Cây Cúc Tần: Loại Dược Liệu Có Nhiều Tác Dụng đa Dạng
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Tên khoa học của Cúc tần
- 2. Mô tả thực vật
- 3. Phân bố, thu hái, chế biến Cúc tần
- 4. Thành phần hóa học Cúc tần
- 5. Tính vị, quy kinh
- 6. Công dụng, tác dụng của Cúc tần
Với các thành phần dược tính và hoạt chất có lợi, cúc tần (Pluchea indica) trong dân gian thường được dùng chữa đau nhức xương khớp, cảm sốt, ho, bí tiểu, tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa. Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm ra những bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của cúc tần.
1. Tên khoa học của Cúc tần
Cúc tần hay còn được gọi cây từ bi, cây lức, lức ấn, nan luật. Cây có tên khoa học là Pluchea indica (L.) Less thuộc họ Cúc (Asteraceae).
2. Mô tả thực vật
Cúc tần là một loại cây bụi mọc thẳng, phân nhánh nhiều, cao từ 1-2 m. Cành có lông ngắn khi còn non, sau có lông. Lá có màu xanh nhạt tươi sáng, hình trứng, dài đến 8 cm, rộng 2-4 cm, mép có răng, và lá có mùi thơm khi vò nát. Cụm hoa bao gồm một cụm đầu nhỏ gần như hình cầu gai, mỗi chùm có nhiều chùm tia, chỉ có một số bông hình đĩa, được phụ bởi một chuỗi 3-7 lá bắc, không có hạt. Cụm hoa tia riêng lẻ với tràng hoa dài 3-5 mm; hoa hình đĩa, tràng hoa 5 thùy màu tím. Quả có màu nâu đỏ.
3. Phân bố, thu hái, chế biến Cúc tần
Cúc tần xuất hiện ở các vùng đất thấp ven sông, đất ngập nước, đầm lầy nước lợ, ven biển và các khu vực nước mặn như rừng ngập mặn và bãi triều. Cũng có thể tìm thấy cây này trong đất liền, rừng. Ở nước ta, cây mọc hoang hoặc được trồng bằng cách giâm cành ở hầu hết các tỉnh.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Lá và rễ của cây được thu hái quanh năm. Thường thu hoạch lá non và lá bánh tẻ trước khi bắt đầu ra hoa. Sau thu hái, các bộ phận được làm sạch, phới hay sấy khô để dùng dần.
4. Thành phần hóa học Cúc tần
Toàn cây chủ yếu chứa tinh dầu. Thành phần chính trong tinh dầu chứa ở lá là long não, α-pinen, benzyl alcohol, benzyl acetate, eugenol, linalool và cadinol. Ngoài ra còn chứa một số terpenoid và flavonoid. Rễ chứa beta-sitosterol, stigmasterol, pterocaptriol, plucheoside C, D1, D2 và D3 và E, plucheol A và B.
5. Tính vị, quy kinh
Theo Y học cổ truyền, cây có tính mát, vị hơi đắng. Quy vào kinh phế và thận.
6. Công dụng, tác dụng của Cúc tần
6.1. Theo Y học cổ truyền
Nhân dân dùng lá và cành non của cây để chữa cảm sốt, viêm phế quản, trợ tiêu hóa, chữa lỵ. Thuốc được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc xông. Lá và cành non giã nát pha thêm rượu rồi xào cho nóng. Thuốc dùng đấp lên những nơi đau nhức như lưng, gối. Tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ có những bài thuốc sử dụng cây cúc tần hoặc kết hợp với các thảo dược khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
- Chữa thấp khớp: 30g rễ cây cúc tần và 30g kê huyết đằng. Cho vào ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa sốt, cảm: rễ và lá cúc tần, đinh lăng, cam thảo, rễ bưởi mỗi loại lấy 20g. Sắc uống.
- Chữa ho: 200g lá cúc tần, 50g lá chanh, rễ cà gai leo, rễ thủy xương bồ, củ sả mỗi loại 100g, 50g trần bì. Các vị thuốc phơi khô, cắt khúc, sao vàng, sắc uống ngày 2 lần.
- Chữa ghẻ: lá cúc tần tươi rửa sạch, ngâm nước muối, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Ngoài ra người bệnh có thể nấu nước lá cúc tần tắm hàng ngày.
- Chữa viêm khí quản: 20g lá cúc tần, gạo, thịt lợn băm nhuyễn, 3g gừng. Các nguyên liệu sơ chế sạch sẽ, cho tất cả vào nồi nấu cháo. Chia làm 3 phần ăn trong ngày.
6.2. Theo Y học hiện đại
Nhiều nghiên cứu chứng minh cúc tần có hoạt tính chống viêm, chống loét, hạ nhiệt, hạ đường huyết, lợi tiểu và chống khuẩn.
6.2.1. Tác dụng kháng khuẩn
Các hợp chất trong cúc tần được chứng minh có hoạt tính chống lại Entamoeba histolytica và làm giảm triệu chứng của bệnh lao. Ở một số nghiên cứu, nó được đánh giá như một liệu pháp thay thế trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và điều trị bệnh kiết lỵ
Tinh dầu từ lá pha loãng trong polyethylene glycol có hoạt tính kháng khuẩn trong điều kiện phòng thí nghiệm đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichia coli, các loại nấm Microsporium gypseum và Candida albicans, Xanthomonas campestris.
>> Xem thêm: Bình bát: từ cây ăn trái đến vị thuốc kháng khuẩn
6.2.2. Tác dụng chống nọc độc rắn
Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy β-sitosterol và stigmasterol chứa trong rễ cúc tần có vai trò trong việc vô hiệu hóa nọc độc rắn Vipera russellii . Cụ thể là làm giảm đáng kể khả năng gây tử vong và hoạt động xuất huyết do nọc độc gây ra ở chuột và chuột nhắt.
>> Xem thêm: Đơn buốt: vị thuốc quý chữa rắn cắn từ Đông y
6.2.3 Tác dụng bảo vệ gan
Chiết xuất từ rễ cúc tần có khả năng bảo vệ tế bào gan chống lại những tổn thương gây ra do carbon tetraclorid trên các con chuột thực nghiệm. Dịch chiết methanol từ rễ cây có khả năng làm giảm men gan và bilirubi, giảm thời gian ngủ kéo dài do phenobarbital và lưu giữ bromosulphalein, giảm thời gian prothrombin huyết tương và tỷ lệ albumin / globulin
6.2.4. Tác dụng chống oxy hóa
Dung dịch chiết xuất từ lá cúc tần chứa một nguồn chất chống oxy hóa và chống viêm. Hoạt động chống oxy hóa dường như liên quan đến hàm lượng cao các phenolic và flavonoid.
6.2.5. Tác dụng chống loét
Các nghiên cứu cho thấy dịch chiết cúc tần có tác dụng bảo vệ các vết loét do indomethacin, alcohol. Đồng thời có sự giảm đáng kể về thể tích dạ dày và độ acid ở môn vị chuột thử nghiệm.
6.2.6. Tác dụng chống viêm
Cúc tần có tác dụng chống viêm. Chiết xuất từ rễ cho thấy hoạt động chống viêm đáng kể thông qua tác dụng ức chế các prostaglandin E2 trên chuột bị gây sưng bàn chân và phù khớp do carrageenin và nhựa thông.
6.2.7. Tác dụng lợi tiểu
Chiết xuất từ cúc tần có tác dụng lợi tiểu liên quan đến liều lượng đối với chuột bị gây mê bằng ethanol. Không phát hiện được những thay đổi bệnh lý sau khi dùng với liều cao.
6.2.8. Tác dụng chống ung thư
Dịch chiết nước từ rễ cúc tần còn được chứng minh có tác dụng chống tăng sinh, chống di căn trên các tế bào thần kinh đệm ác tính ở người ung thư cổ tử cung. Các thành phần tanin, saponin, flavonoid, phenol và proanthocyanidin được phát hiện trong chất chiết xuất từ nước thô của lá và rễ. Phenol, flavonoid và tannin được chứng minh là có khả năng ức chế ATP – liên kết vận chuyển cassette trong tế bào ung thư. Flavonoid được phát hiện có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ ung thư dạ dày ở phụ nữ.
Cúc tần là loại cây phổ biến và nhiều tác dụng. Ở mỗi liều lượng khác nhau và cách bào chế khác nhau sẽ gây được những tác dụng dược lý khác nhau. Vì vậy chúng ta cần thận trọng và nên tham vấn qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Từ khóa » Hình ảnh Về Cây Cúc Tần
-
Cây Cúc Tần - Đặc Điểm, Công Dụng Và 10+ Bài Thuốc Dân Gian ...
-
Cây Cúc Tần - Hình ảnh, Công Dụng Và Bài Thuốc Hay Chữa Bệnh
-
Cây Cúc Tần Và Những điều Cần Biết
-
Cây Cúc Tần Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần - Báo Lao động
-
Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần
-
Cây Cúc Tần (Cây Đại Bi) Chữa Bệnh Gì Và Những Lưu Ý Khi Dùng
-
Cây Cúc Tần Ấn Độ: đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Chăm Sóc Hiệu Quả
-
Cây Cúc Tần Có Tác Dụng Gì Và Cách Sử Dụng Chữa Bệnh
-
Cây Cúc Tần: Hình Ảnh, Tác Dụng Chữa Bệnh Và Cách Sử Dụng ...
-
Cây Cúc Tần Ấn Độ: Đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc
-
Một Số Kinh Nghiệm Dân Gian Sử Dụng Cây Cúc Tần để Chữa Bệnh
-
Tổng Hợp Tin Tức, Video Hình ảnh Về Cây Cúc Tần ấn độ - Dân Trí
-
Cây Cúc Tần Ấn Độ: Tác Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc, Mua ở đâu?