Cây Cúc Tần - Hình ảnh, Công Dụng Và Bài Thuốc Hay Chữa Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Cây cúc tần là vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh trĩ, sỏi thận và nhiều công dụng khác. Cùng tìm hiểu hình ảnh, cách dùng, nơi mua cây cúc tần uy tín.
Cúc tần là loại thảo dược quý trong Đông y, là loại cây mọc hoang ở nông thôn nhưng ít ai biết được dược tính tốt trong cách sử dụng làm các bài thuốc chữa trị các bệnh lý như sỏi thận, bệnh trĩ, ho, cảm sốt,… Để hiểu rõ hơn về cây thuốc, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
- Cúc tần là cây gì? Một số thông tin về cây cúc tần
- Cây cúc tần có tác dụng gì với sức khỏe?
- Các bài thuốc dân gian quý từ cây thuốc cúc tần
- Các món ăn chế biến từ rau cúc tần
- Cây cúc tần mua ở đâu và giá bao nhiêu?
Cúc tần là cây gì? Một số thông tin về cây cúc tần
Cúc tần hay còn có tên gọi khác là rau cúc tần, cây từ bi, đại ngải, hoa mai não, đại bi,… tên khoa học là Pluchea Indica (L) Less, thuộc chi Cúc tần – Pluchea, thuộc họ Cúc. Có nguồn gốc từ Malaysia và Ấn Độ, du nhập vào Việt nam từ nhiều năm trước.
Cúc tần Việt Nam chủ yếu dùng làm rau và thuốc, một số loại cúc tần dây leo khác như cây cúc tần Ấn Độ, cúc tần Nhật chủ yếu trồng làm cảnh.
Đặc điểm hình ảnh cây cúc tần
Cây bụi mọc dại, có độ cao trung bình từ 1 – 2m, cành cây mảnh, có lông tơ mỏng, nhẵn. Lá cúc tần mọc so le nhau, gần như không có cuống hoặc rất ngắn, lá có hình elip dài và hẹp, đầu lá nhọn, các mép có khía răng, màu lá xám pha lục. Hoa cúc tần màu tím nhạt, mọc thành chùm, quả nhỏ, có 10 cạnh. Toàn thân cây có lông tơ và có mùi thơm dịu.
Cây cúc tần mọc ở đâu tại Việt Nam?
Cây cúc tần thường mọc hoang ở các vùng đồng bằng, các đồi núi thấp hoặc làm hàng rào. Theo nghiên cứu của ngành thực vật học, các bộ phận như (lá, cành, rễ) có dược tính cao, khả năng chữa bệnh nên được dùng nhiều làm thuốc.
Cúc tần Việt Nam được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, chủ yếu ở Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,… thậm chí trồng với quy mô lớn.
Bộ phận sử dụng và quy trình chế biến dược liệu
Tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá đều thu hái làm thuốc. Theo các nhà thực vật học, cúc tần sinh trưởng và phát triển quanh năm. Tuy nhiên, để làm thuốc có hiệu quả thì nên thu hoạch vào mùa hè.
Sử dụng cây cúc tần ở dạng tươi hay khô đều có tác dụng như nhau. Cách bào chế dược liệu như sau:
Dược liệu tươi: Hái lá vào sáng sớm, rửa sạch nhiều lần cho hết bụi bẩn. Lá tươi thường giã nát, dùng để cầm máu, băng bó vết thương, pha với bia uống chữa sỏi thận,… Dược liệu tươi mới hái nên dùng ngay, vẩy nước để giũ độ tươi, tránh để héo.
Dược liệu khô: Sau khi thu hoạch, rửa sạch, để ráo nước. Cắt ngắn hoặc để nguyên phơi khô làm thuốc, bảo quản nơi khô ráo, trong túi đóng kín để tránh mối mọt và ẩm mốc. Dược liệu khô để được rất lâu không bị hư hỏng.
Cây cúc tần có tác dụng gì với sức khỏe?
Cây cúc tần mọc hoang dại rất nhiều nơi, người ta thường sử dụng cúc cần để làm nguyên liệu nấu ăn. Tuy nhiên ít ai biết được nó còn có công dụng chữa trị các bệnh như: hỗ trợ tiêu hóa, tán phong hàn, tiêu độc, sát trùng, tiêu ứ, lợi tiểu,…
Công dụng của cây cúc tần trong Đông y
Trong Đông y, cúc tần là có vị đắng, cay, tính ấm và có mùi thơm. Có công dụng điều trị bệnh phong thấp, phong hàn, sát trùng, tiêu đờm, hạ áp, kháng viêm, khu phong, trừ thấp, tiêu thũng lợi tiểu, minh mục, bồi bổ cơ thể, tiêu độc, tiêu ứ, hoạt huyết, cường tim, kích thích hệ tiêu hoá, tán uất hỏa.
Nghiên cứu của Y học hiện đại về cúc tần
Theo các chuyên gia nghiên cứu, thành phần chính trong cây cúc tần chủ yếu là acid chlorogenic, tinh dầu, lá cây chứa 2,9% protein.
Trong lá tươi có 97% mg Ca, 5,7% protid, vitamin C 15% mg, 1% lipid, 2,3% tro; 5,1% cellulose, 4,6% mg maroten, P 12,3% mg, 5% mg Fe và 18 hoạt chất triterpen,…
Do bao gồm nhiều thành phần hóa học nên cây có nhiều công dụng trị bệnh khác nhau như:
- Tăng cường chức năng của thận, giúp cải thiện các bệnh về đường tiết niệu như: bí tiểu, tiểu rắt, tiểu đau rát,…
- Tăng cường hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng và hấp thụ tốt.
- Chữa bệnh ho, sốt, cảm mạo, sốt không do virus.
- Điều trị và giảm đau nhẹ các triệu chứng của bệnh xương khớp như: đau nhức, đau lưng, chấn thương, thấp khớp,…
- Thành phần tinh dầu có tác dụng an thần, giảm stress, chống mệt mỏi, chống trầm cảm hiệu quả.
Các bài thuốc dân gian quý từ cây thuốc cúc tần
Cây cúc tần là một loại thảo dược quý, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Cúc tần được biết đến với tác dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau trong dân gian. Vậy cụ thể công dụng của cây cúc tần có tác dụng gì? Sau đây sẽ là các bài thuốc sử dụng cây thuốc trị bệnh hiệu quả tại nhà.
Chữa sỏi thận hiệu quả bằng bài thuốc dân gian từ cúc tần
Nhắc đến trị sỏi tận, ngoài kim tiền thảo hay cây râu mèo, cúc tần là cái tên cũng không thể bỏ qua. Cúc tần, hay cây từ bi uống với bia là bài thuốc dân gian chữa sỏi thận đơn giản nhưng rất hiệu quả. Được nhiều người áp dụng và thành công:
Chuẩn bị: 1 nắm lá cúc tần, 1 lon bia.
Bài thuốc: Lá cúc tần rửa sạch, giã nát (hoặc cho vào máy xay nhuyễn), sau đó pha với nửa lon bia, ngày uống 2 lần. Kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Cúc tần chữa bệnh đau đầu đơn giản
Bài thuốc chữa đau nhức đầu kèm sốt cao
Khi bị sốt kèm theo nhức đầu khó chịu, người bệnh có thể dùng nước để uống hoặc xông hơi bằng cúc cần để chữa bệnh.
Chuẩn bị: Cúc tần, lá sả, lá chanh theo tỉ lệ 2:1:1.
Bài thuốc: Rửa sạch các vị thuốc, nấu với 2 lít nước, đun với lửa vừa, cạn còn 2 bát thuốc thì ngưng.
Chắt lấy nước uống, chia làm 2 lần/ngày. Phần bã còn lại thêm nước cùng với 1 thìa muối rồi đun sôi để làm nước xông hơi giải cảm. Nếu muốn có thêm một chút hương liệu có thể kết hợp với lá bưởi, hương nhu và sả.
Bài thuốc chữa đau nhức đầu do căng thẳng, làm việc quá sức bằng món ăn từ rau cúc tần
Cúc tần kết hợp với đu đủ, óc heo chế biến thành món ăn bổ dưỡng có tác dụng giảm đau đầu do căng thẳng, làm việc quá sức một cách hiệu quả.
Chuẩn bị: 50g cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ chín, óc heo 100g.
Bài thuốc: Làm sạch các nguyên liệu, hoa cúc xé nhỏ, đu đủ gọt vỏ bỏ hạt. Cho cúc tần, đu đủ, hoa cúc nấu cùng 1 lít nước, sau đó cho óc heo vào hầm khoảng 20 phút đến khi các nguyên liệu được chín mềm thì tắt bếp.
Ăn 2 lần/ngày, mỗi lần ăn một chén nhỏ cúc tần hầm óc heo, nên ăn khi còn nóng, ăn trước bữa cơm. Bệnh sẽ giảm nếu kiên trì sử dụng trong 1 tuần liên tục.
Rau cúc tần có tác dụng gì với hệ hô hấp?
Bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản
Để chữa bệnh viêm phế quản người ta thường dùng cúc tần nấu với thịt bằm làm thành cháo, vừa có công dụng chữa bệnh vừa là món dễ ăn cho người bệnh.
Chuẩn bị: 20g rau cúc tần, gạo, thịt heo xay nhuyễn, 3g gừng.
Bài thuốc: Rau cúc tần ngâm nước muối, sau đó rửa sạch, để ráo, gừng cắt lá và băm nhỏ ra. Dùng 2-3 nắm gạo trắng nấu thành cháo, thêm thịt băm, rau và gừng cho vào nồi, nấu canh như bình thường.
Mỗi ngày ăn 3 lần, ăn liên tục trong 10 ngày để triệu chứng được thuyên giảm.
Xem thêm: Cây thuốc dòi – Chữa ho lao, viêm đau họng hiệu quả không nên xem thường.
Bài thuốc chữa bệnh viêm họng, viêm mũi dị ứng, ho kéo dài
Chuẩn bị: Lá cúc tần, cây cỏ xước, cây cứt lợn, mỗi vị 20g.
Bài thuốc: Rửa sạch các vị thuốc, đem sắc với 1 lít nước, cạn còn phân nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước uống.
Người bệnh nên kiên trì sử dụng mỗi ngày. Bài thuốc này rất tốt cho trẻ nhỏ khi bị viêm họng, sốt, ho kéo dài mà không giảm.
Bài thuốc cúc tần chữa hen suyễn
Chuẩn bị: 1 bó cúc tần, 1 bó rau muống, dựng nơi mát để nguyên liệu héo bớt. Sau đó, chế biến bài thuốc hen suyễn theo cách sau:
Bài thuốc: Nhặt lá phần non của rau cúc tần và rau muống, sau đó ngâm với nước muối trong vòng 10 phút. Xay nhuyễn phần hỗn hợp, lấy phần nước và bỏ bã.
Uống liên tục trong vòng 3 tháng, bệnh sẽ được thuyên giảm một cách hiệu quả.
Xem ngay: Địa long (giun đất) – Vị thuốc quý đặc trị hen suyễn, động kinh, co giật.
Chữa bệnh xương khớp hiệu quả bằng cây cúc tần
Chuẩn bị: 20g cúc tần, rễ cây trinh nữ, cây cỏ xước, rễ bưởi bung, lá lốt, 10g cây đinh lăng, cây chìa vôi và cam thảo.
Bài thuốc: rửa sạch các thảo dược, sau đó nấu cùng với 2 lít nước. Đun sôi các thảo dược đến khi còn 1 lít thì dừng lại.
Mỗi ngày uống hai lần, sử dụng liên tục trong vòng từ 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả đạt được.
Cách dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ đúng cách
Bài thuốc xông hơi tiêu trĩ này bạn có thể áp dụng để đem lại hiệu quả.
Chuẩn bị: 1 củ nghệ vàng, cúc tần, lá sung, ngải cứu với tỷ lệ bằng nhau.
Bài thuốc: Rửa sạch các nguyên liệu, đun sôi cùng 1,5 lít nước, sau đó cho củ nghệ vàng vào đun sôi cùng.
Cho nước vào chậu, chờ cho thuốc bớt nóng thì xông hơi vùng hậu môn.
Xông khoảng 15 phút, đến khi nước còn ấm ấm thì ngâm hậu môn trực tiếp vào chậu và ngâm thêm 10 phút nữa.
Mỗi tuần nên xông từ 2-3 lần, nếu bị nhẹ, búi trĩ sẽ co lên và biến mất sau khoảng 2 tháng. Đặc biệt cần lưu ý không nên xông khi nước còn quá nóng vì vùng da của hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh sẽ gây ảnh hưởng lớn.
Cây rau cúc tần có công dụng lợi tiểu
Các chứng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu khó hay tiểu buốt sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của thận và ảnh hưởng đến hệ bài tiết. Để giảm tình trạng đó, sau đây là bài thuốc chữa bệnh bí tiểu hiệu quả.
Chuẩn bị: 100g lá cúc tần tươi (hoặc 50g lá cúc tần khô).
Bài thuốc: Rửa sạch thảo dược và đem đi đun sôi nấu thành nước để uống.
Mỗi ngày có thể uống thay bằng nước lọc để giảm tình trạng bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt,…
Một số công dụng khác của cúc tần
Bài thuốc chữa làm lành vết thương và máu tụ
Khi bị bầm da, hay những vết thương do va đập, bạn có thể lấy lá cúc tần đắp lên vết thương để máu bầm nhanh tan ra.
Bài thuốc: Giã nát cúc tần, sau đó đắp cả nước và bã lên vết thương đang bị tụ máu, cho đến khi khô hoàn toàn thì lấy ra. Dùng từ 1 – 2 lần máu bầm sẽ tan và làm giảm đau nhanh chóng.
Bài thuốc cho người lao lực dẫn đến thổ huyết
Khi cơ thể lao lực quá sức, mệt mỏi dẫn đến tình trạng người bệnh bị thổ huyết. Trong dân gian, người xưa thường dùng cây cúc tần để chữa trị.
Chuẩn bị: 200g cúc tần, cua đồng.
Bài thuốc dân gian: rửa sạch các nguyên liệu, cắt nhỏ thành từng đoạn rau cúc tần, cua đồng bỏ vỏ chỉ lấy yếm và thịt cua.
Xay nhuyễn cua đồng cùng với lá cúc cần, cho thêm 30ml nước lọc, một ít muối hạt và lọc lấy nước cốt.
Uống liên tục trong vòng 5 ngày, chia thuốc ra làm 3, mỗi bữa uống 1 lần.
Các món ăn chế biến từ rau cúc tần
Nhiều người thường thắc mắc: “Cây cúc tần có an được không“, câu trả lời là hoàn toàn ăn được và rất bổ dưỡng. Cúc tần vừa dùng làm thuốc, vừa làm rau ăn, chế biến được rất nhiều món lạ miệng, độc đáo.
Ăn rau cúc tần giúp bổ sung các chất giúp hỗ trợ tiêu hóa và điều trị một số bệnh khác. Bên cạnh đó, nó còn giúp kích thích ăn ngon miệng hơn.
Một số món ăn ngon từ rau cúc tần như:
- Bánh nếp cúc tần.
- Óc lợn hầm cúc tần.
- Cây cúc tần nấu canh thanh mát.
- Cá kho lá rau cúc tần.
Cây cúc tần mua ở đâu và giá bao nhiêu?
Chúng tôi Omega Việt Nam tự tin là địa chỉ bán cây cúc tần chất lượng, thu hái tự nhiên, không chất bảo quản. Chúng tôi cam kết về chất lượng cũng như giá cả phù hợp với túi tiền tất cả mọi người.
THÔNG TIN MUA HÀNG
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Giá bán: 120.000 đồng/kg (cây khô).
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP HCM.
Hotline đặt hàng: 0926456456.
Website: https://omega3.vn/.
Bạn có thể mua cúc tần trên thị trường với giá dao động từ: 150.000 đồng/kg – 250.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán cây cúc tần tại Omega3.vn chỉ: 120.000 đồng/kg, rẻ nhất hiện nay.
Như vậy, thông qua bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về công dụng, cũng như cách dùng cây cúc tần chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Mong rằng bạn sẽ áp dụng thành công với bài thuốc từ cây cúc tần.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.
Từ khóa » Cây Lá Cúc Tần
-
Cây Cúc Tần Và Những điều Cần Biết
-
Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần
-
Cây Cúc Tần Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần
-
Cây Cúc Tần - Đặc Điểm, Công Dụng Và 10+ Bài Thuốc Dân Gian ...
-
Cúc Tần | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cúc Tần: Dược Liệu Quen Thuộc điều Trị Cảm, Bệnh Xương Khớp
-
Cây Cúc Tần: Loại Dược Liệu Có Nhiều Tác Dụng đa Dạng
-
Cây Cúc Tần Có Tác Dụng Gì Và Cách Dùng Như Thế Nào?
-
Một Số Kinh Nghiệm Dân Gian Sử Dụng Cây Cúc Tần để Chữa Bệnh
-
Cây Cúc Tần - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Chữa Cảm Sốt Bằng Cây Cúc Tần - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Cúc Tần (Cây Đại Bi) Chữa Bệnh Gì Và Những Lưu Ý Khi Dùng
-
Cúc Tần Chữa Bệnh Trĩ Liệu Có Mang Lại Hiệu Quả?