
1. Chữa trị mỡ máu gây tăng huyết áp
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước (30gr); hạt muồng sao (20gr)
Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc nước uống, mỗi ngày uống 3 lần.
2. Chữa tăng cholestrol và triglycerid trong máu
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước tươi (12gr).
Thực hiện: Rửa sạch, thái khúc nhỏ, sắc lấy nước uống hoặc hãm như trà.
3. Bài thuốc chữa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước (6gr); thành ngạch (10 cây)
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước, cho vào ấm đun với 3 chén nước, đến khi nước cạn chỉ còn 1 chén thì chắt nước uống (uống thuốc sau ăn 30 phút).
Bài thuốc chữa trị một số bệnh khác
1. Chữa viêm gan
Nguyên liệu: Cỏ xước, mộc thông, cỏ tháp bút, sinh địa, mã đề, rễ cỏ tranh, hoạt thạch dạng bột (mỗi loại 15gr).
Thực hiện: Các vị thuốc (trừ bột hoạt thạch) rửa sạch, để ráo rồi cho lên sắc nước, hòa nước thuốc với bột hoạt thạch uống. Mỗi ngày 3 lần.
2. Trị mụn và làm đẹp da
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước.
Thực hiện: Cỏ xước rửa sạch, giã nát, đắp lên mặt trong 20 – 30 phút rồi rửa sạch mặt, mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần trước khi đi ngủ.
3. Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước (20gr); rễ gai (30gr); cỏ cú, nghệ xanh, ích mẫu (mỗi loại 16gr).
Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo, cho vào sắc nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, đều đặn trong 10 ngày.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều bằng cây thiên niên kiện
4. Chữa chứng sổ mũi, sốt
Nguyên liệu: Cỏ xước, đơn buốt (mỗi loại 30gr).
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, để ráo, sắc nước uống, ngày uống 2 – 3 lần.
5. Chữa quai bị
Nguyên liệu: Cỏ xước
Thực hiện: Rửa sạch cỏ xước, để ráo, giã nhỏ, chế thành nước súc miệng, uống trong. Bã cỏ xước đắp lên chỗ bị quai bị.
6. Chống co giật
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước (40 – 60gr)
Thực hiện: Cỏ xước rửa sạch, để ráo, cho vào sắc nước uống.
7. Chữa các chứng bốc hoả
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước (30gr), hạt muồng sao 20 (20gr).
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sắc nước uống đều đặn trong 3 ngày.
8. Điều trị bệnh bạch hầu
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước tươi (100gr)
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, nấu chung với 150ml nước, uống vài lần trong ngày.
Cách dùng rễ cỏ xước ngâm rượu
Nguyên liệu: Rễ cỏ xước (1kg); rượu gạo 40 độ (4 lít)
Thực hiện: Rễ cỏ xước rửa sạch, sao vàng hạ thổ, cho vào bình ngâm với rượu trong 1 tháng. Mỗi ngày uống 2 – 3 li nhỏ.
Tác hại của cây cỏ xước
Hiện nay chưa có thông tin tác dụng phụ hay những ảnh hưởng mà cỏ xước mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, để an toàn, tốt nhất nên hạn chế dùng cỏ xước ở người đang mang thai.
Những lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước
- Phụ nữ có thai không nên dùng
- Người đang giai đoạn hành kinh, người bị di tinh mộng tinh không nên sử dụng
- Không dùng cho người dị ứng với thành phần của cỏ xước
- Người có vấn đề về dạ dày, đường ruột cũng không nên dùng.
- Nếu đang sử dụng mà có bất cứ tác dụng phụ nào cần gặp bác sĩ ngay để xử lí kịp thời.
Bạn đã bao giờ sử dụng cây Cỏ Xước trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Cỏ Xước? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Cây Cỏ Xước Ngâm Rượu được Không
-
Tác Dụng Của Cây Cỏ Xước Và Những ứng Dụng Trong điều Trị Bệnh
-
Cách Ngâm Rượu Cây Cỏ Xước - Dược Liệu Hòa Bình
-
Cây Cỏ Xước Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì? - Thảo Dược Đức Thịnh
-
Cây Cỏ Xước Ngâm Rượu: Hướng Dẫn Cách Ngâm Chuẩn Khoa Học
-
Rễ Cỏ Xước Ngâm Rượu điều Trị Bệnh đau Lưng được Không Và Cách ...
-
Cây Cỏ Xước: Thảo Dược Chữa Bệnh Phổ Biến Trong Đông Y
-
Rễ Cây Cỏ Xước Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì?
-
Tác Dụng Của Cây Cỏ Xước (Ngưu Tất ) Và Bài Thuốc Quý Ngâm Rượu
-
Cách Ngâm Rượu Cây Cỏ Xước
-
Các Bài Thuốc Từ Cây Cỏ Xước - Sở Y Tế Nam Định
-
Rễ Cây Cỏ Xước Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì?
-
15+ Tác Dụng Của Cây Cỏ Xước – Cách Trị Bệnh Và Lưu ý Cần Thiết