Cây Đa Búp Đỏ - Công Dụng, Ý Nghĩa Phong Thủy & Cách Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Cây đa búp đỏ là loại cây cảnh mang ý nghĩa đặc biệt và được trồng rất phổ biến. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những cây búp đa đỏ cao lớn cho bóng mát trên con đường hay những chậu cây đa búp đỏ nhỏ bé xinh xinh đặt trên bàn học, bàn làm việc,…Cùng tìm hiểu loài cây này ở bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm cây đa búp đỏ
Nội dung
- Đặc điểm cây đa búp đỏ
- Công dụng của cây đa búp đỏ
- Ý nghĩa trong phong thủy cây đa búp đỏ
- Cách trồng cây đa búp đỏ
- Cách chăm sóc cây đa búp đỏ
Cây Đa Búp Đỏ còn gọi là cây đa ấn độ, đa cao su, đa dai. Tên khoa học là Ficus Elastica là loại cây thuộc một loài thực vật có hoa nằm trong trong chi Đa Đề. Cây có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Ấn Độ kéo dài đến tận phía nam của indonesia. Cây đa từ xưa đã gắn liền với hình ảnh giếng nước, sân đình vốn dĩ rất quen thuộc và thân thiện với người dân quê hương Việt Nam.
Ngày nay, loài cây này đang được rất nhiều người yêu thích làm những cây cảnh để bàn làm việc cho căn phòng của mình như mang lại sự mộc mạc, giản dị của quê hương. Cây Đa Búp Đỏ có hình dáng và màu sắc nổi bật thể hiện sự may mắn. Ngoài ra nó còn có khả năng hút bụi và khí độc nên được nhiều người săn tìm.
Cây đa búp đỏ là loại cây thân gỗ thuộc chi Đa Đề, sinh trưởng phát triển tốt thì có thể cao đến 30 – 40m, đường kính thân đạt tới 2m. Ngoài những rễ chính từ gốc, thân cây cũng có các rễ phụ để giữ chặt các cành to và nặng, giúp cây đứng vững chắc trên nền đất.
Kích thước lá rộng từ 5 – 15cm, dài tới 10 – 35cm, lá cây non có thể dài tới 45cm. Lá cây đa màu xanh đậm có hình bầu dục, nhọn ở đầu, mặt trên bóng và mặt dưới nhám. Các lá đều mọc ra từ bên trong vỏ bọc mô phân sinh ở ngọn có màu đỏ, gọi là búp đa. Nếu bạn thắc mắc tại sao người Việt Nam lại gọi là cây đa búp đỏ thì có lẽ đây chính là lý do.
Xem thêm: Cây đuôi công - Đặc điểm, công dụng và cách chăm sóc câyHoa đa búp đỏ thường mọc thành nhiều cụm, hàng năm cứ đến tháng 5 tháng 6 sẽ nở. Hoa ban đầu từ màu cam sau dần chuyển thành màu đen. Quả đa nhỏ hình oval và dài khoảng 1cm. Quả có màu lục vàng và bên trong chứa nhiều hạt.
[affegg id=81]Công dụng của cây đa búp đỏ
Màu sắc bắt mắt của cây đa búp đỏ đem đến không gian sống sự sinh động, tươi vui, là cây cảnh trang trí được nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể trồng chúng làm cây nội thất nơi góc phòng làm việc, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,… hoặc trồng chậu mini để bàn, quầy thu ngân.
Cây đa búp đỏ có khả năng hút bụi và các loại khí độc như: carbon monoxide, hydrogen fluoride,…có trong không khí. Cây có khả năng hút cả những khói thuốc lá thải ra môi trường. Do đó nếu trồng trong nhà sẽ vô cùng tốt cho sức khỏe gia đình bạn.
Nhiều tài liệu không chính thống còn cho rằng loài này là một vị thuốc quan trọng giúp giải cảm, lợi tiểu, … mủ của loài cây này có thể trị được mụn nhọt.
Tuy nhiên, nếu muốn dùng Đa Búp Đỏ chữa bệnh thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y để tránh những tác dụng xấu nhé.
Xem thêm: 20 loại cây cảnh trồng văn phòng yêu thích năm 2022
Ý nghĩa trong phong thủy cây đa búp đỏ
Không chỉ mang lại nhiều tác dụng, cây còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thủy. Cụ thể, theo người xưa thì cây tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn. Trồng đa búp đỏ trong nhà sẽ giúp gia đình hòa thuận, mọi việc thuận lợi.
Không chỉ vậy, cây còn có ý nghĩa mang lại nỗ lực phi thường, vươn lên mạnh mẽ, quyền uy, biểu hiện cho sự trường tồn. Bởi vậy loài cây này thường được sử dụng làm quà tặng trong các dịp khai trương, lễ nhậm chức hay lễ mừng thọ, với lời chúc thành đạt, vươn lên trong con đường công danh sự nghiệp.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhấtVậy câu hỏi, cây đa búp đỏ hợp mệnh gì, tuổi gì?
Với màu sắc của búp và lá cây, Đa Búp Đỏ hợp với người mệnh Hỏa và Thổ. Những người mệnh này trồng sẽ luôn gặp suôn sẻ trong công việc và cuộc sống.
Tương ứng với hai mệnh trên, cây còn hợp với những người tuổi sau đây:
- Thuộc mệnh Hỏa: Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956), Đinh Dậu (1957), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995).
- Thuộc mệnh Thổ: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969).
Cách trồng cây đa búp đỏ
Để trồng cây, đầu tiên bạn cần chuẩn bị đất trồng. Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng với cây con thì bạn nên chuẩn bị đất thịt, pha nhiều mùn một chút để giữ ẩm. Đồng thời đất phải có khả năng thoát nước, chống úng nên bạn cần trộn thêm xơ dừa và ít sỏi.
Cuối cùng, trộn ít phân chuồng để bổ sung dưỡng chất cho đất. Về nhân giống, bạn có thể nhân giống cây đa búp đỏ bằng cách tách bụi, giâm cành hay chiết cành. Trong đó giâm cành và chiết cành được sử dụng nhiều hơn bởi ưu điểm là cây sống khỏe, phát triển nhanh. Cách thực hiện thì cũng như phương pháp giâm cành hay chiết cành thông thường thôi.
- Giâm cành: chọn một cành to khỏe, không sâu bệnh, sau khi cắt một đoạn cành tầm 10 – 20cm thì ngâm cành trong dung dịch kích rễ sau đó cắm xuống đất, tưới nước thường xuyên để giữ ẩm là cây sẽ bén rễ.
- Chiết cành: chọn cành to khỏe, sau đó tiến hành khoanh vỏ, đắp bầu. Chờ tới khi cành bén rễ thì cắt và trồng xuống đất, tưới nước đều đặn là cây sẽ phát triển bình thường.
Cách chăm sóc cây đa búp đỏ
- Ánh sáng: Trồng trong nhà nên có bộ lá có sắc tố đỏ đẹp mắt. Thỉnh thoảng bạn cũng nên đặt chúng gần cửa sổ để chúng được quang hợp. Tránh để trong bóng tối quá lâu.
- Nhiệt độ: Là giống cây công trình có khả năng chịu nóng tốt, chịu rét kém, cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đặt chúng trong phòng làm việc có điều hòa.
- Đất: Đất trồng thích hợp dành cho cây đa búp đỏ là đất thịt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, các khoáng chất vi sinh và thoát nước tốt.
- Nước: mỗi tuần chỉ tưới 1 lần hoặc khi nào bạn thấy đất trên mặt chậu se khô thì hãy tưới, chú ý đừng tưới quá nhiều khiến cây bị úng.
- Phân bón: Hàng tháng bón phân nhả chậm để cây có đủ dinh dưỡng phát triển tốt.
- Bệnh thường gặp: Bệnh Than là loại bệnh mà đa búp đỏ thường gặp phải, nhất là vào mùa hè. Lá là bộ phận dễ bị tổn thương và dễ bị sâu bệnh tấn công. Muốn phòng bệnh, bạn phải luôn chú ý giữ và kiểm soát để đâu ánh sáng, nhiệt độ. Khi phát hiện các cành lá khô, cần phải loại bỏ và bắt tỉa. Chọn lựa những cành giâm chất lượng từ những cây không bị sâu bệnh, để giúp nhân giống ra những cây xanh tốt nhất.
Cám ơn đã theo dõi bài viết trên!
Hy vọng những thông tin từ Xanh Bonsai về loài cây đa búp đỏ này đã giải đáp thắc mắc từ bạn. Vì thế hãy nhanh tay rinh em nó về cho riêng mình nhé.
Các câu hỏi thường gặp:
Cây Đa Búp Đỏ hợp Mệnh gì?
Với màu sắc của búp và lá cây, Đa Búp Đỏ hợp với người mệnh Hỏa và Thổ.
Ý nghĩa phong thủy của cây đa búp đỏ?
Theo người xưa thì cây đa búp đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn… xem thêm
Bài viết liên quan
“Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm SócTừ khóa » đa Búp đỏ
-
68+ Cây Đa Búp Đỏ Phong Thuỷ Hợp Mệnh đẹp Giá Rẻ
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Và Những Công Dụng Hữu ích Của Cây đa Búp đỏ
-
Đặc điểm, ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cây Đa Búp Đỏ
-
Cây đa Búp đỏ Hợp Mệnh Gì? Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Đa Búp đỏ Có đặc điểm Gì Và Chăm Sóc Như Thế Nào? | Pet Mart
-
Cây đa Búp đỏ – Cây Cảnh Truyền Thống Của Người Việt
-
Cây đa Búp đỏ Hợp Với Tuổi Nào - Mệnh Nào?
-
Cây Đa Búp Đỏ: Tác Dụng, ý Nghĩa Và Cách Chồng, Chăm Sóc - Eva
-
Cây Đa Búp Đỏ: Ý Nghĩa, Tác Dụng Cách Trồng & Chăm Sóc Cây
-
Đặc điểm Cây Đa Búp đỏ, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây đa Búp đỏ Trồng Trong Nhà đúng Cách